Phát triển nhà ở xã hội trong bối cảnh chính sách mới

Sáng 12.9, tại Trụ sở 35 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Phát triển nhà ở xã hội trong bối cảnh chính sách mới'.

Toa-dam.jpg
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền và các đại biểu dự tọa đàm. Ảnh: Quang Khánh

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền cho biết, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân, nhất là nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp. Tính đến nay, cả nước đã hoàn thành xây dựng 195.000 căn nhà ở xã hội và có khoảng 374.000 căn đã được chấp thuận đầu tư và khởi công, cấp phép xây dựng.

TBT.jpg
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

“Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phát triển nhà ở xã hội vẫn còn một số hạn chế. Trong đó phải kể đến việc nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế so với nhu cầu thực tế, hầu hết các địa phương không đạt chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội đặt ra. Giá nhà ở xã hội cao so với thu nhập của đối tượng thụ hưởng. Tỷ lệ quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị thấp. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các chương trình tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội còn thấp, chưa huy động được mạnh mẽ nguồn lực xã hội tham gia”, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền nhấn mạnh.

TBT-a2.jpg
Quang cảnh tọa đàm. Ảnh: Quang Khánh

Nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội, góp phần giải quyết cơ bản nhu cầu nhà ở cho người dân, tháng 5 vừa qua, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 34/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới. Chỉ thị 34 đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp tại khu vực đô thị.

Trước đó, tại Kỳ họp tháng 10.2023, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đồng bộ để phát triển nhà ở xã hội, trước hết là nhằm thực hiện Chương trình phát triển tối thiểu 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 – 2030. Tháng 7 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở năm 2023 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Có hiệu lực thi hành từ ngày 1.8.2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Nghị định 100 sẽ giúp khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn phát triển và quản lý nhà ở xã hội; có nhiều chính sách ưu đãi hơn cho doanh nghiệp phát triển dự án nhà ở xã hội; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các chủ thể liên quan, gồm cả chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người thụ hưởng. Điều quan trọng là phải nhanh chóng đưa các chính sách, quy định mới này vào cuộc sống.

Duc-Hieu.jpg

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Quang Khánh

Đặc biệt, tại Kỳ họp vào tháng 10 tới đây, Quốc hội sẽ thảo luận về Báo cáo giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Đây là một trong hai chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2024. Trong đó, với nhà ở xã hội, mục đích giám sát là đánh giá khách quan, toàn diện tình hình và kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023. Không chỉ xác định các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, cuộc giám sát còn nhằm rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực thi Luật Nhà ở năm 2023 và Nghị định 100 về nhà ở xã hội; đồng thời tiếp tục đóng góp hữu ích vào quá trình hoàn thiện chính sách về nhà ở xã hội, hôm nay, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm “Phát triển nhà ở xã hội trong bối cảnh chính sách mới”.

Tien-cuong'.jpg

Ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Nhấn mạnh, từ chính sách đến thực thi luôn có khoảng cách, và quy định tốt mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là các quy định đó phải được triển khai kịp thời mới mang lại hiệu quả mong đợi, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền mong muốn các nhà quản lý, đại biểu Quốc hội, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp thảo luận sâu về việc làm thế nào để các chính sách mới về nhà ở xã hội thực sự đi vào cuộc sống. Qua đó, thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà ở xã hội, triển khai dự án nhanh hơn để có thêm nguồn cung và người thụ hưởng cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nhà ở xã hội, hoàn thiện thủ tục giấy tờ. Cùng với đó là “việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp Ban Bí thư nêu trong Chỉ thị 34 nhằm hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người dân, nhất là những người có thu nhập thấp”, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền nói.

quang-hung.jpg
Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng phát biểu. Ảnh: Quang Khánh
van-tuan.jpg

Ông Lê Văn Tuấn, Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

anh-tuan-a2.jpg

Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Hoàng Quân. Ảnh: Quang Khánh

anh-tuan.jpg

Ông Trương Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Tại tọa đàm, các đại biểu đã làm rõ những điểm mới, phân tích tác động các quy định mới về nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở năm 2023 và Nghị định 100/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển nhà ở xã hội. Đặc biệt, các đại biểu tiếp tục phản ánh về những vướng mắc chưa được tháo gỡ ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng nhà ở xã hội và tiếp cận nhà ở xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về phát triển nhà ở xã hội.

Xã hội

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt
Môi trường

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt

Trong những năm gần đây, người Việt Nam đã bắt đầu thay đổi thói quen đi lại, đặc biệt là xu hướng sử dụng xe điện. Điều này không chỉ phản ánh sự phát triển của công nghệ mà còn là sự nhạy bén trước những vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khi Tết Nguyên Đán đến gần, hình ảnh những chiếc xe điện lăn bánh trên đường phố ngày càng trở nên phổ biến. Sự chuyển mình này không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn phản ánh một thay đổi lớn trong thói quen đi lại của người Việt Nam.

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh
Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh

Gần đây báo chí phản ánh tình trạng một số học sinh ở Quảng Nam mua búp bê Kumanthong về thờ cúng, mua bánh kẹo “cho ăn” để cầu may mắn và học giỏi. Đây là hoạt động mê tín dị đoan hết sức nguy hiểm, gây tâm lý hoang mang, lo sợ, tạo hệ lụy xấu cho học sinh, gia đình và xã hội. Chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục xung quanh vấn đề này.

15 hạng giấy phép lái xe mới áp dụng từ ngày 1.1.2025
Xã hội

15 hạng giấy phép lái xe mới áp dụng từ ngày 1.1.2025

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2025. Theo đó, sẽ có 15 hạng giấy phép lái xe gồm: A, A1, B, B1, C, C1, D, D1, D2, BE, C1E, CE, DE, D1E và D2E.

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn
Môi trường

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn

Nghề quan trắc thủy văn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ nguồn nước, đồng thời cung cấp thông tin quý giá cho các quyết định phát triển bền vững. Nhưng ít ai biết, ngoài sự tỉ mỉ, chính xác, tâm huyết những người làm trong lĩnh vực này còn phải đối mặt với bão lũ, mưa giông… và am hiểu sâu sắc về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước. Họ được ví như người theo dõi nhịp cảm xúc, nhịp sống của các con sông.

Ngành dân số sắp có logo mới
Đời sống

Ngành dân số sắp có logo mới

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi Sáng tác Logo ngành dân số đã họp hội đồng để thống nhất ý kiến về việc chọn tác phẩm đoạt giải cuộc thi và góp ý về việc sử dụng mẫu logo mới cho ngành dân số trong tình hình mới.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên
Xã hội

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên

Nằm ở vị trí ở trung tâm vùng Tây Nguyên, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để phát triển, đặc biệt là Nghị quyết số 72/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội khóa XV về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Buôn Ma Thuột. Chứng kiến Buôn Ma Thuột đổi thay từng ngày, vươn lên thành đô thị hiện đại, đời sống người dân được nâng lên là niềm vui chung của cả Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân nơi đây. 

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Xã hội

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

Để thực hiện có hiệu quả công tác dân số trong thời gian tới, theo các chuyên gia, cần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân số, nhất là nâng cao chất lượng dân số, vì mục tiêu sức khỏe, hạnh phúc của người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.