Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Bổ sung rõ chức năng, nhiệm vụ để tránh lạm quyền

Cần làm rõ các trường hợp bổ sung, kiện toàn chức danh của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và điều kiện cho thôi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm khi thảo luận về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sáng 28.8. 

Thống nhất đầu mối, kiện toàn lực lượng với tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể

Góp ý vào dự thảo Luật, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) khẳng định, hiện nay lực lượng chính bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở là công an chính quy cấp xã. Tuy nhiên, khối lượng công việc đang được giao và sắp tới sẽ được giao đối với công an cấp xã là khá lớn. Do đó, nếu có thể xây dựng được một lực lượng được bồi dưỡng, huấn luyện bài bản nhằm hỗ trợ công an cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ được giao sẽ góp phần san sẻ áp lực với lực lượng này, nâng cao chất lượng công tác quán xuyến địa bàn, sâu sát nắm tình hình và bảo đảm an ninh trật tự cơ sở của công an cấp xã.

Cấp một loại giấy tờ phù hợp với thực tiễn người gốc Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch Việt Nam
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Đại biểu cũng nêu thực tế, tại cấp cơ sở vẫn đang có một số lực lượng hỗ trợ hàng tháng để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự như: bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách. Song, các lực lượng này hiện hoạt động không thống nhất, nhiều đầu mối theo dõi, chỉ đạo; nhiều nhiệm vụ có sự mâu thuẫn, chồng chéo. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huấn luyện, bồi dưỡng, thực hiện các nhiệm vụ được giao thì cần phải thống nhất đầu mối, kiện toàn lực lượng với những tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể.

Theo quy định của dự thảo Luật, sau khi luật ban hành, các lực lượng bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đang sử dụng hiện nay sẽ được kiện toàn, thống nhất thành một lực lượng chung, riêng lực lượng dân phòng vẫn hoạt động theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Nhưng theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy và khoản 2 Điều 2 dự thảo Luật thì chức năng, nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có sự trùng lắp, đều có nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố, khu dân cư. Mặt khác, tại Điều 9 dự thảo Luật này cũng quy định về nhiệm vụ hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Như vậy, với các nhiệm vụ của lực lượng mới mà dự thảo Luật quy định thì đã bao gồm cả nhiệm vụ của đội dân phòng.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị, cần nghiên cứu, xem xét thống nhất 3 lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách thành một lực lượng chung để tập trung nhân lực, tránh dàn trải, gây lãng phí, cồng kềnh, chồng chéo. Điều này cũng thuận lợi hơn trong công tác chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, kỹ năng.

Quy định cụ thể các điều kiện cho thôi tham gia lực lượng

Tại Điều 10 về nhiệm vụ hỗ trợ quản lý hành chính về trật tự xã hộicủa lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nêu rõ, lực lượng này hỗ trợ cùng công an cấp xã nắm thông tin nhân khẩu, kiểm tra nhân khẩu, giấy tờ tùy thân…; hỗ trợ cùng công an cấp xã tuyên truyền, vận động cơ quan, tổ chức và Nhân dân trên địa bàn phụ trách chủ động thực hiện khai báo, giao, nộp pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định… Phân tích rõ hơn, ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho rằng, theo quy định này nghĩa là khi có công an cấp xã thực hiện nhiệm vụ thì lực lượng này được phép cùng làm và hỗ trợ. Mặc dù vậy, đại biểu đặt vấn đề, quy định như dự thảo Luật dễ xảy ra tình trạng lạm dụng và cũng không rõ nếu có sai phạm xảy ra thì chịu trách nhiệm như thế nào. Do đó, đại biểu đề nghị nên xem xét sửa đổi cụ thể hơn quyền hạn, trách nhiệm khi lực lượng này thực hiện các công việc hỗ trợ công an xã.  

Cần giám sát chặt chẽ chất lượng nước cấp cho người dân
Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Bên cạnh đó, cho ý kiến về quy định liên quan đến các trường hợp cho thôi tham gia lực lượng tại Điều 17, đại biểu Trần Văn Lâm đánh giá, việc cho thôi mới chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan, đánh giá của lực lượng công an xã mà chưa thấy được vai trò của chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và đặc biệt là của Nhân dân, để Nhân dân thấy tín nhiệm hay không tín nhiệm, đồng tình hay không đồng tình. Vì vậy, cần rà soát kỹ lưỡng để quy định rõ ràng, phù hợp, thể hiện tinh thần các lực lượng này được xây dựng lên nhằm góp phần vào công tác bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự ở cơ sở nhưng cũng tạo được một cơ chế quản lý chặt chẽ, dựa trên sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân và phát huy được hiệu quả được tốt nhất.

Cũng quan tâm đến vấn đề này, ĐBQH Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu) chỉ rõ, tại điểm b, khoản 3, Điều 17 dự thảo Luật, một trong các trường hợp cho thôi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là khi “không bảo đảm sức khỏe để tiếp tục tham gia”. Đại biểu Hoàng Quốc Khánh nhìn nhận, nêu chung chung như vậy rất khó thực hiện và cần quy định rõ trong dự thảo Luật hoặc trong các văn bản dưới luật về các điều kiện nào là không bảo đảm sức khỏe.

Cũng tại Điều 17, khoản 1 quy định, trong trường hợp cần bổ sung tổ viên, tổ bảo vệ an ninh, trật tự, “Công an cấp xã đề xuất với Chủ tịch UBND cấp xã báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật này”. Trong khi đó, theo Điều 14, “UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình HĐND cùng cấp xem xét, quyết định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập, số lượng từng chức danh của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố thuộc phạm vi quản lý đối với từng đơn vị hành chính cấp xã hoặc huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã”. Đại biểu Hoàng Quốc Khánh cho rằng, quy định như vậy là chưa đúng theo phân cấp và cũng rất khó trong thực hiện. Do đó, nên rà soát lại theo hướng: nếu cần bổ sung, kiện toàn các chức danh thì công an xã báo cáo với UBND cấp xã, sau đó, UBND cấp huyện sẽ rà soát và báo cáo cấp tỉnh xem xét.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, cần phải tiếp tục làm rõ địa vị pháp lý của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo hướng là lực lượng tại chỗ do chính quyền địa phương thành lập, được ngân sách nhà nước bảo đảm, hoạt động đúng cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành, cơ quan cấp xã làm tham mưu và chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp. Cùng đó, tiếp tục rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ và nghiên cứu bổ sung các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của lực lượng này cho rõ hơn, nhất là chức danh tổ trưởng, tổ phó; nhiệm vụ hỗ trợ là hỗ trợ gì, tham gia như thế nào, quyền hạn, trách nhiệm đến đâu để tránh việc lạm quyền và vi phạm pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị quy định rõ hơn việc phối hợp với các lực lượng chuyên trách và lực lượng không chuyên trách hoạt động trên các địa bàn ở cơ sở để tránh chồng chéo; rà soát về tiêu chuẩn tuyển chọn phù hợp để hoàn thành được yêu cầu nhiệm vụ được giao trong điều kiện đặc thù cũng như điều kiện về địa lý của các vùng miền.

Quốc hội và Cử tri

Công dân tra cứu TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang.
Chính sách và cuộc sống

Cắt bỏ thủ tục hành chính rườm rà, ách tắc

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 cũng cho thấy, việc phân cấp, phân quyền, cắt giảm một số quy định, thủ tục hành chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện kinh doanh rườm rà chưa triệt để, thủ tục hành chính còn rườm rà, ách tắc.

 Kỳ vọng vào sự phát triển bứt phá của đầu tàu kinh tế của cả nước
Quốc hội và Cử tri

Kỳ vọng vào sự phát triển bứt phá của đầu tàu kinh tế của cả nước

Đảng và Nhà nước luôn dành cho Thành phố Hồ Chí Minh sự quan tâm đặc biệt. Thời gian qua, kinh tế - xã hội của Thành phố có bước phục hồi và phát triển tích cực. Phần lớn các chỉ số quan trọng đều tăng so với cùng kỳ. Ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực và kết quả Thành phố đã đạt được, song một trong những nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận tại cuộc làm việc giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sáng nay, đó là dù đà tăng trưởng quý sau tích cực hơn quý trước, nhưng chưa có đột phá như kỳ vọng và mong muốn đặt ra với một đô thị đặc biệt lớn nhất, giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.

Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi trọn đời vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc
Quốc hội và Cử tri

Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi trọn đời vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Với gần 50 năm chăm lo sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi đã từng đảm nhiệm: Chủ tịch Mặt trận Việt Minh huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ ngày 28.8.1945; Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Vĩnh Long từ năm 1947 sau đó là Phó Chủ tịch Mặt trận Vĩnh - Trà khi hai tỉnh sáp nhập; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khi Mặt trận ra đời, rồi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khi thống nhất ba tổ chức Mặt trận trong cả nước.

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu
Chính sách và cuộc sống

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu

Tại cuộc họp báo quý III.2024 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ đồng tình với đề xuất nghiên cứu chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời của Bộ Xây dựng. Bộ Tài chính sẽ tiếp thu, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan đến bất động sản…

Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 ghi nhận và tiếp thu các kiến nghị của cử tri.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri kiến nghị có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV, sáng 4.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 và Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc với cử tri xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh.

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa

Hiện nay, việc sử dụng nhiều bộ sách trong trường học có nhiều bất cập, đồng thời giá thành các bộ sách khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của các gia đình có thu nhập thấp gây khó khăn cho các gia đình khi vào đầu năm học mới. Đó là ý kiến, kiến nghị của nhiều cử tri xã La Dạ và Đa Mi (huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) tại cuộc TXCT với Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Giảm thời gian xử lý thủ tục để tăng hiệu quả hỗ trợ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thực vật, thay thế cho Nghị định 02/2017/NĐ-CP. Một trong những yêu cầu đặt ra là phải rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục hành chính để chính sách hỗ trợ nhanh chóng đến với đối tượng thụ hưởng.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh trao đổi với cử tri huyện Đức Thọ.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Lắng nghe, kịp thời giải quyết kiến nghị của cử tri và Nhân dân

Các cấp ủy, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu tiếp tục sâu sát cơ sở, tổ chức đối thoại, lắng nghe và kịp thời giải quyết những phản ánh, kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Đây là nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tại cuộc tiếp xúc cử tri chiều 3.10 của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng 3.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia; Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc cử tri huyện Hương Khê.

Sau hơn 3 năm thực hiện Luật PPP, hiện có 31 dự án mới đang được triển khai thực hiện và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư theo phương thức PPP
Chính sách và cuộc sống

Không làm "sống lại" những tồn tại trước đây

Theo đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, có khoảng 20 điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư sẽ được sửa đổi, bổ sung, tập trung vào 3 nhóm chính sách: Một là, mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực, hình thức, phương thức thực hiện dự án Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); hoàn thiện cơ chế tài chính đối với dự án PPP nhằm tối đa hóa nguồn lực từ khu vực tư nhân, bảo đảm vai trò dẫn dắt của đầu tư công. Hai là, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với dự án PPP, tạo thuận lợi cho công tác chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Ba là, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với dự án BOT, BT chuyển tiếp.