Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt Đoàn đại biểu “Chia sẻ cùng thầy cô"

Sáng 15.11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ buổi gặp mặt Đoàn đại biểu giáo viên dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã lắng nghe chia sẻ, ghi nhận những vất vả, hy sinh của các thầy, cô giáo tiêu biểu, luôn nỗ lực vì sự nghiệp “trồng người”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhiệt liệt biểu dương những cống hiến, đóng góp quý báu của 68 đại biểu chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022. Phó Thủ tướng nhận định, các thầy, cô giáo đến từ những nơi có điều kiện sinh hoạt, dạy và học khác nhau, nhưng cả đều có điểm chung là luôn tận tụy, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Nếu các thầy cô không có quyết tâm lớn, học sinh ở vùng sâu, vùng xa sẽ khó có thể vươn lên thoát nghèo, thay đổi số phận của chính mình.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt Đoàn đại biểu “Chia sẻ cùng thầy cô
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi gặp mặt

Chia sẻ tại buổi gặp mặt, cô giáo Nguyễn Thị Lê Dung (sinh năm 1969), đại biểu lớn tuổi nhất của Chương trình cho biết, Trường Tiểu học Vĩnh Hảo (xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) nơi cô công tác hiện vẫn còn nhiều khó khăn, tuy nhiên học sinh đều rất hiếu học, đội ngũ giáo viên cũng luôn nỗ lực cống hiến, tận tụy để dìu dắt các em nên người. 36 năm công tác, nay vừa nghỉ hưu được vài tháng nhưng cô Dung vẫn luôn mang nặng tình yêu nghề, nguyện đồng hành với học sinh trên mọi nẻo đường. Tài sản lớn nhất của cô là sự trưởng thành của hệ học sinh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt Đoàn đại biểu “Chia sẻ cùng thầy cô
Cô giáo Nguyễn Thị Lê Dung phát biểu tại buổi gặp mặt

“Tôi nhớ nhất là trường hợp của một nữ sinh trầm cảm do bị xâm hại. Em chọn cách giấu kín nên gia đình không hề hay biết. Tôi đã tự mày mò các phương pháp tiếp cận, đồng hành để lấy lại niềm tin vào cuộc sống cho em. Hiện nay, em đã trở thành một sinh viên xuất sắc, tấm gương về học tập, rèn luyện và hoạt động vì cộng đồng trong nhà trường”, cô Nguyễn Thị Lê Dung chia sẻ.

Đến từ xã Chế Tạo, một trong những xã kinh tế khó khăn, xa nhất của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, thầy giáo Sùng A Trừ cho biết, có những học sinh ở thôn, bản, cách xa điểm trường đến 6 - 7 tiếng đồng hồ đi bộ đường núi, đường rừng, nhưng thầy và các đồng nghiệp vẫn đến nhà từng em để tuyên truyền, động viên phụ huynh cho con em tới trường để học cái chữ, để được vui chơi với bạn bè. Thầy là người đã đề ra sáng kiến ghép đôi học sinh lớn với đàn em nhỏ để cùng nhau học tập, rèn luyện. Buổi tối, thầy lại dành thời gian kèm cặp các em theo mô hình trên và gặt hái nhiều kết quả tích cực.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt Đoàn đại biểu “Chia sẻ cùng thầy cô
Quang cảnh buổi gặp mặt

Cũng tại buổi gặp mặt các đại biểu đã chia sẻ những khó khăn, vất vả của những giáo viên, học sinh trong công tác giảng dạy, học tập…

Sau khi lắng nghe ý kiến của một số đại biểu tại buổi gặp mặt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt, coi công tác giáo dục và đào tạo là một trong những quốc sách hàng đầu, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng thuộc diện chính sách. Truyền thống hiếu học của dân tộc ta chính là tiền đề quan trọng để phát huy mạnh mẽ công tác giáo dục và đào tạo, trong đó cần đặc biệt tập trung vào bậc đại học và công tác dạy nghề.

Theo Phó Thủ tướng, thực tế đã chứng minh, những đất nước, vùng miền phát triển về giáo dục sẽ nhận được sự quan tâm, nhiều nguồn lực đầu tư hơn cả. Sự quan tâm đặc biệt, kỳ vọng lớn về giáo dục của dư luận hiện nay chính là động lực để khơi dậy sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị trong cổ vũ, động viên, tri ân đội ngũ giáo viên trên khắp mọi miền Tổ quốc. Hiện nay, có nhiều loại tiêu chí phấn đấu, phong trào thi đua đang “làm khó” thầy, cô giáo, gián tiếp gây ảnh hưởng không tốt đến học sinh. Vì vậy, công tác giáo dục và đào tạo cần quan tâm hơn đến việc tăng cường hàm lượng tri thức, khoa học, tính bền vững, sự hứng khởi cho cả học sinh và giáo viên.

Phó Thủ tướng kỳ vọng, các đại biểu chương trình sẽ không ngừng phấn đấu, rèn luyện, trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm với nghề, ngày càng hoàn thiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh “trồng người”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các Bộ, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương cần tiếp tục quan tâm hơn nữa, đồng hành, chăm lo thầy và trò ở vùng sâu, vùng xa; phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn, Hội các cấp triển khai thêm nhiều hoạt động thiết thực, phát huy trí tuệ, sức mạnh của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhịp cầu giáo dục

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non
Quốc tế

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non

Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch từng bước tiến tới miễn học phí cho bậc học mầm non nhằm giảm gánh nặng nuôi con cho các hộ gia đình, thúc đẩy tiêu dùng và tăng tỷ lệ sinh trong nước. Đây là kế hoạch được Ủy ban Cải cách và Phát triển Kinh tế (NDRC), cơ quan hoạch định chính sách của Trung Quốc, đưa ra tại kỳ họp Quốc hội đầu tháng này.

Hơn 3.000 học sinh tham gia ngày hội hướng nghiệp tại Trường Đại học Công nghệ Miền Đông
Giáo dục

Hơn 3.000 học sinh tham gia ngày hội hướng nghiệp tại Trường Đại học Công nghệ Miền Đông

Hơn 3.000 học sinh THPT từ Đồng Nai và các tỉnh lân cận đã tham gia chương trình MIT’s Amazing Day 2025 tại Trường Đại học Công nghệ Miền Đông. Sự kiện mang đến nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế, tư vấn hướng nghiệp và giao lưu với chuyên gia, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Đẩy mạnh phổ cập giáo dục, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông
Nhịp cầu giáo dục

Đẩy mạnh phổ cập giáo dục, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 525/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5.1.2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông đến năm 2030.

Đại học Kinh tế Đà Nẵng phát động cuộc thi Startup Runway 2025
Giáo dục

Đại học Kinh tế Đà Nẵng phát động cuộc thi Startup Runway 2025

Startup Runway - cuộc thi thường niên do Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng tổ chức từ năm 2016, đã trở thành một trong những sân chơi tiêu biểu dành cho học sinh, sinh viên đam mê khởi nghiệp, tạo môi trường kết nối với doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội để hỗ trợ hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, sáng tạo.

Khai giảng khóa học "Kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh"
Công nghệ

Khai giảng khóa học "Kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh"

Nhằm tăng cường nhận thức và kỹ năng số cho học sinh THCS và THPT trên toàn quốc, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Tập đoàn Meta, Trung tâm Công nghệ thông tin - Truyền thông Vietnet (Vietnet-ICT) và Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông VTC Netviet khai giảng khóa học "Kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh" và được đăng tải trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà Onetouch với tên miền là onetouch.mic.gov.vn và onetouch.edu.vn.

UBND TP. Buôn Ma Thuột: Sẽ hoàn thành chuyển đổi loại hình với Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm trước 30.6.2025
Giáo dục

UBND TP. Buôn Ma Thuột: Sẽ hoàn thành chuyển đổi loại hình với Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm trước 30.6.2025

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đã có công văn gửi UBND TP. Buôn Ma Thuột yêu cầu khẩn trương tháo gỡ khó khăn, hoàn tất kế hoạch để chuyển đổi chuyển đổi loại hình với Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hiện UBND TP. Buôn Ma Thuột cũng đã có báo cáo gửi UBND tỉnh.

70% sinh viên công nghệ thông tin cần đào tạo lại kỹ năng thực hành sau khi tốt nghiệp
Giáo dục

70% sinh viên công nghệ thông tin cần đào tạo lại kỹ năng thực hành sau khi tốt nghiệp

Mỗi năm, Việt Nam đào tạo thêm khoảng 50.000 nhân lực công nghệ thông tin, nhưng trong số này chỉ có khoảng 30% sẵn sàng làm việc được ngay khi ra trường, còn lại 70% vẫn phải thông qua quá trình đào tạo, các khóa học để rèn giũa các kỹ năng thực hành trước khi tham gia vào dự án thực tế.