Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV

Cử tri kiến nghị có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV, sáng 4.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 và Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc với cử tri xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh.

img-9826-3810.jpeg
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Cùng dự có: Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần; đại diện Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ngành: Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông Vận tải; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Tĩnh và lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Kỳ Anh…

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ đã báo cáo nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; kết quả hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh từ sau Kỳ họp thứ Bảy đến nay và chương trình hành động trong thời gian tới.

img-9828-4421.jpeg
ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ báo cáo nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Theo đó, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV khai mạc vào ngày 21.10.2024 và dự kiến bế mạc vào ngày ngày 30.10.2024... Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 21.10 đến 13.11.2024; Đợt 2 từ ngày 20.11 đến 30.11.2024. Dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 16 dự án luật, 2 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu 12 dự án luật; xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; tiến hành giám sát tối cao; chất vấn và trả lời chất vấn; quyết định một số vấn đề quan trọng khác.

Về hoạt động Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, trong 9 tháng đầu năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự các kỳ họp bất thường Quốc hội khóa XV để tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; tham gia các buổi tiếp công dân định kỳ tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh… Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến góp ý bằng văn bản đối với các dự án luật; các ĐBQH tỉnh đã chủ động nghiên cứu những nội dung liên quan đến các dự thảo luật sẽ được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến và xem xét thông qua tại kỳ họp...

img-9824-7799.jpeg
img-9825-3063.jpeg
Cử tri huyện Kỳ Anh phát biểu

Tại Hội nghị, cử tri huyện Kỳ Anh tin tưởng, đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương; ghi nhận những kết quả hoạt động nổi bật của Đoàn ĐBQH và ĐBQH Đoàn Hà Tĩnh… Đồng thời, cử tri huyện Kỳ Anh cũng phản ánh những bất cập liên quan đến: tình trạng thiếu giáo viên; lương, phụ cấp cho giáo viên thấp… tình trạng ô nhiễm môi trường; quản lý đất đai, việc cấp mới, cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, phương án sắp xếp các đơn vị hành chính giai đoạn mới, công tác quản lý báo chí, mạng xã hội; đầu tư hạ tầng đô thị, hệ thống thuỷ lợi, các quy định về thừa kế, chính sách cho người có công, chế độ người cao tuổi, đội ngũ cán cấp xã kiêm nhiệm nhiều việc nhưng phụ cấp thấp...

Gửi gắm ý kiến đến Quốc hội, cử tri huyện Kỳ Anh đề nghị Quốc hội có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã… Chính phủ, các bộ, ngành cần thống nhất một bộ sách giáo khoa chuẩn áp dụng chung cho toàn quốc để thuận lợi cho công tác dạy và học ở các cấp.

img-9830-970.jpeg
Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh Hồ Huy Thành giải trình và kiến nghị một số nội dung

Bên cạnh đó, cử tri đề nghị Trung ương xem xét thông tuyến khám chữa bệnh BHYT; điều chỉnh quy định về thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên;… MTTQ Việt Nam các cấp cần chủ động vào cuộc sớm hơn trong việc vận động ủng hộ thiệt hại do bão lũ, thiên tai để có thể tranh thủ được nhiều nguồn hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hơn cho người dân bị ảnh hưởng.

Liên quan đến Luật công nghiệp công nghệ số, cử tri huyện Kỳ Anh đề nghị Ban soạn thảo xác định rõ các tiêu chí của “hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao” và nên thống kê những cách sử dụng nào được xem là có rủi ro cao, hoặc có thể hướng dẫn chi tiết tại các Nghị định do chính phủ ban hành hướng dẫn một số điều của luật này…

img-9823-2391.jpeg
Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 phát biểu

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 cảm ơn sự quan tâm, theo dõi của cử tri đối với hoạt động của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh; giải trình và thông tin một số nội dung, vấn đề cử tri địa phương quan tâm… đồng thời, tiếp thu, tổng hợp các phản ánh, kiến nghị của cử tri để chuyển tới các cấp, các ngành xem xét, giải quyết trong thời gian tới.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tìm giải pháp mới phòng, chống ma túy hiệu quả nhất

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, tình hình tệ nạn ma túy càng ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi phải có những giải pháp mới nhằm phòng, chống hiệu quả.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đặc biệt quan tâm đến nội dung phân cấp, ủy quyền cho các địa phương, nhất là việc tăng cường phân cấp, ủy quyền này phải gắn với bố trí nguồn lực để thực sự tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên có đường biên giới
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên có đường biên giới

Thảo luận ở Tổ 3 về Đề án thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương, các ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng: Khi thành lập, TP. Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên trên cả nước có đường biên giới, đây là điểm khác biệt so với các thành phố trực thuộc trung ương còn lại. Do đó, cần đặc biệt lưu ý đặc điểm này, vì với tính chất có đường biên giới sẽ có những yếu tố đặc thù…

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự

Thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) đề nghị quy định rõ các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để bảo đảm minh bạch; có tiêu chí trong xử lý vật chứng tài sản có ý nghĩa lưu thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Quốc hội và Cử tri

Tháo "nút thắt" thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển

Góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang nhấn mạnh, dù là nội dung khó và phức tạp song việc sửa đổi các luật trên là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật
Quốc hội và Cử tri

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật

Thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên đều đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cần rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư để tránh chồng chéo giữa các luật liên quan.

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công
Quốc hội và Cử tri

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công

9 tháng đầu năm, GDP nước ta tăng trưởng 6,82%, đó là con số ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, vẫn còn những "điểm nghẽn" cần Chính phủ đưa ra giải pháp mạnh mẽ, hữu hiệu hơn nhằm khơi thông nguồn lực phát triển, tạo bứt phá mạnh mẽ cho chặng đường về đích của cả giai đoạn. Trong đó, có thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” trong giải ngân vốn đầu tư công.

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi
Thời sự Quốc hội

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi

Để bảo đảm thành công của các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nên cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác cho hoạt động khảo sát và triển khai dự án, ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) đề xuất.

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra
Thời sự Quốc hội

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Yên, Hòa Bình, Bến Tre) về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) chiều nay, 26.10, các ĐBQH đề nghị việc sửa đổi cần được thực hiện chắc chắn, kỹ lưỡng và hơn hết phải "phúc đáp" được những yêu cầu từ thực tiễn đặt ra…

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân phát biểu ý kiến tại tổ. Ảnh: Trần Thu
Ý kiến đại biểu

Sớm nâng mức hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp do thiên tai

Ngày 26.10, thảo luận tại Tổ 4 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp, thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội… Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng tiếp tục thảo luận sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp thiết thực.

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công
Thời sự Quốc hội

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước), sáng 26.10, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2024, Chính phủ cần ưu tiên điều hành kinh tế vĩ mô; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng…

Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương
Quốc hội và Cử tri

Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương

Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, bên cạnh quy hoạch tỉnh, cần có quy hoạch chung, bởi mỗi loại quy hoạch này có chức năng khác nhau; cần phân định rõ ràng để tránh sự chồng chéo, trùng lặp. Đây là ý kiến của đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường ( TP. Hà Nội) tại phiên thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sáng nay, 25.10.

Giao Tổng Liên đoàn quy định phân phối kinh phí công đoàn giữa các cấp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Giao Tổng Liên đoàn quy định phân phối kinh phí công đoàn giữa các cấp

Đóng góp một số ý kiến vào Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), tại phiên thảo luận tại hội trường sáng nay, 24.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất nhiều nội dung thiết thực, khả thi. Trong đó, theo Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đàng Thị Mỹ Hương, nên trao quyền tự chủ cho tổ chức công đoàn trong ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn.

Cử tri phát biểu ý kiến tại một buổi tiếp xúc với ĐBQH trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri (TXCT) của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến chế độ, chính sách như: có chính sách giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù; khuyến khích để giữ người dân ở lại làm việc tại các vùng hải đảo của tổ quốc; chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tự do để bảo đảm chính sách an sinh xã hội, giảm áp lực cho các đối tượng này…

Lực lượng bảo vệ rừng phòng hộ Ia Ly, huyện Chư Păh phát dọn thực bì, phòng, chống cháy rừng
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bổ sung chế độ đãi ngộ cho lực lượng bảo vệ rừng

Từ thực tế chế độ đãi ngộ cho lực lượng quản lý, bảo vệ rừng chưa được bảo đảm đúng mức, tại các cuộc TXCT của Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá nghề, công việc "quản lý, bảo vệ và phát triển rừng" theo quy định; bổ sung nghề quản lý bảo vệ và phát triển rừng vào danh mục nghề nặng nhọc và nguy hiểm để có cơ sở đề nghị chính sách đãi ngộ đối với viên chức, lao động làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.

Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ tiếp xúc cử tri là cán bộ công đoàn và công nhân lao động trước Kỳ họp thứ Tám - Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tăng quyền chủ động giám sát của tổ chức công đoàn

Góp ý vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Hội nghị TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH một số tỉnh, thành phố mới đây, nhiều cử tri kiến nghị, Quốc hội tiếp tục quy định nguồn thu 2% kinh phí công đoàn để tổ chức công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo cho người lao động; đồng thời, tăng quyền chủ động thực hiện giám sát để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của tổ chức công đoàn.