Quảng Bình: Đoàn viên công đoàn, người lao động tham góp nhiều nội dung sửa đổi Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội

Từ thực tiễn lao động sản xuất, đoàn viên công đoàn, người lao động tỉnh Quảng Bình đã kiến nghị nhiều nội dung góp ý sửa đổi Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về chế độ, chính sách liên quan đến người lao động.

Tăng quyền lợi cho lao động nữ

Tại Hội nghị tiếp xúc chuyên đề với cử tri là đoàn viên công đoàn, người lao động trước Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV vừa qua, ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã ghi nhận nhiều ý kiến, kiến nghị liên quan đến quyền lợi của lao động nữ trong sửa đổi Luật BHXH.

Quảng Bình: Cử tri kiến nghị bổ sung quyền cho lao động nữ, giải quyết tình trạng treo BHXH -0
Chủ tịch Công đoàn ngành Công Thương Phan Mạnh Hùng kiến nghị về chính sách thai sản cho lao động nữ tham gia BHXH tự nguyện. Ảnh: Khánh Trinh

Theo đó, chính sách thai sản là nội dung quan trọng được các đoàn viên công đoàn và một số đơn vị doanh nghiệp dành nhiều quan tâm. Theo đánh giá của Chủ tịch Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Phan Mạnh Hùng, tỷ lệ bao phủ chính sách thai sản hiện nay đối với lao động nữ rất thấp (chỉ khoảng 30% theo số liệu của tổ chức ILO, số liệu 2021). Do đó, lao động nữ và gia đình không có nguồn thu nhập thay thế trong thời gian nghỉ sinh.

Thực tiễn thực hiện pháp luật cho thấy, chế độ thai sản được quy định trong Bộ luật Lao động và Luật BHXH áp dụng cho những cá nhân tham gia BHXH bắt buộc. Hiện, quyền lợi mà lao động nữ được hưởng từ BHXH khá ưu việt cả về thời gian nghỉ và tỷ lệ hưởng, như: được trợ cấp 1 lần và hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ sinh con 6 tháng, có chế độ khám thai, thực hiện kế hoạch hóa gia đình... Tuy nhiên, phụ nữ là lao động tự do, nông dân tham gia BHXH tự nguyện thì chưa có chế độ nghỉ thai sản; không có tiền lương khi nghỉ sinh con nên điều kiện còn khá khó khăn, trong khi, số lượng các lao động nữ tự do lại chiếm số lượng khá lớn.

Quảng Bình: Cử tri kiến nghị bổ sung quyền cho lao động nữ, giải quyết tình trạng treo BHXH -0
Lao động nữ làm việc tự do tham gia BHXH tự nguyện hiện chưa được hưởng các chính sách ưu việt khi nghỉ sinh con 

Chia sẻ về vấn đề này, cử tri Nguyễn Thị Hồng Nhung (SN 1992, trú tại TP. Đồng Hới) cho biết, bản thân là lao động tự do và tham gia BHXH tự nguyện. Do vậy, chị đã chủ động chuẩn bị một khoản tài chính trước khi sinh con song vẫn lo lắng vì số tiền có hạn, sau thời gian nghỉ sinh cũng chưa thể tìm kiếm việc làm lại ngay.

Gửi kiến nghị đến Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh Nguyễn Vũ Tuấn đề nghị, cần có chính sách để người lao động tham gia BHXH tự nguyện cũng được hưởng chế độ thai sản. Đồng quan điểm này song Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Tuyên Hóa Nguyễn Tiến Hải lại dành sự quan tâm đến chế độ của người chồng khi lao động nữ sinh con. Bởi, lao động nữ luôn là đối tượng thiệt thòi trong việc tiếp cận và thụ hưởng chính sách BHXH. Do vậy, cần quan tâm hơn nữa đến chế độ thai sản, ốm đau, khám sức khỏe định kỳ, số lần khám thai, số ngày nghỉ để chăm sóc con của người bố.

Đối với việc chăm sóc con cái, nhiều cử tri cho rằng, cần có chính sách cho người lao động có con 7 đến dưới 16 tuổi ốm đau cũng được nghỉ việc để chăm sóc. Thực tế theo quy định của Luật BHXH hiện nay, chỉ trường hợp có con dưới 7 tuổi ốm đau cha mẹ mới được nghỉ.

Cần cơ chế bảo vệ quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp phá sản 

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền (SN 1980), trú tại TP. Đồng Hới, đã nộp BHXH liên tục trong hơn 10 năm. Sau khi chuyển sang doanh nghiệp khác, chị không thể đóng nổi bảo hiểm do doanh nghiệp trước đó tuyên bố phá sản và nợ BHXH của nhiều lao động khác. Do vậy, chị đành nộp BHXH lại từ đầu và vẫn chưa thể đòi quyền lợi bị “treo” dù đã nghỉ việc gần 5 năm. Trường hợp của chị Hiền không phải là trường hợp cá nhân hy hữu tại thị trường lao động ở địa phương.

Tại Hội nghị tiếp xúc với Đoàn ĐBQH tỉnh, cử tri Phạm Thị Thảo, Tổ trưởng tổ dinh dưỡng - Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Đồng Phú cho rằng, còn một bộ phận không nhỏ người lao động bị ảnh hưởng quyền lợi do doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả dẫn đến giải thể, phá sản hoặc chủ doanh nghiệp cố tình bỏ trốn…  

Quảng Bình: Cử tri kiến nghị bổ sung quyền cho lao động nữ, giải quyết tình trạng treo BHXH -0
Cử tri tham góp nhiều nội dung vào dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) và Luật Công đoàn (sửa đổi). Ảnh: Khánh Trinh

Cùng đề cập đến vấn đề này, Chủ tịch Công đoàn cơ sở phường Quảng Thọ (thị xã Ba Đồn) Nguyễn Ngọc Lâm nhấn mạnh, cần quy định quyền của công đoàn cấp trên cơ sở trong việc khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi cho người lao động về BHXH. Theo cử tri, đây là một phương án để tăng vị thế của tổ chức công đoàn trong vai trò bảo vệ người lao động; đồng thời, cũng là giải pháp để người lao động có thêm lựa chọn trong việc tự bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Tại hội nghị, từ thực tiễn giám sát, tham gia thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về BHXH, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đinh Thị Ngọc Lan cho biết, tình trạng doanh nghiệp sử dụng nhiều bảng lương diễn ra phổ biến. Trong đó, bảng lương để đóng BHXH cho người lao động luôn thấp hơn bảng lương thực tế chi trả. Điều này ảnh hưởng tới lương hưu sau này của người lao động.

Quảng Bình: Cử tri kiến nghị bổ sung quyền cho lao động nữ, giải quyết tình trạng treo BHXH -0
Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Minh Tâm trao đổi với cử tri về các nội dung kiến nghị. Ảnh: Khánh Trinh

Về vấn đề này, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Minh Tâm đề nghị: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cần tăng cường sự minh bạch; đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra và xử phạt nghiêm minh để không cho phép tồn tại tình trạng 2 bảng lương tại doanh nghiệp gây ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Với 12 kiến nghị góp ý sửa đổi Luật BHXH và 7 ý kiến góp ý sửa đổi Luật Công đoàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đánh giá cao những kiến nghị mang tính thực tiễn, có giá trị. Đoàn ĐBQH sẽ tiếp thu, nghiên cứu, xem xét, chuyển tải đến Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan liên quan.  

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tìm giải pháp mới phòng, chống ma túy hiệu quả nhất

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, tình hình tệ nạn ma túy càng ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi phải có những giải pháp mới nhằm phòng, chống hiệu quả.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đặc biệt quan tâm đến nội dung phân cấp, ủy quyền cho các địa phương, nhất là việc tăng cường phân cấp, ủy quyền này phải gắn với bố trí nguồn lực để thực sự tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên có đường biên giới
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên có đường biên giới

Thảo luận ở Tổ 3 về Đề án thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương, các ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng: Khi thành lập, TP. Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên trên cả nước có đường biên giới, đây là điểm khác biệt so với các thành phố trực thuộc trung ương còn lại. Do đó, cần đặc biệt lưu ý đặc điểm này, vì với tính chất có đường biên giới sẽ có những yếu tố đặc thù…

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự

Thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) đề nghị quy định rõ các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để bảo đảm minh bạch; có tiêu chí trong xử lý vật chứng tài sản có ý nghĩa lưu thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Quốc hội và Cử tri

Tháo "nút thắt" thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển

Góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang nhấn mạnh, dù là nội dung khó và phức tạp song việc sửa đổi các luật trên là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật
Quốc hội và Cử tri

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật

Thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên đều đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cần rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư để tránh chồng chéo giữa các luật liên quan.

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công
Quốc hội và Cử tri

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công

9 tháng đầu năm, GDP nước ta tăng trưởng 6,82%, đó là con số ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, vẫn còn những "điểm nghẽn" cần Chính phủ đưa ra giải pháp mạnh mẽ, hữu hiệu hơn nhằm khơi thông nguồn lực phát triển, tạo bứt phá mạnh mẽ cho chặng đường về đích của cả giai đoạn. Trong đó, có thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” trong giải ngân vốn đầu tư công.

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi
Thời sự Quốc hội

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi

Để bảo đảm thành công của các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nên cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác cho hoạt động khảo sát và triển khai dự án, ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) đề xuất.

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra
Thời sự Quốc hội

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Yên, Hòa Bình, Bến Tre) về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) chiều nay, 26.10, các ĐBQH đề nghị việc sửa đổi cần được thực hiện chắc chắn, kỹ lưỡng và hơn hết phải "phúc đáp" được những yêu cầu từ thực tiễn đặt ra…

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân phát biểu ý kiến tại tổ. Ảnh: Trần Thu
Ý kiến đại biểu

Sớm nâng mức hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp do thiên tai

Ngày 26.10, thảo luận tại Tổ 4 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp, thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội… Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng tiếp tục thảo luận sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp thiết thực.

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công
Thời sự Quốc hội

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước), sáng 26.10, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2024, Chính phủ cần ưu tiên điều hành kinh tế vĩ mô; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng…

Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương
Quốc hội và Cử tri

Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương

Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, bên cạnh quy hoạch tỉnh, cần có quy hoạch chung, bởi mỗi loại quy hoạch này có chức năng khác nhau; cần phân định rõ ràng để tránh sự chồng chéo, trùng lặp. Đây là ý kiến của đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường ( TP. Hà Nội) tại phiên thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sáng nay, 25.10.

Giao Tổng Liên đoàn quy định phân phối kinh phí công đoàn giữa các cấp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Giao Tổng Liên đoàn quy định phân phối kinh phí công đoàn giữa các cấp

Đóng góp một số ý kiến vào Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), tại phiên thảo luận tại hội trường sáng nay, 24.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất nhiều nội dung thiết thực, khả thi. Trong đó, theo Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đàng Thị Mỹ Hương, nên trao quyền tự chủ cho tổ chức công đoàn trong ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn.

Cử tri phát biểu ý kiến tại một buổi tiếp xúc với ĐBQH trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri (TXCT) của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến chế độ, chính sách như: có chính sách giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù; khuyến khích để giữ người dân ở lại làm việc tại các vùng hải đảo của tổ quốc; chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tự do để bảo đảm chính sách an sinh xã hội, giảm áp lực cho các đối tượng này…

Lực lượng bảo vệ rừng phòng hộ Ia Ly, huyện Chư Păh phát dọn thực bì, phòng, chống cháy rừng
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bổ sung chế độ đãi ngộ cho lực lượng bảo vệ rừng

Từ thực tế chế độ đãi ngộ cho lực lượng quản lý, bảo vệ rừng chưa được bảo đảm đúng mức, tại các cuộc TXCT của Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá nghề, công việc "quản lý, bảo vệ và phát triển rừng" theo quy định; bổ sung nghề quản lý bảo vệ và phát triển rừng vào danh mục nghề nặng nhọc và nguy hiểm để có cơ sở đề nghị chính sách đãi ngộ đối với viên chức, lao động làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.

Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ tiếp xúc cử tri là cán bộ công đoàn và công nhân lao động trước Kỳ họp thứ Tám - Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tăng quyền chủ động giám sát của tổ chức công đoàn

Góp ý vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Hội nghị TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH một số tỉnh, thành phố mới đây, nhiều cử tri kiến nghị, Quốc hội tiếp tục quy định nguồn thu 2% kinh phí công đoàn để tổ chức công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo cho người lao động; đồng thời, tăng quyền chủ động thực hiện giám sát để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của tổ chức công đoàn.