70% sinh viên công nghệ thông tin cần đào tạo lại kỹ năng thực hành sau khi tốt nghiệp

Mỗi năm, Việt Nam đào tạo thêm khoảng 50.000 nhân lực công nghệ thông tin, nhưng trong số này chỉ có khoảng 30% sẵn sàng làm việc được ngay khi ra trường, còn lại 70% vẫn phải thông qua quá trình đào tạo, các khóa học để rèn giũa các kỹ năng thực hành trước khi tham gia vào dự án thực tế.

Tại Hội thảo chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo năm 2024 do Bộ GD-ĐT vừa tổ chức, ông Đỗ Thanh Bình, Giám đốc hợp tác quốc tế Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) - tổ chức phi Chính phủ đang chiếm khoảng 70% doanh thu và nhân lực của ngành công nghệ thông tin Việt Nam đã có những chia sẻ về góc nhìn doanh nghiệp với nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin, công nghệ số.

70% sinh viên khi ra trường cần đào tạo thêm kỹ năng thực hành

Theo ông Đỗ Thanh Bình, hiện có khoảng 1,5 triệu nhân lực trong ngành công nghệ thông tin đang hoạt động tại Việt Nam. Trong số đó, có khoảng 500.000 kỹ sư được đào tạo bài bản.

Mỗi năm, chúng ta đào tạo thêm khoảng 50.000 nhân lực công nghệ thông tin, nhưng trong số này chỉ có khoảng 30% sẵn sàng làm việc được ngay khi ra trường, còn lại 70% vẫn phải thông qua quá trình đào tạo, các khóa học để rèn giũa các kỹ năng thực hành trước khi tham gia vào dự án thực tế.

z6106279116268-9af116845ad4965ac0972f8c06861fe8.jpg
Ông Đỗ Thanh Bình, Giám đốc hợp tác quốc tế Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam - VINASA (Ảnh: Trần Hiệp)

Một khảo sát của Bộ Công thương cho thấy các doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam đang có những nhu cầu cụ thể về quản trị dự án công nghệ, dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là gen AI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) và đào tạo về an ninh mạng.

Thông tin chi tiết hơn về nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin trong giai đoạn tới, ông Đỗ Thanh Bình cho biết ở giai đoạn ngắn hạn và trung hạn, theo báo cáo của Vietnam Tech Talent Report thì giai đoạn 2024-2025, Việt Nam thiếu khoảng 150.000 đến 200.000 nhân lực công nghệ thông tin mỗi năm, đặc biệt ở các lĩnh vực AI, Big Data, lập trình viên Full-stack và bảo mật an ninh mạng.

Các vị trí được tuyển dụng nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực công nghệ thông tin gồm: lập trình viên Back-end chiếm 12,4%, lập trình viên Full-stack 10,4%, lập trình viên Front-end 8,9% và nhân viên bảo mật mạng 16,8%.

Về mức thu nhập, theo báo cáo tổng kết thông tin mức lương IT và thị trường IT Việt Nam giữa biến động kinh tế 2024 của Viecoi Headhunting, mức lương trong lĩnh vực công nghệ thông tin rất cạnh tranh so với các ngành khác. Với nhân viên trẻ vừa ra trường làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mức lương thấp nhất khoảng 550 USD/tháng, tương đương khoảng 13 triệu đồng. Sau một vài năm, mức lương này tăng dần, có thể lên đến 4000-6500 USD/tháng ở vị trí quản lý (100 -165 triệu đồng).

z6110323862452-aa8359e11daf8a734185eaadf1b98b8f.jpg

Về nhu cầu nhân lực dài hạn, theo ông Đỗ Thanh Bình, 38% nhân lực công nghệ thông tin cần có kỹ năng STEM, tức là các môn học về khoa học kỹ thuật. Trong giai đoạn 2025-2030, Việt Nam cần thêm khoảng 1 triệu nhân lực lĩnh vực công nghệ thông tin để đáp ứng được nhu cầu bùng nổ công nghệ ngày nay. Bên cạnh đó, 25% sinh viên công nghệ thông tin tại Việt Nam cần kỹ năng tự học để đáp ứng vấn đề thay đổi công nghệ.

“Tại Việt Nam, giai đoạn 2025-2030 sẽ tăng 74% nhu cầu nhân lực về AI, tăng 20.000 chuyên gia/năm liên quan lĩnh vực an ninh mạng và tăng 30%/năm các nhân sự liên quan đến công nghệ Blockchain”, ông Đỗ Thanh Bình thông tin.

Ông nhấn mạnh, bên cạnh chú trọng đến đào tạo kỹ năng cứng cho sinh viên trong trường đại học, việc đào tạo kỹ năng mềm cũng rất quan trọng. Trước hết là về tư duy phân tích. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá sinh viên khi ra trường còn có phần bị động khi được giao một nhiệm vụ, dự án, sản phẩm. Các bạn rất cần tư duy, kỹ năng phân tích để giải quyết được các vấn đề trong công việc. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần có hiểu biết về kỹ thuật, kỹ năng học nhanh. Công nghệ biến đổi từng ngày, chúng ta phải học tập rất nhanh để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của công nghệ, bắt kịp xu hướng của thời đại.

Bên cạnh đó, tư duy “làm chủ” rất quan trọng. Khi đi làm, nhiều bạn trẻ có xu hướng làm xong công việc của mình, quay trở về nhà nghỉ ngơi và hôm sau lại đi làm, không có định hướng sẽ làm chủ sản phẩm, tiến tới là có thể làm leader trong nhóm, trong doanh nghiệp.

“Nếu mỗi nhân viên đều có tư duy làm chủ như trên, tôi cho rằng doanh nghiệp sẽ phát triển nhanh hơn, các sản phẩm sẽ có chất lượng cao hơn, vì mỗi bạn đều đặt mình vào trong sản phẩm”, ông Bình nói, đồng thời nhấn mạnh đây là những kỹ năng mềm mà VINASA muốn đề xuất các trường đưa vào trong chương trình giảng dạy, để hạn chế việc rất nhiều sinh viên ra trường cần học thêm các kỹ năng mới có thể làm việc được tốt.

Trường đại học cần liên kết chặt chẽ với nhau và với doanh nghiệp

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin, công nghệ số trong thời gian tới, Giám đốc hợp tác quốc tế Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam kiến nghị Bộ GD-ĐT cần có các chương trình bồi dưỡng giảng viên với các khóa học chuyên sâu để nâng cao năng lực giảng dạy.

Bên cạnh đó, tạo điều kiện và chính sách để sinh viên, giảng viên tham gia các dự án nghiên cứu công nghệ. Thiết kế chương trình đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn, ưu tiên các công nghệ mới như AI, blockchain, và cybersecurity.

Với trường đại học, ông Bình đề xuất các trường cần liên kết chặt chẽ với nhau để có đủ nguồn lực nắm bắt và tổ chức được đào tạo đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Đồng thời, liên kết với doanh nghiệp, tạo cơ hội thực tập cho sinh viên tại các tập đoàn lớn như Samsung, FPT, và Qualcomm. Xây dựng phòng thí nghiệm công nghệ chuyên sâu tại các trường đại học trọng điểm.

Các trường cũng cần hỗ trợ học tập linh hoạt, triển khai các khóa học trực tuyến và chương trình chứng chỉ quốc tế. Đặc biệt, thiết lập các xưởng trường (doanh nghiệp mini nội bộ) do giảng viên điều hành, sinh viên vận hành để hiểu rõ cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

Nâng cấp chương trình đào tạo đại học, tích hợp các công nghệ mới như AI, Blockchain và Big Data, tăng cường kết nối với doanh nghiệp để xây dựng giáo trình thực tế. “Chúng tôi muốn tập trung đề xuất phần này, vì chúng ta bàn rất nhiều về chương trình đào tạo, nhưng không biết doanh nghiệp, thị trường có đang cần hay không. Điều này có thể dẫn đến việc đào tạo với đầu ra chưa phù hợp, không có nhu cầu thực tế”, ông Đỗ Thanh Bình cho hay.

Với các doanh nghiệp, ông Bình đề xuất công khai kế hoạch nhân sự, đưa ra nhu cầu nhân lực cụ thể để các trường đại học điều chỉnh chương trình đào tạo. Một mặt, trường đại học sẽ nắm được nhu cầu này để tham gia đào tạo; mặt khác doanh nghiệp cũng liên kết, làm việc chặt chẽ với trường để sinh viên đào tạo ra có thể làm việc trong doanh nghiệp.

Đề xuất thứ hai liên quan đến việc doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo nội bộ, hỗ trợ tài chính và tổ chức các khóa học nâng cao kỹ năng cho nhân viên. Bên cạnh đó, tài trợ cho các trường bằng cách điều phái mentor hỗ trợ xưởng trường; outsource công việc cho các xưởng trường (dịch vụ thuê ngoài).

Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm
Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm

Các vị trí "tuyển sinh, đào tạo; phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh; thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục; quản lý đề án, dự án; phân bổ, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học"... sẽ cần phải thay đổi định kỳ theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.