Không làm "sống lại" những tồn tại trước đây

Theo đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, có khoảng 20 điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư sẽ được sửa đổi, bổ sung, tập trung vào 3 nhóm chính sách: Một là, mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực, hình thức, phương thức thực hiện dự án Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); hoàn thiện cơ chế tài chính đối với dự án PPP nhằm tối đa hóa nguồn lực từ khu vực tư nhân, bảo đảm vai trò dẫn dắt của đầu tư công. Hai là, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với dự án PPP, tạo thuận lợi cho công tác chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Ba là, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với dự án BOT, BT chuyển tiếp.

nguon-von-thuc-hien-du-an-ppp-2867.png
Sau hơn 3 năm thực hiện Luật PPP, hiện có 31 dự án mới đang được triển khai thực hiện và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư theo phương thức PPP

Các chính sách nêu trên được đưa ra trong bối cảnh Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư mới chỉ thực hiện được hơn 3 năm - khá ngắn so với “tuổi thọ” của một đạo luật từng được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong thu hút nguồn lực tư nhân vào phát triển các lĩnh vực hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và cả nước.

Điều đáng nói hơn là, dự luật đề xuất sửa đổi khá nhiều chính sách phức tạp, có phạm vi tác động rộng hoặc đang được thực hiện thí điểm tại một số địa phương mà chưa được tổng kết, đánh giá toàn diện, như: áp dụng loại hợp đồng BT thanh toán cho nhà đầu tư bằng quyền thực hiện dự án tại vùng phụ cận các điểm kết nối giao thông và các tuyến giao thông có tiềm năng phát triển theo mô hình TOD; áp dụng loại hợp đồng BT thanh toán bằng tài sản công; áp dụng loại hợp đồng BOT đối với dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình hiện hữu...

Một số đề xuất cụ thể khiến không chỉ cơ quan chủ trì thẩm tra - Ủy ban Kinh tế - mà cả cơ quan thẩm định của Chính phủ là Bộ Tư pháp cũng đều thấy băn khoăn. Thường trực Ủy ban Kinh tế, khi thẩm tra đề xuất xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, đã kiến nghị tách việc sửa đổi, bổ sung các nội dung của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư thành một luật riêng để có thể xem xét, đánh giá thận trọng, chắc chắn nhằm đạt yêu cầu cao về chất lượng, bám sát và kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Còn với Bộ Tư pháp, báo cáo thẩm định dự án Luật chỉ ra khá nhiều vấn đề cần được đánh giá kỹ lưỡng hơn. Đơn cử như với đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 101 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư nhằm xử lý đối với các dự án BOT, BT chuyển tiếp, đánh giá dự thảo Luật “mới chỉ dừng ở việc xử lý theo pháp luật hành chính”, Bộ Tư pháp đặt vấn đề: “nếu liên quan pháp luật dân sự, thậm chí pháp luật hình sự thì như thế nào? Quy định như vậy có thực sự phù hợp với chủ trương không hợp thức hóa các vi phạm, không để phát sinh sai phạm mới?”. Trong khi đó, Nghị quyết số 126/NQ-CP của Chính phủ đã yêu cầu: “đánh giá đầy đủ khó khăn, vướng mắc, xác định đúng những trường hợp cần có quy định chuyển tiếp để xử lý trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai tại một số tỉnh, thành phố”. Hay các đề xuất sửa đổi, bổ sung liên quan đến hợp đồng BT thanh toán bằng quỹ đất và hợp đồng BT thanh toán bằng ngân sách nhà nước; hợp đồng BT không yêu cầu thanh toán tại khoản 2c Điều 11, khoản 2a Điều 45 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư... cũng là những nội dung được cơ quan thẩm định đề nghị cần phải rà soát rất kỹ lưỡng để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Tại Phiên họp thứ 37 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu vào chương trình Kỳ họp thứ Tám tới. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu phải rà soát kỹ lưỡng các nội dung dự kiến sửa đổi, "tập trung xử lý những vấn đề vướng mắc, thực sự cần thiết, cấp bách để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đã rõ, có sự đồng thuận cao để xây dựng, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật".

Với các vướng mắc, bất cập của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉ xem xét sửa đổi các nội dung vướng mắc thực sự cấp bách, cản trở sự phát triển cần sửa ngay và các nội dung để bảo đảm đồng bộ với các quy định được sửa đổi, bổ sung của các luật còn lại; đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi toàn diện Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để thể chế hóa đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng, đặc biệt là Kết luận số 93-KL/TW ngày 26.8.2024 của Bộ Chính trị, khắc phục các bất cập, đáp ứng yêu cầu phát triển, sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Sự kỹ lưỡng, thận trọng và quan điểm rõ ràng nêu trên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là hết sức cần thiết, đúng đắn và cần phải được quán triệt sâu sắc không chỉ với Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư mà còn với các luật khác đang được đề xuất sửa đổi. Phải hết sức tránh nguy cơ "sửa được vướng mắc này lại phát sinh vướng mắc khác" hoặc hợp thức hóa những sai phạm, làm "sống lại" những tồn tại, hạn chế trước đây. Có như vậy, nỗ lực của cả Chính phủ và Quốc hội trong việc khắc phục ngay những bất cập, vướng mắc về thể chế pháp luật mới thực sự đem lại những “trái ngọt”, gỡ được những điểm nghẽn, khơi thông được các nguồn lực phát triển trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn hiện nay.

Chính sách và cuộc sống

Lớp học tiếng Anh của cô Hà Ánh Phượng (Phú Thọ). Ảnh: qdnd.vn
Chính sách và cuộc sống

Bảo đảm chính sách khả thi

Dự án Luật Nhà giáo vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 37 vừa qua; với mong muốn tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, tâm huyết và trách nhiệm với nghề, dự thảo đã có quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo.

Không nên cứng nhắc…
Chính sách và cuộc sống

Không nên cứng nhắc…

Trả lời kiến nghị của cử tri một số tỉnh, thành phố gửi đến sau Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV đề nghị xem xét sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân theo hướng điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, mức sống và phù hợp với chủ trương tăng lương từ ngày 1.7, Bộ Tài chính vẫn “kiên định” với quan điểm chưa thể sửa đổi.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Chính sách và cuộc sống

Tránh kẽ hở, bất cập khi hồi sinh dự án BT

Vì những bất cập, sai phạm, kẽ hở gây thất thoát tài sản công trong các dự án “đổi đất lấy hạ tầng”, phương thức đầu tư BT (đầu tư - chuyển giao) bị tạm dừng từ đầu năm 2021 theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức công - tư (PPP); sửa đổi Luật PPP lần này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất triển khai lại BT vì nhiều lý do.

Đổi mới tư duy và cách thức xây dựng pháp luật
Chính sách và cuộc sống

"Đúng vai, thuộc bài"

Đổi mới tư duy và cách thức xây dựng pháp luật là yêu cầu được Lãnh đạo Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh tại các phiên họp vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong đó, một quan điểm đổi mới hết sức quan trọng là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa, minh bạch hóa hệ thống pháp luật.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tránh tình trạng “nhờn” luật!

Đề nghị bổ sung trong báo cáo đầy đủ hơn về thông tin, về danh mục các bộ, ngành, địa phương, đơn vị làm tốt để biểu dương và những đơn vị chưa tốt để nhắc nhở, nhất là những nơi ít tiếp công dân... Cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã nhấn mạnh điều này tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024.

Cơ chế phải thực tế và chi tiết hơn
Chính sách và cuộc sống

Cơ chế phải thực tế và chi tiết hơn

Phát biểu tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Nghị định cần khuyến khích phát triển loại hình năng lượng này để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về điện mặt trời.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Giảm "dấu chân carbon" bằng những tòa nhà xanh

Tại một sự kiện về phát triển bền vững diễn ra mới đây, ông Tan Boon Thor, Giám đốc khối bất động sản thương mại và quản lý thiết kế tại Frasers Property Vietnam cho biết, hiện nhiều khách hàng chỉ thuê những công trình có chứng nhận xanh. Với các khu công nghiệp, nhiều nhà đầu tư cũng kiểm tra kỹ càng xem công trình họ sắp thuê có thực sự xanh như giấy chứng nhận hay không.

Quản lý quảng cáo trên môi trường mạng
Chính sách và cuộc sống

Quản lý quảng cáo trên môi trường mạng

Theo chương trình làm việc tại phiên họp thứ 37, sáng nay, 24.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Một trong những điểm mới của dự thảo Luật đó là bổ sung quy định về quảng cáo trên mạng. Việc lấp khoảng trống pháp lý này là rất cần thiết, kịp thời điều chỉnh những vấn đề đã và đang phát sinh trong thực tiễn về quảng cáo diễn ra khá sôi động trên môi trường mạng hiện nay.

Chủ động, tiên phong trong việc lớn, việc khó
Quốc hội và Cử tri

Chủ động, tiên phong trong việc lớn, việc khó

Lần đầu tiên, một sự kiện đặc biệt trong bối cảnh đặc biệt được tổ chức - đó là Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn. Hội nghị được tổ chức nhằm tháo gỡ khó khăn, phát huy vai trò chủ động, tiên phong của doanh nghiệp trong những việc lớn, việc khó, việc mới để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

PPP sẽ hấp dẫn hơn

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) có hiệu lực năm 2021 được kỳ vọng sẽ mở ra giai đoạn khởi sắc hơn trong thu hút tư nhân đầu tư vào hạ tầng kinh tế, xã hội sau những “lùm xùm” của các dự án BOT giao thông. Tuy vậy, không phải lúc nào mong muốn cũng thành hiện thực.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chậm xử lý văn bản trái pháp luật

Số lượng văn bản có quy định trái pháp luật vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng đến nay mới chỉ xử lý được 80/138 văn bản, số văn bản chưa được xử lý là 58 văn bản. Đề nghị Chính phủ nêu rõ nguyên nhân đến nay còn 58/138 văn bản trái pháp luật chưa được xử lý. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã đặt vấn đề này tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.