Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Cử tri kiến nghị xem xét quy hoạch cấp đất sản xuất cho Nhân dân

Sáng 3.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An gồm: Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trần Đức Thuận; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An Vi Văn Sơn đã TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV tại xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu.

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, ĐBQH Vi Văn Sơn đã thông báo với cử tri dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; kết quả hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh từ Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV đến nay và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, các cử tri thể hiện sự đồng tình, nhất trí và tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; đồng thời, phản ánh: cầu treo Kẻ Nính xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2014 đã kết nối hai bờ sông Hiếu, rút ngắn quãng đường từ bản Kẻ Nính, Định Tiến đến trung tâm xã Châu Hạnh, phục vụ nhu cầu đi lại giao thương, sản xuất, học tập của trên 400 hộ dân, học sinh hai bản Kẻ Nính, Định Tiến và Nhân dân vùng phụ cận thuộc xã Châu Hạnh và thị trấn Tân Lạc. Tuy nhiên, vào tháng 3.2024, cầu treo Kẻ Nính sập hoàn toàn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của bản Kẻ Nính, Định Tiến và toàn xã Châu Hạnh… Cử tri đề nghị các cấp chính quyền quan tâm xem xét, bố trí kinh phí xây dựng cầu cứng cho người dân đi lại, giao thương thuận tiện.

bna-0809-f84e4aae8489b49ff236241533bcc52b-4624.jpg
Toàn cảnh Hội nghị TXCT. Ảnh: T. Cường

Cử tri cũng phản ánh, cầu tràn Kẻ Nính quá thấp, nên vào mùa mưa, mặt tràn thường xuyên bị ngập khiến 224 hộ dân bị cô lập hoàn toàn, gây khó khăn cho việc đi lại của học sinh và việc tiếp cận y tế khi ốm đau... Do đó, đề nghị cấp có thẩm quyền kịp thời xem xét xây dựng cầu thay thế tràn, chống ngập cho Nhân dân bản Kẻ Nính (xã Châu Hạnh).

Bên cạnh đó, dự án đập bản Mồng kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của người dân, đặc biệt vào mùa mưa lũ; đề nghị các cấp kiểm tra, chỉ đạo chủ đầu tư, đơn vị thi công sớm hoàn thành dự án…

Nhiều cử tri cũng cho rằng: mức hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Chương trình mục tiêu Quốc gia là 20 triệu đồng/hộ (sửa chữa), 40 triệu đồng/hộ (làm mới) là quá thấp, không phù hợp với bối cảnh hiện nay, vì giá cả vật liệu làm nhà ở tăng cao… Do đó, cử tri đề nghị Chính phủ xem xét nâng mức hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở mức cao hơn.

Cũng tại Hội nghị, cử tri huyện Quỳ Châu đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Nghệ An quan tâm đầu tư nâng cấp 18km đường QL48 đoạn từ xã Châu Bình đến trung tâm thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu… Bên cạnh đó, nâng cấp hạ tầng giao thông; hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh; chính sách cho người có công; thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trợ cấp cho người cao tuổi; phụ cấp cho cán bộ xã, thị trấn;…

Lắng nghe ý kiến của cử tri, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trần Đức Thuận cảm ơn và ghi nhận tất cả các ý kiến, kiến nghị của cử tri; đồng thời cho biết: Các kiến nghị thuộc thẩm quyền Trung ương sẽ được ĐBQH tỉnh ghi nhận và gửi đến các cơ quan chức năng để xem xét, giải quyết.

z5891229341958-2ee7e284542fde71066d1c4ee87aca5c-4130.jpg
ĐBQH Trần Đức Thuận phát biểu. Ảnh: B. Trung

+ Trước đó, TXCT tại huyện Quế Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An ghi nhận phản ánh của cử tri về: Tuyến đường từ Quốc lộ 16 (xã Châu Kim) vào Nậm Giải đã xuống cấp nghiêm trọng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông; đặc biệt, tuyến đường này thường xuyên bị sạt lở, gây chia cắt vào mùa mưa bão, việc vận chuyển hàng hóa và các loại nông, lâm sản do nhân dân sản xuất gặp nhiều khó khăn... Đất rừng của xã Nậm Giải thuộc quản lý của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt không thay đổi mục đích sử dụng hoặc khai thác được; một số lao động ở địa phương đi làm ăn, học tập nơi khác bị ốm đau, tai nạn đột xuất, thì không được thanh toán BHYT do không có giấy chuyển tuyến.

z5891229042748-0d414063eac3c5c8e34c2e61d4efc496-6144.jpg
ĐBQH Vi Văn Sơn phát biểu. Ảnh: B. Trung

Đoàn cũng ghi nhận kiến nghị của cử tri đề nghị Quốc hội, Trung ương, Chính phủ quan tâm xem xét quy hoạch cấp đất sản xuất cho Nhân dân; xem xét tạo điều kiện cho người dân đi học tập, làm việc ở đâu thì được sử dụng thẻ BHYT của nơi cư trú khám, chữa bệnh ở địa phương đó mà không cần lấy giấy chuyển tuyến; xem xét nâng cấp tuyến đường từ Quốc lộ 16 (xã Châu Kim) vào Nậm Giải để phục vụ nhu cầu đi lại, tạo động lực cho người dân phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh nơi biên giới…

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Quế Phong; ĐBQH Vi Văn Sơn đã giải đáp những ý kiến cử tri quan tâm trong thẩm quyền. Các ý kiến, kiến nghị thuộc cấp cao hơn, Đoàn ĐBQH tiếp tục tiếp thu, tổng hợp gửi lên Quốc hội xem xét trong kỳ họp tới.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tìm giải pháp mới phòng, chống ma túy hiệu quả nhất

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, tình hình tệ nạn ma túy càng ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi phải có những giải pháp mới nhằm phòng, chống hiệu quả.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đặc biệt quan tâm đến nội dung phân cấp, ủy quyền cho các địa phương, nhất là việc tăng cường phân cấp, ủy quyền này phải gắn với bố trí nguồn lực để thực sự tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên có đường biên giới
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên có đường biên giới

Thảo luận ở Tổ 3 về Đề án thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương, các ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng: Khi thành lập, TP. Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên trên cả nước có đường biên giới, đây là điểm khác biệt so với các thành phố trực thuộc trung ương còn lại. Do đó, cần đặc biệt lưu ý đặc điểm này, vì với tính chất có đường biên giới sẽ có những yếu tố đặc thù…

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự

Thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) đề nghị quy định rõ các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để bảo đảm minh bạch; có tiêu chí trong xử lý vật chứng tài sản có ý nghĩa lưu thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Quốc hội và Cử tri

Tháo "nút thắt" thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển

Góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang nhấn mạnh, dù là nội dung khó và phức tạp song việc sửa đổi các luật trên là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật
Quốc hội và Cử tri

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật

Thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên đều đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cần rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư để tránh chồng chéo giữa các luật liên quan.

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công
Quốc hội và Cử tri

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công

9 tháng đầu năm, GDP nước ta tăng trưởng 6,82%, đó là con số ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, vẫn còn những "điểm nghẽn" cần Chính phủ đưa ra giải pháp mạnh mẽ, hữu hiệu hơn nhằm khơi thông nguồn lực phát triển, tạo bứt phá mạnh mẽ cho chặng đường về đích của cả giai đoạn. Trong đó, có thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” trong giải ngân vốn đầu tư công.

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi
Thời sự Quốc hội

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi

Để bảo đảm thành công của các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nên cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác cho hoạt động khảo sát và triển khai dự án, ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) đề xuất.

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra
Thời sự Quốc hội

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Yên, Hòa Bình, Bến Tre) về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) chiều nay, 26.10, các ĐBQH đề nghị việc sửa đổi cần được thực hiện chắc chắn, kỹ lưỡng và hơn hết phải "phúc đáp" được những yêu cầu từ thực tiễn đặt ra…

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân phát biểu ý kiến tại tổ. Ảnh: Trần Thu
Ý kiến đại biểu

Sớm nâng mức hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp do thiên tai

Ngày 26.10, thảo luận tại Tổ 4 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp, thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội… Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng tiếp tục thảo luận sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp thiết thực.

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công
Thời sự Quốc hội

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước), sáng 26.10, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2024, Chính phủ cần ưu tiên điều hành kinh tế vĩ mô; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng…

Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương
Quốc hội và Cử tri

Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương

Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, bên cạnh quy hoạch tỉnh, cần có quy hoạch chung, bởi mỗi loại quy hoạch này có chức năng khác nhau; cần phân định rõ ràng để tránh sự chồng chéo, trùng lặp. Đây là ý kiến của đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường ( TP. Hà Nội) tại phiên thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sáng nay, 25.10.

Giao Tổng Liên đoàn quy định phân phối kinh phí công đoàn giữa các cấp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Giao Tổng Liên đoàn quy định phân phối kinh phí công đoàn giữa các cấp

Đóng góp một số ý kiến vào Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), tại phiên thảo luận tại hội trường sáng nay, 24.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất nhiều nội dung thiết thực, khả thi. Trong đó, theo Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đàng Thị Mỹ Hương, nên trao quyền tự chủ cho tổ chức công đoàn trong ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn.

Cử tri phát biểu ý kiến tại một buổi tiếp xúc với ĐBQH trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri (TXCT) của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến chế độ, chính sách như: có chính sách giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù; khuyến khích để giữ người dân ở lại làm việc tại các vùng hải đảo của tổ quốc; chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tự do để bảo đảm chính sách an sinh xã hội, giảm áp lực cho các đối tượng này…

Lực lượng bảo vệ rừng phòng hộ Ia Ly, huyện Chư Păh phát dọn thực bì, phòng, chống cháy rừng
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bổ sung chế độ đãi ngộ cho lực lượng bảo vệ rừng

Từ thực tế chế độ đãi ngộ cho lực lượng quản lý, bảo vệ rừng chưa được bảo đảm đúng mức, tại các cuộc TXCT của Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá nghề, công việc "quản lý, bảo vệ và phát triển rừng" theo quy định; bổ sung nghề quản lý bảo vệ và phát triển rừng vào danh mục nghề nặng nhọc và nguy hiểm để có cơ sở đề nghị chính sách đãi ngộ đối với viên chức, lao động làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.

Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ tiếp xúc cử tri là cán bộ công đoàn và công nhân lao động trước Kỳ họp thứ Tám - Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tăng quyền chủ động giám sát của tổ chức công đoàn

Góp ý vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Hội nghị TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH một số tỉnh, thành phố mới đây, nhiều cử tri kiến nghị, Quốc hội tiếp tục quy định nguồn thu 2% kinh phí công đoàn để tổ chức công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo cho người lao động; đồng thời, tăng quyền chủ động thực hiện giám sát để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của tổ chức công đoàn.