Phú Yên: Nhiều “núi vật liệu” tập kết gần khu dân cư khiến người dân bất an

Nhiều "núi vật liệu" xuất hiện tại Phú Yên đang gây bức xúc cho người dân sở tại về nguy cơ gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường.

Những tháng gần đây, tại một số địa phương thuộc tỉnh Phú Yên xuất hiện nhiều “núi vật liệu” tập kết gần khu dân cư, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và hệ thống đường giao thông trong khu vực này nhanh xuống cấp, hư hỏng khiến dư luận bất an.

Phú Yên: Nhiều “núi vật liệu” tập kết gần khu dân cư có đúng quy định? -0
Bãi tập kết đất đá tại xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa với chiều cao hàng chục
mét, kéo dài hàng trăm mét gần khu dân cư gây ra nhiều bất an cho người dân. Ảnh: Hà Nhi
Phú Yên: Nhiều “núi vật liệu” tập kết gần khu dân cư có đúng quy định? -1
Phú Yên: Nhiều “núi vật liệu” tập kết gần khu dân cư có đúng quy định? -2

Theo ghi nhận của PV Báo Đại biểu Nhân dân, mỗi ngày có hàng chục xe tải trọng lớn liên tục vận chuyển chở đất đá ở nơi khác về khu vực thuộc xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa đổ, đắp thành một ngọn đồi cao hàng chục mét, chiều dài đến hàng trăm mét.

Qua tìm hiểu ban đầu, nơi tập kết đất, đá là đất dành cho khu công nghiệp. Về vấn đề này, Chủ tịch UBND xã Hòa Tâm Lê Văn Dãng cho biết: Đồi đất đá này của Công ty cổ phần Thành Trung Phú Yên tập kết ở đây đã lâu để thi công tuyến đường từ cảng Bãi Gốc (khu kinh tế Nam Phú Yên) kết nối Quốc lộ 1A. UBND xã đã nhiều lần đề nghị Công ty di dời núi đất đá trên để trả lại quỹ đất cho xã nhưng chưa thấy động tĩnh gì.

Tương tự, tại khu đất thương mại dịch vụ thuộc khu Đô thị Nam Tuy Hòa cũng xuất hiện các bãi tập kết đất, đá với khối lượng lên đến hàng trăm ngàn mét khối, tại đây có cắm bảng “Khu vực tập kết vật liệu chờ GPMB”?. Về mục đích sử dụng, giấy phép tập kết bãi vật liệu như thế nào, đơn vị quản lý là ai? Đại diện Ban quản lý khu kinh tế Nam Phú Yên cho biết: vì phần đất còn lại để thực hiện dự án chưa giải tỏa được mặt bằng nên Công ty CP Thành Trung tập kết vật liệu.  

Với hình thức như trên, tại dự án khu tái định cư Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa (cách QL1A khoảng 1km) là khu dự án đã cơ bản hoàn thiện về hạ tầng với tổng diện tích đo được khoảng 25ha. Tại khu dự án này, đã có quá nửa diện tích đất đang bị chiếm dụng để tập kết hàng trăm ngàn mét khối vật liệu với nhiều loại khác nhau.

Về nơi tập kết trên, đại diện Ban quản lý khu kinh tế Nam Phú Yên cho biết: Khối lượng vật liệu trên của Công ty Minh Tuấn đưa về để thi công tuyến đường từ cảng Bãi Gốc (khu kinh tế Nam Phú Yên) kết nối Quốc lộ 1A. Đây là một dự án không liên quan đến dự án khu tái định cư Hòa Tâm. Cùng trên địa bàn tỉnh Phú Yên, trên QL1A, cách điểm tập kết “núi vật liệu” tại xã Hòa Tâm khoảng 20km là một điểm tập kết đá số lượng rất lớn tại khu dự án Kè chống sạt lở bờ tả sông Ba xã Hòa An, huyện Phú Hòa.

PV đến UBND xã Hòa An để tìm câu trả lời thì nhận được thông tin: Tháng 9.2019 sau khi tiến hành giải tỏa đền bù đã bàn giao diện tích đất này lại cho Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Phú Yên thực hiện dự án. Đại diện Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh trả lời “đây là bãi tập kết để thi công khu B của Công ty cổ phần Thành Trung đợi giải phóng mặt bằng xong sẽ thi công”. Tuy nhiên khi PV hỏi khi nào sẽ giải phóng mặt bằng xong để thi công thì đại biện Ban quản lý trả lời không nắm được.

Với việc tập kết nhiều vật liệu tại các khu dân cư, khu dự án đã hoàn thiện về hạ tầng đã gây ô nhiễm môi trường từ lượng cát, đất rơi trên đường trong quá trình xe tải di chuyển, hạ tầng giao thông nhanh chóng xuống cấp. Ngoài ra, các phương tiện vận tải chuyên chở đất, đá, cát thường xuyên di chuyển vào khu dân cư gây ra bụi và tăng đột biến về các loại phương tiện là nguy cơ gây mất an toàn giao thông trên địa bàn… Điều này khiến nhiều người dân thường xuyên qua lại khu vực vô cùng lo lắng và bất an.

Việc sử dụng các khu dự án để làm bãi chứa vật liệu nên trên và nguồn gốc các loại khoáng sản tập kết tại khu vực xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa và xã Hòa An huyện Phú Hòa có hợp pháp và đúng quy định pháp luật? Báo Đại biểu Nhân dân đề nghị UBND tỉnh Phú Yên sớm chỉ đạo kiểm tra và chấn chỉnh để người dân an tâm.

Dưới đây sẽ là những hình ảnh PV Báo Đại biểu Nhân dân ghi tại hiện trường:

Phú Yên: Nhiều “núi vật liệu” tập kết gần khu dân cư có đúng quy định? -0
Bãi tập kết đất, đá tại khu dân cư phía nam TP Tuy Hòa với khối lượng hàng trăm
ngàn mét khối. Ảnh: Hà Nhi
Phú Yên: Nhiều “núi vật liệu” tập kết gần khu dân cư có đúng quy định? -1
Quá nửa diện tích khu tái định cư Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa đang
chứa hàng triệu mét khối đất, đá và cát gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và bất an cho người dân về an toàn giao thông trong khu vực. Ảnh: Hà Nhi.
Phú Yên: Nhiều “núi vật liệu” tập kết gần khu dân cư có đúng quy định? -2
Phú Yên: Nhiều “núi vật liệu” tập kết gần khu dân cư có đúng quy định? -4
Bãi tập kết đá ngay km 1334 QL1A thuộc Dự án Kè chống sạt lở bờ tả sông Ba
tại xã Hòa Tân, huyện Phú Hòa với khối lượng lớn sử dụng trong nhiều tháng qua.
Phú Yên: Nhiều “núi vật liệu” tập kết gần khu dân cư có đúng quy định? -5
Phú Yên: Nhiều “núi vật liệu” tập kết gần khu dân cư có đúng quy định? -6
Bảng cắm ngay khu vực tập kết do đơn vị nào cấp phép và sử dụng có đúng
mục đích hay không? Ảnh: Hà Nhi.

Báo điện tử Đại biểu Nhân Dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin kết quả thực thi pháp luật của các cơ quan liên quan đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Môi trường

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai. 

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp
Môi trường

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp

Theo các nghiên cứu mới nhất, nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của Hà Nội, bao gồm cả bụi đường và khí thải. Trong đó, lượng phát thải bụi PM2.5 và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) chủ yếu đến từ xe tải chạy dầu diesel và xe máy, với VOC từ xe máy chiếm đến 90%.

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới
Môi trường

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

Ngày 19.11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh
Xã hội

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.