Phong cách lãnh đạo của 10 phụ nữ quyền năng nhất hành tinh

Gần đây, câu chuyện về phong cách lãnh đạo của các chính trị gia, các doanh nhân số một hành tinh được nhắc đến khá nhiều, đặc biệt là khi “phái yếu” ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong vị trí lãnh đạo và cũng có tầm ảnh hưởng không kém gì “phái mạnh”. Vậy, phong cách lãnh đạo của họ có điểm gì đặc biệt?

Quay trở về những năm 40, khi nhà tâm lý học người Đức Kurt Lewing nghiên cứu hành vi con người đã chia phong cách lãnh đạo thành 3 nhóm: Độc tài: là kiểu lãnh đạo cực kỳ nghiêm khắc và cứng nhắc, phù hợp với các khóa huấn luyện và diễn tập cơ bản nhằm mục đích đề cao tính kỷ luật và tôn trọng cấp trên như trong quân đội. Dân chủ: là phương pháp chỉ huy cho phép sự tự do cao trong việc đưa ra quyết định; người lãnh đạo chỉ đưa ra quyết định cuối cùng sau khi nghe tham vấn từ thuộc cấp. Tự do: là loại gần như ủy thác công việc cho cấp dưới, cho phép thuộc cấp toàn quyền đưa ra quyết định trong công việc dưới sự giám sát của người lãnh đạo (chỉ can thiệp khi cần thiết).

Sự thật là những phong cách lãnh đạo được đưa ra bên trên có lẽ sẽ bị thay đổi ít nhiều khi phân tích một nữ chỉ huy.


Angela Merkel, lên ngôi với danh hiệu bà đầm thép từng thuộc về cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, bà là người phụ nữ có quyết tâm lớn và theo chủ nghĩa thực dụng, được xét là người gần nhất với nhóm phong cách độc tài. Bà Merkel đã gây xôn xao dư luận khi cáo buộc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) nghe lén điện thoại của mình. Mặc dù vậy, đối mặt với những căng thẳng trong vụ bê bối chẳng hay ho gì, người đàn bà thép vẫn tiếp tục coi Mỹ là đồng minh quan trọng, cùng giải quyết các vấn đề như trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Merkel, một trong những người đàn bà đầu tiên phá vỡ hàng ngũ thống trị của nam giới Đức, kiến trúc sư ban đầu của 28 thành viên Liên minh châu Âu, đại diện đặc sắc gần nhất với phong cách độc tài.


Mary Barra, Sheryl Sandberg và Virginia Rometty đều là những cái tên nổi danh trong khối doanh nghiệp, nằm ngoài chính trị, tuy nhiên, họ vẫn được xếp hạng vào những người phụ nữ quyền năng nhờ khả năng lãnh đạo tài tình của họ ở GM, facebook và IBM. Mary Barra, nữ giám đốc điều hành tập đoàn xe hơi GM của Mỹ được cho là có phong cách lãnh đạo khá toàn diện; là người thủ lĩnh khiến thuộc cấp cảm thấy được tôn trọng, được lắng nghe và xem xét. Đồng nghiệp và cố vấn của Barra luôn đánh giá cao kỹ năng định dạng và đo lường hiệu quả của các thông tin được cung cấp của cô. Đó cũng là một phần tạo nên thành công cho những quyết định của Barra trên con đường sự nghiệp. Sheryl Sandberg, nữ tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới, người chịu trách nhiệm trong các quyết định về chiến lược phát triển của facebook; tác giả cuốn sách Lean In: Women, Work, and the Will to Lead (Dấn thân: phụ nữ, công việc và ý chí lãnh đạo) bán khá chạy với một số người hâm mộ như CEO của Yahoo Marissa Mayer và nữ ca sỹ Beyonce. Sheryl Sandberg cho rằng, người lãnh đạo cần lắng nghe các ý kiến, ý tưởng phác thảo của đồng nghiệp, theo sát những diễn biến mới nhất trên thị trường và nắm bắt những thay đổi trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Virginia Rometty, người phụ nữ gánh vác trọng trách dẫn dắt khổng lồ công nghệ IBM 102 tuổi với hơn 400.000 công nhân trên toàn cầu tiếp tục phát triển cũng chia sẻ phong cách coi trọng ý tưởng của nhân viên. Vậy là cả 3 đều đang ở gần nhất với xu hướng dân chủ, tôn trọng cấp dưới nhưng không giao toàn quyền.


Melinda Gates, phu nhân tỷ phú hàng đầu thế giới, Chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gates đã chứng minh cho thế giới khả năng lãnh đạo tuyệt vờâi khi quản lý Quỹ Bill & Melinda Gates do bà sáng lập năm 1998 dành cho hoạt động từ thiện, đặc biệt là hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở các nước đang phát triển trên toàn cầu và đầu tư phát triển vaccine phòng chống AIDS. Melinda Gates lãnh đạo theo phong cách dân chủ, tự do bàn luận tuy nhiên quyền quyết định nằm trong tay lãnh đạo sau khi nghe tham vấn.


Hillary Clinton và Michelle Obama có những điểm chung như đã và đang xuất hiện với tư cách đệ nhất phu nhân, thành viên đảng Dân chủ và đều tạo ra ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc cách mạng trong chính trị và xã hội Mỹ, đặc biệt là công tác đòi quyền lợi cho phái yếu tại nơi làm việc. Một người là người phụ nữ da màu đầu tiên ở Nhà Trắng, người còn lại là người phụ nữ đã tiến đến gần nhất với chiếc ghế Tổng thống Mỹ. Hilarry Clinton được cho là người phụ nữ kiên trì, có ý chí mạnh mẽ và quyết tâm đối mặt với nghịch cảnh, tuy nhiên, bà còn được biết đến với phong thái ấm áp, hài hước và mềm dẻo. Trong phương thức lãnh đạo, bà cho rằng “lãnh đạo là một môn thể thao đồng đội; thước đo thành công của người lãnh đạo là khả năng làm việc cùng nhau của người trong nhóm”. Tôn trọng cấp dưới cũng chính là chìa khóa quan trọng để người lãnh đạo thành công.


Janet Yellen, người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), người không hề có tên trong danh sách những người phụ nữ quyền lực năm 2013 đã đột nhiên xuất hiện với vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng năm nay. Tuy nhiên, điều đó không làm người ta kinh ngạc bởi những gì bà đã làm trong năm vừa qua, kể từ khi vượt qua đối thủ Larry Summers. So sánh với đối thủ, bà Yellen hòa nhã và bình tĩnh hơn. Yellen lãnh đạo nhân viên của mình theo phong cách hợp tác và lắng nghe nhiều hơn cho quan điểm và ý kiến cá nhân của thuộc cấp. Phong cách này được xây dựng trên việc trao quyền, và người lãnh đạo giám sát quyết định của cấp dưới. Bà rất gần với phong cách tự do.


Dilma Rousseff, người phụ nữ đứng đầu quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới với GDP gần 2,4 nghìn tỷ USD. Cũng giống như người phụ nữ số 1 của bảng xếp hạng, Angela Merkel, Dilma Rousseff trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cũng thẳng thắn chỉ trích NSA theo dõi email cá nhân của mình. Người ta nói, mọi thứ trở nên vững chắc trong bàn tay người phụ nữ này. Phải chăng cứ là người phụ nữ thép sẽ lãnh đạo theo phong cách độc tài?

Christine Lagarde, người phụ nữ đầu tiên nắm quyền điều hành tổ chức tài chính của 188 quốc gia đã phải chèo lái con thuyền vượt qua khá nhiều cuộc khủng hoảng trong vòng 3 năm vừa qua, đặc biệt là quyết định phê duyệt 17 tỷ USD trong tháng 4 cho Ukraine vay để đối mặt với cuộc khủng hoảng đang leo thang. Bà được xếp vào phong cách lãnh đạo theo kiểu tuân theo luật dưới mọi hình thức, một cách nghiêm ngặt và bảo đảm cấp dưới làm việc theo chính xác các định hướng mà lãnh đạo đưa ra.

 10 phụ nữ quyền năng nhất hành tinh
(theo thống kê mới nhất của Forbes năm 2014)

 Angela Merkel, 60 tuổi, Thủ tướng Đức

Janet Yellen, 68 tuổi, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED)
Melinda Gates, 50 tuổi, đồng Chủ tịch Quỹ Bill & Melinda Gates (Mỹ)

Dilma Rousseff, 66 tuổi, Tổng thống Brazil

Christine Lagarde, 58 tuổi, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)

Hillary Clinton, 66 tuổi, Ngoại trưởng Mỹ

Mary Barra, 52 tuổi, Giám đốc điều hành tập đoàn xe hơi GM (Mỹ)

Michelle Obama, 50 tuổi, Đệ nhất phu nhân Mỹ

Sheryl Sandberg, 44 tuổi, Giám đốc hoạt động của Facebook
Virginia Rometty, 56 tuổi, Giám đốc điều hành tập đoàn IBM

Việt Nam và các nước

Trật tự thế giới đang thay đổi như thế nào?
Việt Nam và các nước

Trật tự thế giới đang thay đổi như thế nào?

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, Tổng thống Hoa Kỳ George HW Bush đã tuyên bố về một “trật tự thế giới mới”. Bây giờ, chỉ hai tháng sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ lần thứ hai, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu đã tuyên bố rằng “trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở quy mô chưa từng thấy kể từ năm 1945”. Nhưng “trật tự thế giới” là gì và trật tự này đang được duy trì hay thay đổi như thế nào? Dưới đây là bài viết của Giáo sư Joseph S. Nye, Jr., tại Đại học Harvard (*).

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ
Quốc tế

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố chiến lược ProtectEU, một Kế hoạch An ninh Nội bộ châu Âu toàn diện được thiết kế để hỗ trợ các quốc gia thành viên và tăng cường năng lực của Liên minh châu Âu (EU) trong việc bảo đảm an toàn cho công dân của mình. Chiến lược này phác thảo tầm nhìn và kế hoạch làm việc cho tương lai, bao gồm khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ, chia sẻ thông tin nâng cao và hợp tác chặt chẽ hơn; đồng thời tăng cường khả năng phục hồi trước các mối đe dọa hỗn hợp bằng cách bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, củng cố an ninh mạng và chống lại các mối đe dọa trực tuyến.

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP
Việt Nam và các nước

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP

Được tổ chức song song với Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới tại Tashkent, Uzbekistan từ 6-9.4, Hội nghị các Tổng Thư ký nghị viện thế giới (ASGP) đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của đông đảo các Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký nghị viện và đại diện các tổ chức quốc tế.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam

Những ngày qua, các hãng thông tấn, báo chí đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Trong đó, các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt nhấn mạnh phát biểu của Tổng thống Uzbekistan trong cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội, rằng Tashkent ủng hộ thúc đẩy mối quan hệ thực chất với Việt Nam.

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới
Theo dòng sự kiện

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới

Tiến sĩ Tulanbay Kurbanov - Chuyên gia quan hệ quốc tế, thành viên Liên hiệp nhà báo Uzbekistan, IPU-150
Từ ngày 4-8.4, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU). Đây được đánh giá là chuyến thăm mang tính lịch sử, giúp đưa đến những cơ hội hợp tác mới cho Uzbekistan và Việt Nam.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN
Quốc tế

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN

Năm 2025 có thể đánh dấu một bước mở rộng quan trọng của ASEAN với việc đón nhận Đông Timor trở thành thành viên mới. Mặc dù vẫn còn một số băn khoăn, sự gia nhập của Đông Timor có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên nếu tận dụng tốt mối quan hệ đối tác, biến những thách thức địa chính trị thành tăng trưởng kinh tế và chính trị.

Nguồn: en.moneyandbanking.co.th
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy chủ quyền kinh tế khu vực

ASEAN đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực bằng cách phát triển hệ thống thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. Sáng kiến này giúp giao dịch tài chính diễn ra liền mạch, thúc đẩy tăng trưởng và củng cố quan hệ kinh tế; đồng thời, giúp tăng cường chủ quyền kinh tế khu vực, giảm phụ thuộc bên ngoài và nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nguồn: Reuters
Quốc tế

Thủ tướng tương lai có tạo nên bước ngoặt trên chính trường Canada?

Ngày 9.3, Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Anh, người được đánh giá là không có kinh nghiệm về chính trị, đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua lãnh đạo đảng Tự do, thay thế Thủ tướng Justin Trudeau. Với 86% số phiếu bầu, ông Carney đã đánh bại cựu Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland để trở thành người kế nhiệm vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền.

Đặt trọng tâm tăng trưởng chất lượng cao trên cơ sở đổi mới công nghệ
Quốc tế

Đặt trọng tâm tăng trưởng chất lượng cao trên cơ sở đổi mới công nghệ

Trung Quốc vừa bước vào kỳ họp chính trị lớn nhất trong năm, được gọi là "lưỡng hội". Chỉ ra nội dung cụ thể của các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng sẽ là trọng tâm chính của Lưỡng hội năm nay. Để giải quyết những thách thức trong nước và những biến động do bên ngoài mang lại, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ nhấn mạnh vào việc đạt được tăng trưởng chất lượng cao nhờ thúc đẩy nhu cầu trong nước và đổi mới công nghệ.

Đông Nam Á và bài toán áp dụng thuế carbon
Việt Nam và các nước

Đông Nam Á và bài toán áp dụng thuế carbon

Biến đổi khí hậu không phải là hiện tượng mới ở Đông Nam Á, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế của khu vực. Do đó, các chuyên gia nhận định, thuế carbon được xem là giải pháp chống biến đổi khí hậu quan trọng của Đông Nam Á.