Quán triệt chỉ đạo của Chính phủ trong quản lý đê điều và phòng chống thiên tai

Ngày 5.6, tại Nghệ An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2023.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III tới cấp đặc biệt được tổ chức định kỳ hàng năm nhằm cung cấp, cập nhật cho các địa phương những văn bản quy phạm pháp luật, các chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như công việc cần triển khai thực hiện, trao đổi những bài học kinh nghiệm, những cách làm hay, chia sẻ những tồn tại, hạn chế cần tháo gỡ và giải quyết để giữ vững an toàn hệ thống đê điều trước diễn biến lũ bão ngày càng cực đoan, khốc liệt, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, nhà nước trước thiên tai.

Để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, Chủ tịch UBND cấp huyện có vai trò rất quan trọng, là cấp trực tiếp chỉ huy phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý ngay từ khi những hành vi vi phạm diễn ra; chỉ đạo tổ chức tuần tra canh gác phát hiện và xử lý ngay từ giờ đầu những sự cố đe dọa an toàn chống lũ của đê.

Quán triệt chỉ đạo của Chính phủ trong quản lý đê điều và PCTT -0
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại hội nghị

Qua thực tế công tác, ở nơi nào thường trực UBND cấp huyện có kinh nghiệm, nắm vững những quy định của pháp luật về trách nhiệm được giao, quan tâm chỉ đạo, đôn đốc sát sao, quyết liệt và tổ chức thực hiện bài bản, nề nếp thì ở nơi đó công tác quản lý, bảo vệ, hộ đê phòng lụt được thực hiện tốt, vi phạm pháp luật về đê điều ít xảy ra; các tuyến đê được đảm bảo an toàn chống lũ, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai, năm 2022 thiên tai ở nước ta xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật ngay từ những tháng đầu năm với 21/22 loại hình thiên tai (trừ sóng thần), trong đó có 1.072 trận thiên tai đã được thống kê.

Mưa lớn trái mùa, kéo dài đã gây sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, ngập lụt đô thị, khu công nghiệp trong các tháng 4, 5, 6 ở phía Bắc, các hồ chứa Sơn La, Hoà Bình, Tuyên Quang đã phải vận hành xả khi chưa vào thời kỳ mùa lũ và duy trì trong thời gian khá dài, đây là điều hiếm thấy kể từ khi hệ thống liên hồ chứa sông Hồng đưa vào vận hành khai thác.

Tại miền Trung mưa lớn trái mùa, mưa lớn sau 3 cơn bão liên tiếp đổ bộ đất liền, có nơi vượt lịch sử về cường suất, tổng lượng (Quỳnh Lưu 662mm; Con Cuông 650mm; Suối Đá, Đà Nẵng là 831mm, cường suất 642mm/7 giờ) gây ngập lụt diện rộng đồng bằng, lũ quét, sạt lở đất ở miền núi, đặc biệt nghiêm trọng tại Nghệ An, thành phố Đà Nẵng có nơi tới 2m; lũ quét nghiêm trọng tại huyện Kỳ Sơn.

Về bão, liên tiếp 3 cơn bão cường độ khi đổ bộ tuy không lớn, nhưng gây mưa lớn, diện rộng làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, trong đó bão số 4 (Noru) đạt cường độ mạnh nhất cấp 14-15, giật cấp 17, gần đạt cấp siêu bão trên biển Đông. Ngoài ra, tại khu vực biển Tây triều cường, kết hợp gió mạnh gây sóng lớn tràn và sạt lở đê biển Tây, tỉnh Cà Mau; trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra liên tiếp 247 trận động đất,…

Thiên tai năm 2022 đã làm 175người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế gần 19.500 tỷ đồng(gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với năm 2021).

Sáu tháng đầu năm 2023, thiên tai bất thường cũng xảy ra ở nhiều nơi trên đất nước ta, đã xảy ra 3 trận mưa lớn, 21 trận dông lốc, 12 vụ sạt lở bờ sông, 78 trận động đất, 2 đợt rét hại và 12 đợt gió mạnh, sóng lớn trên biển, trong đó ngay cuối tháng 3.2023 đã xảy ra nắng nóng vượt lịch sử cùng thời kỳ tại Hoà Bình. Thiên tai đã làm 7 người mất tích, thiệt hại kinh tế gần 25 tỷ đồng.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng nghe Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai Phạm Đức Luận quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nhiệm vụ trọng tâm công tác quản lý đê điều, phòng chống thiên tai năm 2023. Đồng thời nghe các đại biểu trao đổi, thảo luận nhiều ý kiến nhằm chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, phát huy những sáng kiến, kinh nghiệm tốt trong quá trình thực hiện công tác quản lý đê điều và phòng chống thiên tai tại địa phương.

Môi trường

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai. 

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp
Môi trường

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp

Theo các nghiên cứu mới nhất, nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của Hà Nội, bao gồm cả bụi đường và khí thải. Trong đó, lượng phát thải bụi PM2.5 và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) chủ yếu đến từ xe tải chạy dầu diesel và xe máy, với VOC từ xe máy chiếm đến 90%.

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới
Môi trường

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

Ngày 19.11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh
Xã hội

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.