Quảng Ninh: Năm thứ hai liên tiếp hỗ trợ học phí cho học sinh

Tại Kỳ họp thứ 10, tổ chức sáng 31.8, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất thông qua Nghị quyết về hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn trong năm học 2022 - 2023.

Theo đó, đây là năm học thứ hai liên tiếp, Quảng Ninh thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh. Qua đó, tiếp tục khẳng định sự quan tâm, đầu tư của tỉnh đối với sự nghiệp giáo dục, hướng đến nền giáo dục toàn dân, mọi học sinh đều bình đẳng trong cơ hội tiếp cận với giáo dục một cách tốt nhất.

Hơn hai trăm nghìn học sinh được thụ hưởng

Nghị quyết này quy định về việc hỗ trợ bằng 100% mức học phí công lập năm học 2022 - 2023 quy định tại Nghị quyết số 65/2021/NQ-HĐND ngày 9.12.2021 của HĐND tỉnh cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp phổ thông đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn (trừ học sinh tiểu học trường công lập và các đối tượng đã được hưởng chính sách hỗ trợ học phí theo quy định của tỉnh) theo số tháng học thực tế của đối tượng được hỗ trợ nhưng không quá 9 tháng từ nguồn ngân sách tỉnh cấp trong dự toán hằng năm.

Quảng Ninh năm thứ hai liên tiếp hỗ trợ học phí cho học sinh -0
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Thúy trình bày tóm tắt Tờ trình tại Kỳ họp

Việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết phải đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, nội dung và mức hỗ trợ. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm toàn diện trong việc thẩm định, thẩm tra, tổ chức thực hiện chính sách; tuyệt đối không để xảy ra vi phạm trục lợi chính sách, thất thoát ngân sách nhà nước.

Tại Kỳ họp, hầu hết các đại biểu đều nhất trí: Đây là chủ trương có ý nghĩa rất lớn, tạo thêm động lực, cổ vũ thầy và trò toàn tỉnh vươn lên thi đua “dạy tốt, học tốt”, nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Với dự kiến kinh phí thực hiện khoảng 458 tỷ đồng và 225.374 học sinh được thụ hưởng, đây là nguồn động viên, khích lệ rất lớn đối với học sinh trước thềm năm học mới.

Không dừng lại ở đó, quyết nghị của cơ quan dân cử địa phương cũng thể hiện sự chia sẻ đối với những khó khăn của người dân sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, góp phần thực hiện các khâu đột phá đã được Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV xác định là: “phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân số và xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh”.

Khẩn trương triển khai nghị quyết vào cuộc sống

Phát biểu tại Kỳ họp, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh: Nghị quyết về việc hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh năm học 2022 - 2023 nhằm tiếp tục thể chế hóa nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân số; gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; không ngừng kiến tạo, củng cố niềm tin của nhân dân, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, gây ra nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất của Nhân dân.

Quảng Ninh năm thứ hai liên tiếp hỗ trợ học phí cho học sinh -0
Các đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các Nghị quyết tại Kỳ họp

Đây cũng là năm học thứ hai liên tiếp tỉnh Quảng Ninh triển khai chính sách hỗ trợ học phí, được cử tri và Nhân dân rất quan tâm, theo dõi, đánh giá cao. Để các nghị quyết của Kỳ họp lần này cũng như các nghị quyết mà HĐNĐ đã quyết nghị còn hiệu lực đi vào cuộc sống, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị: Ngay sau kỳ họp, UBND tỉnh, các ban HĐND tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương có trách nhiệm khẩn trương triển khai thực hiện, để các chủ trương, chính sách thực sự phát huy hiệu quả.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cũng nhấn mạnh: Toàn tỉnh cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp, cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và ổn định đời sống nhân dân, chống tái nghèo, nâng cao chất lượng tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới vì chất lượng cuộc sống của nhân dân; kịp thời hỗ trợ các đối tượng yếu thế. Chuẩn bị thật tốt cho ngày toàn dân đưa trẻ đến trường và khai giảng năm học mới; tổ chức tiêm vét mũi 1, mũi 2 cho tất cả các đối tượng trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; hoàn thành tiêm mũi 3 cho 100% trẻ em có chỉ định tiêm từ 12 tuổi đến 18 tuổi bảo đảm tuyệt đối an toàn trước khi bước vào năm học mới. Ngành giáo dục - đào tạo đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt và học tốt, đổi mới căn bản, toàn diện; nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục phổ thông, khắc phục hạn chế, yếu kém; khuyến khích phát triển giáo dục ngoài công lập chất lượng cao ở khu vực đô thị.

Trên đường phát triển

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo đảm chỉ tiêu thu ngân sách năm 2025 tăng ít nhất 10%
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung nguồn lực bứt phá kinh tế từ 17 nghị quyết mới thông qua

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa thông qua 17 nghị quyết quan trọng liên quan đến các lĩnh vực đất đai, xây dựng, ngân sách, đầu tư công, văn hóa - xã hội. Đây được xem là những quyết sách có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ
Trên đường phát triển

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ

Sáng 29.3, tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu (không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm TP. Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc Chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ”. Chương trình do UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức.

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.