Những ánh sao khuê:

Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi trọn đời vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Với gần 50 năm chăm lo sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi đã từng đảm nhiệm: Chủ tịch Mặt trận Việt Minh huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ ngày 28.8.1945; Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Vĩnh Long từ năm 1947 sau đó là Phó Chủ tịch Mặt trận Vĩnh - Trà khi hai tỉnh sáp nhập; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khi Mặt trận ra đời, rồi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khi thống nhất ba tổ chức Mặt trận trong cả nước.

Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi là một trong số những chức sắc Cao Đài có thâm niên tham gia công tác Mặt trận lâu nhất.

y2-5479.jpg

Cụ Nguyễn Văn Ngợi sinh ngày 4.2.1900 tại xã Long Trung, huyện Cai Lậy tỉnh Mỹ Tho, nay là tỉnh Tiền Giang trong một gia đình nông dân nghèo.

Sớm mồ côi mẹ, cậu bé Ngợi được một gia đình giàu có ở Bạc Liêu nhận làm con nuôi cho ăn học. Năm 1923, Nguyễn Văn Ngợi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, được bổ nhiệm về dạy học ở Vĩnh Long. Nhiệt huyết với nghề, cháy bỏng lòng yêu nước, thầy Nguyễn Văn Ngợi đã góp phần đào tạo được nhiều học sinh thành đạt, không ít người đã có những đóng góp to lớn cho đất nước như Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.

Như ông thường tâm sự, do hoàn cảnh gia đình, mẹ mất sớm, phải đi làm con nuôi người khác nên trong ông sớm hình thành từ tâm và bác ái. Đấy chính là lý do đưa ông đến với Cao Đài và phấn đấu trở thành chức sắc.

Năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền tại huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long. Và ngày 28.6.1945 ông được Mặt trận Việt Minh huyện giới thiệu làm Chủ tọa cuộc mít tinh chào mừng ban lãnh đạo chính quyền cách mạng huyện ra mắt đồng bào.

Để tăng cường đoàn kết, tạo thêm sức mạnh chống thực dân Pháp, tháng 9.1945 cơ quan Cao Đài Hiệp Nhất mở Đại hội ra Tuyên cáo xác định nhiệm vụ của đạo Cao Đài đối với Tổ quốc và dân tộc. Cụ Cao Triều Phát - một đại điền chủ giàu có nổi tiếng ở Nam Bộ, một kỹ sư nông học được đào tạo tại Pháp, người đã từng tham gia công đoàn Pháp, đứng đầu chí phái Minh Chơn đạo được Đại hội bầu làm Chủ tịch để lo sự nghiệp gắn đạo với đời.

Năm 1947, để cổ vũ, động viên tín đồ Cao Đài hăng hái tham gia chống Pháp, cụ Cao Triều Phát với sự hợp tác đắc lực của cụ Nguyễn Văn Ngợi, đã tổ chức Đại hội Cao Đài Cứu quốc - Một tổ chức thành viên của Mặt trận Việt Minh. Và qua Đại hội, Hội thánh Cao Đài 12 phái ra đời. Cụ Cao Triều Phát được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Cao Đài 12 phái Thống nhất Cứu quốc. Cụ Nguyễn Văn Ngợi được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Cao Đài 12 phái Thống nhất, Hội trưởng Ban Chấp hành Cao Đài cứu quốc, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Vĩnh Long.

Năm 1948 cụ Nguyễn Văn Ngợi được cử làm Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến tỉnh Vĩnh Long.

Ngày 20.7.1954 Hiệp định Genève được ký kết đem lại hòa bình ở Việt Nam. Theo các điều khoản của Hiệp định thì trong khi chờ đợi Tổng Tuyển cử Tự do vào tháng 7.1956, hai bên ngừng bắn, chuyển quân tập kết về hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời. Cụ Nguyễn Văn Ngợi được Mặt trận Liên Việt Nam Bộ và Ban Chấp hành Trung ương Cao Đài cứu quốc bố trí ở lại và chuyển vùng sang tỉnh Bến Tre để củng cố Hội thánh Cao Đài phái Tiên Thiên để bước vào cuộc chiến đấu mới đầy cam go và gian khổ.

Hiệp định Genève vừa được ký kết, chế độ độc tài Mỹ - Diệm đã rắp tâm phá hoại. Máu đã chảy trên đường phố Sài Gòn, ngay tại bùng binh chợ Bến Thành. Mỹ - Diệm đàn áp cuộc biểu tình mừng hòa bình của một vạn dân thành phố. Và tiếp theo, máu chảy khắp miền Nam.

Hơn 6 năm kể từ khi Hiệp định Genève có hiệu lực, Mỹ - Diệm đã gây ra biết bao tội ác ở khắp miền Nam; tiếng súng khủng bố không lúc nào dứt; hàng chục ngàn đồng bào yêu nước bị chặt đầu, mổ bụng, moi gan, bắn giết; hàng trăm ngàn đồng bào bị tra tấn, tù đày và chết mòn trong các trại giam; biết bao gia đình bị đốt nhà, đuổi nhà, cướp đất, bị bắt đi phu, bị dồn tập trung vào cái gọi là “khu trù mật”, các “dinh điền”...

Tức nước, vỡ bờ. Một cao trào cách mạng dần dần hình thành. Và đến cuối năm 1960 đã thực sự xuất hiện bước phát triển nhảy vọt, đòi hỏi có một hình thức tổ chức yêu nước công khai của toàn miền Nam dưới ngọn cờ duy nhất với một chương trình hành động cụ thể để cứu dân tộc. Và ngày 20.12.1960 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Cụ Nguyễn Văn Ngợi được cử làm Chủ tịch Mặt trận Giải phóng tỉnh Bến Tre - tỉnh đi đầu trong phong trào Đồng Khởi.

Do có uy tín lớn trong tín đồ Cao Đài nói riêng, trong đồng bào Nam Bộ nói chung, lại lập những chiến công vang dội trong việc vận động nhân dân Bến Tre Đồng Khởi, tháng 7.1961 cụ được bầu làm Phó Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Trung Nam Bộ và tại Đại hội lần thứ nhất Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam họp ngày 17.1.1962 Ngọc Đầu sư Nguyễn Văn Ngợi - đại diện những người Cao Đài yêu nước miền Nam Việt Nam được cử làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng Thương binh quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Trong những năm sống và làm việc ở trong rừng sâu, mọi thứ thiếu thốn, ăn đói, mặc rét, khí hậu rất độc, sốt rét rừng tràn lan, mặc dù tuổi cao, sức yếu, Ngọc Đầu sư không hề nhụt chí, làm việc quên mình vì sự nghiệp cao cả của dân tộc là giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất đất nước.

Trong bối cảnh trước đây thực dân Pháp và bọn tay sai của chúng và sau này Mỹ - Diệm lợi dụng vấn đề tôn giáo để chia rẽ lương - giáo, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, Giáo chủ Cao Triều Phát, Ngọc Đầu sư Nguyễn Văn Ngợi rồi Chưởng quản Hiệp Thiên Đài cũng như nhiều vị chức sắc khác trong đạo Cao Đài không ngại hy sinh, không sợ gian khổ, lăn lộn gắn bó với tín đồ, giảng giải để tín đồ hiểu rõ đường lối đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Mặt trận, qua đó vận động đồng bào tham gia kháng chiến.

Xuân 1975, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, chấm dứt cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, gian khổ nhất, song cũng vĩ đại nhất ở thời đại Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, lập lại hòa bình, chấm dứt họa chia cắt, giang sơn thu về một mối, Ngọc Đầu sư Nguyễn Văn Ngợi được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cử làm thành viên Đoàn đại biểu miền Nam dự Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất nước nhà với Đoàn đại biểu miền Bắc.

Trong cuộc Tổng Tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI ngày 25.4.1976 - khóa Quốc hội thống nhất của cả nước, cụ Nguyễn Văn Ngợi ứng cử tại Bến Tre và trúng cử đại biểu Quốc hội với số phiếu cao. Tại Đại hội thống nhất các tổ chức Mặt trận trong cả nước, cụ được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Cụ Nguyễn Văn Ngợi là một trí thức yêu nước từ thời Pháp thuộc, một tấm gương về của một vị Ngọc Đầu sư với một cuộc sống thanh bạch, lạc quan. Cả cuộc đời tham gia cách mạng; nhiều năm giữ cương vị cao trong Mặt trận Trung ương từ Việt Minh, Liên Việt đến Mặt trận Dân tộc Giải phóng, rồi MTTQ, cũng như trong đạo Cao Đài. Có 3 con là liệt sĩ, cụ chưa một lần đề nghị với Đảng, Nhà nước, Mặt trận một chế độ đãi ngộ đặc biệt nào cho mình.

Chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất. Cụ trở về thành phố Hồ Chí Minh sống chung với gia đình trong một ngõ hẻm ở đường Trần Bình Trọng. Cụ Ngọc Đầu sư Nguyễn Văn Ngợi mất ngày 16.3.1988 tại TP. Hồ Chí Minh, thọ 88 tuổi.

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.