Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực

Cùng với sự phát triển của công nghiệp hạ nguồn, thời gian tới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực, có thế mạnh của tỉnh và lan tỏa cho cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thu hút nhiều dự án đầu tư mới với vốn đầu tư lớn

Theo Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Nam Nguyễn Thanh Quang, từ khi tái lập vào năm 1997, tỉnh đã đặt vấn đề thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo lên hàng đầu. Hiện tỉnh có Khu kinh tế mở Chu Lai, 14 khu công nghiệp và 92 cụm công nghiệp đã được quy hoạch với tổng diện tích 83.000 ha. Tỉnh đã thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp mạnh mẽ. Kết quả đã huy động được quy mô khá lớn vốn đầu tư phát triển, đạt 217.000 tỷ đồng (khoảng 10 tỷ USD) trong giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng bình quân 12%/năm.

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực -0
Việc hình thành khu công nghiệp cơ khí ô tô tại Khu kinh tế mở Chu Lai là điểm nhấn về công nghiệp sản xuất ô tô của tỉnh Quảng Nam

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp hạ nguồn, thì lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thu hút một số dự án đầu tư mới với vốn đầu tư lớn đi vào hoạt động, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất phụ tùng và các bộ phận phụ trợ phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô; nguyên vật liệu và phụ liệu, hóa chất phục vụ sản xuất ngành may mặc; linh kiện điện tử phục vụ ngành điện - điện tử.

Trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, trên địa bàn tỉnh có khoảng 26 dự án hoạt động tập trung trong các khu công nghiệp (13 doanh nghiệp FDI; 13 doanh nghiệp trong nước). Tổng vốn đầu tư đăng ký theo dự án là hơn 4.800 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động.

Về công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, thời gian gần đây đã có sự phát triển rõ rệt, thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Năm 2019, ước tính có khoảng 25 dự án hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 9.700 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 13.000 lao động, chủ yếu là doanh nghiệp FDI.

Các dự án chủ yếu tập trung trong các khu, cụm công nghiệp với các sản phẩm hỗ trợ ngành dệt may như vải, sợi, hoàn thiện sản phẩm dệt (bao gồm tẩy, nhuộm vải dệt), hồ vải, chỉ, khuy nút, dây kéo, nhãn mác, in các loại hoa văn lên vải, bao bì giấy, nhựa cho ngành may và kim dệt may. Đến nay, đã hình thành khu công nghiệp hỗ trợ dệt may tại khu công nghiệp Tam Thăng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp ngành dệt may.

Công nghiệp cơ khí, lắp ráp ô tô có sự phát triển mạnh

Những năm gần đây, tỉnh Quảng Nam thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong ngành lắp ráp ô tô, tiêu biểu là Tập đoàn THACO. Hiện nay, THACO đã có 7 nhà máy lắp ráp ô tô, trong đó có 2 nhà máy có quy mô lớn nhất Đông Nam Á.

Cùng với các nhà máy lắp ráp ô tô, THACO đã đầu tư xây dựng 12 nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng trên diện tích 93 ha, với tổng vốn đầu tư là 1.690 tỷ đồng, sản xuất các sản phẩm như linh kiện nội thất, ngoại thất xe bus, xe tải, xe du lịch; linh kiện composite; kính ô tô; máy lạnh xe tải, bus và xe du lịch; cản xe du lịch; ghế và áo ghế; bộ dây điện; nhíp; linh kiện thân vỏ ô tô và nhiều linh kiện phụ tùng khác cho ô tô.

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực -0
Công nghiệp cơ khí và công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất lắp ráp ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều bước phát triển mạnh

Bên cạnh việc thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước, tỉnh Quảng Nam đã thu hút thêm nhiều doanh nghiệp FDI tham gia đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, cụ thể một số nhà máy của Hàn Quốc như nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô như CTR Vina với vốn đầu tư 27 triệu USD; nhà máy phụ trợ ô tô bằng đùn chất dẻo với vốn đầu tư 10,3 triệu USD; nhà máy sản xuất vải túi khí của Công ty TNHH Hyosung Quảng Nam với vốn đầu tư 35 triệu USD; nhà máy sản xuất mô tơ phanh bơm chân không bằng điện tử của xe ô tô với vốn đầu tư 5 triệu USD…

Có thể thấy, công nghiệp cơ khí và công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất lắp ráp ô tô trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mạnh. Việc hình thành khu công nghiệp cơ khí ô tô tại Khu kinh tế mở Chu Lai là điểm nhấn về công nghiệp sản xuất ô tô không những của tỉnh Quảng Nam mà còn của quốc gia.

Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Nam Nguyễn Thanh Quang đánh giá, hiện nay, tỉnh đang triển khai xây dựng Đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm ngành công nghiệp phụ trợ và công nghiệp cơ khí tại Khu kinh tế mở Chu Lai trình Thủ tướng. Có được kết quả khả quan trên là nhờ các chính sách của tỉnh đối với công nghiệp chế biến, chế tạo; sự ra đời của Khu kinh tế mở Chu Lai cùng các khu công nghiệp là đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển công nghiệp.

Đặc biệt tại Khu kinh tế mở Chu Lai, Chính phủ đã cho phép thực hiện những chính sách ưu đãi liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh như thuế thu nhập doanh nghiệp "4 miễn 9 giảm", thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng… Bên cạnh đó, việc tiếp cận hạ tầng dễ dàng, các tiến bộ trong cải cách thể chế thị trường theo hướng hội nhập đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quốc tế tham gia đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các khu công nghiệp ven biển miền Trung, mà Khu kinh tế mở Chu Lai chính là điểm sáng.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho biết, thời gian tới tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực, có thế mạnh của tỉnh và lan tỏa cho cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Cụ thể, công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ôtô, cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, hóa chất, nông nghiệp công nghệ cao… đáp ứng nguyên liệu đầu vào, tăng tỉ trọng nội địa trong các sản phẩm công nghiệp.

Trên đường phát triển

Phấn đấu đưa 48km cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vào sử dụng trước 30.8.2025
Trên đường phát triển

Phấn đấu đưa 48km cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vào sử dụng trước 30.8.2025

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk về tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2024 và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, phương hướng nhiệm vụ thời gian tới; khảo sát tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; chủ trì Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc tại điểm cầu Buôn Ma Thuột.

Công bố Khánh Hòa hoàn thành mục tiêu đón 9 triệu khách trong năm 2024
Trên đường phát triển

Các chỉ tiêu du lịch “về đích” trước 3 tháng

Với việc về đích sớm 3 tháng các chỉ tiêu du lịch năm 2024, theo Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, ngành du lịch tỉnh phấn đấu đạt từ 10 - 11 triệu lượt khách trong năm nay. Để đạt được mục tiêu này, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ triển khai nhiều sản phẩm kích cầu du lịch như: ưu đãi cho du khách về dịch vụ lưu trú, giá vé tham quan, sử dụng các dịch vụ ăn uống; tổ chức các tour du lịch mới...

Toàn cảnh hội nghị
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ năm 2024

Ngày 17.10, Ban Thường vụ huyện ủy Thạch Thất tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024; quán triệt Nghị quyết số 264-NQ/HU ngày 10.9.2024 của Ban Thường vụ huyện ủy.

Bắc Giang: Tập trung triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Tập trung triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu nhấn mạnh 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung cao thực hiện thời gian tới, trong đó, bám sát, đề xuất, kiến nghị với Trung ương quan tâm sớm kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh. Điều động, luân chuyển, sắp xếp cán bộ của tỉnh và các địa phương bảo đảm ổn định, đáp ứng yêu cầu công việc.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Áp dụng quy định mới về hạn mức đất ở và đất nông nghiệp từ 22.10.2024
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Áp dụng quy định mới về hạn mức đất ở và đất nông nghiệp từ 22.10.2024

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 32/2024/QĐ-UBND của quy định hạn mức các loại đất khi giao đất và công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Quyết định mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 22.10.2024, thay thế Quyết định số 51/2014 đã áp dụng trong 10 năm qua.

Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai kết nạp các hội viên mới trong dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam. Ảnh:V.Gia
Địa phương

Trụ cột quan trọng của mảnh đất giàu tiềm năng

Với quan điểm luôn đồng hành với doanh nghiệp (DN), doanh nhân, tỉnh Đồng Nai luôn mong muốn đội ngũ doanh nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành trụ cột quan trọng của mảnh đất giàu tiềm năng. Việc khai thác những lợi thế trong vùng Sân bay Long Thành, sông Đồng Nai và những lợi thế khác sẽ tạo bước phát triển vững chắc cho các DN cũng như địa phương trong thời gian tới.

Đoàn công tác tỉnh Long An thăm và làm việc với Cựu Tổng thống Lee Myung Bak
Địa phương

Long An xúc tiến đầu tư Hàn Quốc, hướng đến kinh tế xanh, phát triển bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng phát triển bền vững, tỉnh Long An đang nỗ lực hết mình để thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là từ Hàn Quốc - đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam nói chung, tỉnh Long An nói riêng. Chuyến công tác của Đoàn công tác tỉnh Long An đến Hàn Quốc lần này mở ra những cơ hội mới trong kết nối, xúc tiến đầu tư, khẳng định tiềm năng phát triển theo định hướng tăng trưởng xanh của tỉnh.

Chương trình chuyển đổi số đã trở thành phong trào mạnh mẽ lan tỏa khắp các sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Trên đường phát triển

Những thành tựu bước đầu trong công tác chuyển đổi số ở Cà Mau

Với tinh thần lấy người dân làm trung tâm, chủ thể để đổi mới trong thực hiện chuyển đổi số, cả hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau đã và đang vào cuộc "đi từng ngõ, gõ từng nhà" đưa chuyển đổi số đến từng người dân. Việc làm trên đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực từ nền tảng chuyển đổi số và trở thành phong trào mạnh mẽ. Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau Trần Thị Cẩm Hằng đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Lãnh đạo TP Hạ Long kiểm tra tiến độ Dự án đường nối từ TL342 đến QL279 qua trung tâm xã Sơn Dương.
Trên đường phát triển

Nỗ lực của Hạ Long

Là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do bão số 3 gây ra, cùng với thần tốc khắc phục hậu quả sau bão, TP. Hạ Long cũng tập trung triển khai các giải pháp quyết tâm, quyết liệt cao độ hơn trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khôi phục nhanh chuỗi sản xuất - cung ứng, kịp thời gỡ khó cho doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, tăng thu ngân sách, đưa hoạt động tham quan vịnh Hạ Long trở lại…

Du khách Ấn Độ chụp ảnh check-in tại cảng tàu khách trước khi lên tàu tham quan Vịnh Hạ Long.
Trên đường phát triển

Hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu du khách

Quý IV.2024, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đón 3.361.000 lượt du khách; qua đó, hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách du lịch (khách quốc tế 3,5 triệu lượt) cả năm. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh tổ chức các chương trình, sự kiện, khai thác các sản phẩm du lịch mới đã đề ra từ đầu năm, giải pháp trọng tâm được ngành du lịch tỉnh xác định là tập trung triển khai quảng bá, xúc tiến, kết nối để thu hút du khách đến với địa bàn.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm, động viên các doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất sau bão số 3
Trên đường phát triển

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ khắc phục, tái thiết sau thiên tai

Hơn 1 tháng kể từ khi bão số 3 càn quét qua địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện khối lượng công việc rất lớn để khắc phục thiệt hại; đặc biệt, là thống kê, kiểm đếm, lập hồ sơ thiệt hại theo quy định; dọn dẹp, tận thu tài sản; sửa chữa công trình, thiết bị… nhằm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.