Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội: Cân nhắc từ nhiều góc độ

Theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP (Nghị định số 100), từ ngày 01.8.2024, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở từ mức 4,8%/năm lên 6,6%/năm. Mức lãi suất mới này được điều chỉnh nhằm bảo đảm tính bền vững của chương trình cho vay và giảm tải gánh nặng ngân sách nhà nước.

Điều chỉnh phù hợp thực tiễn

Nghị định số 100, có hiệu lực từ ngày 1.8.2024, quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, đã mang đến một loạt thay đổi đáng chú ý liên quan đến việc cho vay nhà ở xã hội.

Một trong những thay đổi đáng chú ý là lãi suất cho vay được điều chỉnh theo mức lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Mức lãi suất nợ quá hạn cũng được quy định là 130% so với lãi suất cho vay thông thường. Điều này có nghĩa rằng, với lãi suất cho vay hộ nghèo hiện tại là 6,6%/năm, lãi suất cho vay nhà ở xã hội tại NHCSXH đã tăng thêm 1,8% so với trước đây.

Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Huỳnh Văn Thuận cho biết, mức lãi suất cho vay này đã được cơ quan có thẩm quyền tổng kết, đánh giá, tính toán kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng Nghị định của Chính phủ; dự thảo Nghị định đã được lấy ý kiến tham gia rộng rãi của các bộ, ngành, địa phương, người dân để hoàn thiện, thẩm định trước khi trình Chính phủ ban hành theo quy định.

Cân nhắc từ nhiều góc độ -0
Gia đình chị Nguyễn Thị Kiều Vy ở Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội hạnh phúc trong ngôi nhà mới, được mua theo Nghị định số 100. Ảnh: V. Hải

Đánh giá về những điều chỉnh mới, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận định, việc phê duyệt mức lãi suất 6,6%/năm đã được cân nhắc kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo cân đối nhiều yếu tố. Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, chính sách này cần nhìn nhận từ góc độ ổn định và dài hạn, với thời hạn vay lên đến 25 năm.

Việc điều chỉnh được tính toán kỹ lưỡng nhằm duy trì tính bền vững của chương trình và giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, mức lãi suất 6,6%/năm là tương đối hấp dẫn và nhấn mạnh, cần cố định mức lãi suất này trong nhiều năm để tạo sự ổn định cho người vay. Ông Hiếu lấy ví dụ về lãi suất vay mua nhà tại Mỹ - nơi mức lãi suất có thể lên đến 7,5%/năm nhưng được cố định trong suốt 30 năm, giúp người vay có thể lên kế hoạch tài chính dài hạn mà không lo ngại về sự biến động của lãi suất.

Theo báo cáo của NHCSXH, tính đến 31.7.2024, sau gần 10 năm triển khai thực hiện cho vay nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014, Nghị định số 100, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP; NHCSXH đã giải ngân được 20.894 tỷ đồng cho hơn 49.000 khách hàng, dư nợ đạt 17.263 tỷ đồng với gần 46.000 khách hàng đang còn dư nợ. Nguồn vốn tín dụng chính sách về nhà ở xã hội đã góp phần giúp hơn 49.000 người thu nhập thấp, công nhân cùng gia đình có nhà ở xã hội và góp phần xây dựng hơn 49.000 căn nhà ở, ổn định "an cư, lạc nghiệp", yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Tập trung cho nhà ở xã hội

Trước những ý kiến đa chiều liên quan đến việc điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Huỳnh Văn Thuận khẳng định, với vai trò là đơn vị triển khai thực hiện cho vay, NHCSXH sẽ tiếp thu các ý kiến để báo cáo các Bộ, ngành liên quan, từ đó báo cáo trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. NHCSXH cũng cam kết tiếp tục tập trung triển khai thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của Chính phủ tại Nghị định số 100; trong đó có quy định về lãi suất cho vay.

Hơn 20 năm hoạt động, NHCSXH đã không ngừng hoàn thiện và triển khai thành công mô hình tổ chức quản trị, điều hành và đã tiếp nhận, quản lý an toàn, hiệu quả nguồn vốn tín dụng; triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, góp phần vào thực hiện thắng lợi các Chương trình mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; bảo đảm an sinh xã hội.

Đến hết 31.7.2024, tổng nguồn vốn của NHCSXH đạt 373.010 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 350.822 tỷ đồng với gần 6,9 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Nguồn vốn chính sách đã hỗ trợ gần 6,8 triệu hộ gia đình vượt qua ngưỡng nghèo; giải quyết việc làm cho hơn 7,2 triệu lao động (trong đó, gần 145 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); hỗ trợ gần 4 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, giúp mua hơn 90 nghìn máy tính, thiết bị học trực tuyến cho học sinh, sinh viên; xây dựng gần 20 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng gần 731 nghìn căn nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác; gần 2 nghìn doanh nghiệp, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 được vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho hơn 1,2 triệu lượt người lao động.

Đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo Nghị định số 100:

(1) Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở; (2) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn; (3) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;  (4) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; (5) Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị; (6) Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp; (7) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác; (8) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. 

Xã hội

Đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối
Xã hội

Đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối

Vào lúc 23h30 ngày 27.11.2024, Tổng công ty Điện lực miền Nam phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn tất việc đóng điện giai đoạn 1 của Dự án Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, cung cấp nguồn điện cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành – công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Dự án Khu nhà ở xã hội thuộc Khu dân cư đồi Ngân hàng (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) do Agribank cấp tín dụng.
Đời sống

Agribank chung tay vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt

Thực hiện Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, Agribank đã tích cực tham gia xây dựng chương trình tín dụng cho nhà ở xã hội với cam kết phân bổ 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ chủ đầu tư và người mua nhà tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Với các giải pháp hỗ trợ tín dụng cho khách hàng, Agribank đang là ngân hàng thương mại dẫn đầu về triển khai cho vay nhà ở xã hội.

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Đời sống

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Tại Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng khẳng định đây là bước đi quan trọng nhằm chuẩn bị tốt nhất nguồn nhân lực cho giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển.

Ảnh minh họa
Xã hội

Bài 1: Xu hướng phát triển của nông nghiệp toàn cầu

Cây trồng chỉnh sửa gen là ứng dụng nổi bật của công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp bền vững. Bằng việc sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gene, Việt Nam có thể tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến trong nông nghiệp, có thêm giải pháp giúp nông dân tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, cải thiện sản lượng, chất lượng nông sản và thu nhập nông hộ; đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, dinh dưỡng cho người tiêu dùng.

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải
Môi trường

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. Song, trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra là phải chuyển đổi phương thức, mô hình xử lý rác thải để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, mà vẫn bảo vệ được môi trường.

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng
Xã hội

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng

Để thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (từng hộ gia đình), PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, việc quy hoạch nguồn rác, bãi rác tại các địa phương có vai trò rất quan trọng.

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"
Xã hội

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"

Tại tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 27.11, nhiều đại biểu cho rằng, vấn nạn rác thải đã và đang đe dọa rất nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang lãng phí một nguồn tài nguyên rất khổng lồ…

Quang cảnh đối thoại năm 2023
Đời sống

Hội nghị đối thoại giữa Đảng ủy, Lãnh đạo Báo Đại biểu Nhân dân với cán bộ, viên chức, người lao động

Chiều 27.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 35 Ngô Quyền (Hà Nội), Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức Hội nghị đối thoại trực tuyến giữa Đảng ủy, Lãnh đạo Báo với cán bộ, viên chức, đoàn viên công đoàn, người lao động. Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền chủ trì Hội nghị.

Hội thảo khoa học “80 năm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị - Thành tựu và kinh nghiệm”
Xã hội

Hội thảo khoa học “80 năm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị - Thành tựu và kinh nghiệm”

Sáng 27.11, tại Hà Nội, Trường Sĩ quan Chính trị chủ trì phối hợp với Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) và Báo Quân đội nhân dân (QĐND) tổ chức Hội thảo khoa học “80 năm xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị - Thành tựu và kinh nghiệm. Thượng tướng, TS. Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo hội thảo.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng
Xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng

Hiện nay, ngành lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý 16,348 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng là 14,860 triệu ha. Đây là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý diện tích rừng và đất trồng rừng, cũng như giúp theo dõi sát sao sức khỏe của hệ sinh thái, dự đoán nguy cơ cháy rừng, phát hiện khai thác… ngành lâm nghiệp đang chú trọng chuyển đổi số.