Phát hiện chùm ca bệnh cúm A/H1N1 tại một trường tiểu học ở TPHCM

6/6 mẫu xét nghiệm được lấy ngẫu nhiêm trong nhóm học sinh bị bệnh ở Trường Tiểu học Võ Trường Toản đều cho kết quả dương tính với cúm A/H1N1.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) mới đây cho biết, ngày 16.3 vừa qua, đơn vị này nhận được tin báo của Trung tâm y tế quận 10 (TPHCM) về số học sinh nghỉ ốm tăng bất thường tại Trường Tiểu học Võ Trường Toản. Ngay sau khi nhận thông tin, HCDC đã nhanh chóng phối hợp với Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Trung tâm Y tế quận 10 thực hiện điều tra dịch tễ, tổ chức thăm khám cho các trẻ.

Kết quả thăm khám cho thấy, có tổng cộng 20 học sinh bị bệnh với các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, ói. Có những học sinh sốt đến 39℃. Nhận định ban đầu, các bác sĩ nghi ngờ nhóm trẻ này mắc cúm và thực hiện lấy ngẫu nhiên 6 mẫu xét nghiệm cúm.

Mẫu xét nghiệm sau đó được gửi về Viện Pasteur để tiến hành phân lập. Đến ngày 17.3, kết quả cho thấy 6/6 mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính với cúm A/H1N1.

Tính từ ngày 17.3 đến nay, lớp học chưa ghi nhận thêm trường hợp mới có triệu chứng.

Nóng: Phát hiện chùm ca bệnh cúm A/H1N1 tại một trường tiểu học ở TPHCM -0
Tổ chức thăm khám, điều tra dịch tễ cho học sinh Trường Tiểu học Võ Trường Toản (Ảnh: HCDC)

HCDC cho biết, theo số liệu giám sát trong những tháng đầu năm, TPHCM đã ghi nhận các chùm ca bệnh hô hấp trong trường học ở quận Bình Thạnh và mới đây là quận 10. Các chùm ca bệnh đều được xử lý sớm, giúp hạn chế lây lan. Từ đó cho thấy việc quản lý, giám sát và xử lý sớm chùm ca bệnh trong trường học hết sức quan trọng.

HCDC khuyến cáo, TPHCM đang vào mùa cao điểm của các bệnh đường hô hấp, dễ lây lan trong môi trường tập trung đông người. Do đó, các cơ sở giáo dục cần thực hiện quản lý học sinh bằng công tác điểm danh mỗi ngày.

Nếu phát hiện có học sinh mắc bệnh truyền nhiễm hoặc ghi nhận trường hợp có từ 2 học sinh cùng vấn đề sức khoẻ trong cùng khoảng thời gian hoặc tăng bất thường số lượng học sinh bị bệnh, nhà trường cần báo ngay cho Trạm y tế và Trung tâm Y tế địa phương để có hướng xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, khi có trường hợp học sinh nghỉ nhiều ngày liên tiếp mà không rõ lý do, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường phải chủ động liên hệ phụ huynh để xác định có phải bị bệnh truyền nhiễm.

Khi đã phát hiện có chùm ca bệnh tại trường, nhà trường cần tiếp tục theo dõi tình hình học sinh nghỉ bệnh hoặc có triệu chứng mới hàng ngày tại trường (kể cả ngày nghỉ); cập nhật danh sách học sinh mắc bệnh theo triệu chứng, thời gian, lớp học và báo cáo về Trạm Y tế theo quy định.

Trạm Y tế có nhiệm vụ hỗ trợ nhân viên y tế trường học khám, khai thác triệu chứng, tiền sử ăn uống, sinh hoạt của học sinh và phối hợp với Trung tâm Y tế giám sát theo dõi tình hình dịch bệnh tại trường, báo cáo về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố hàng ngày.

HCDC cũng nhấn mạnh, cần có sự kết hợp giữa Trạm Y tế và nhà trường để tăng cường truyền thông về các bệnh truyền nhiễm như đặc điểm, cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh và các biện pháp phòng, chống; cách xử lý, chăm sóc và theo dõi sức khỏe trẻ. Đồng thời, vận động phụ huynh đưa con đi khám bệnh sớm khi có các triệu chứng nghi ngờ và phản hồi thông tin về nhà trường để quản lý, theo dõi.

Phụ huynh nên chủ động cho con đi tiêm ngừa các bệnh đã có vắc xin như cúm, thủy đậu, quai bị. Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ bệnh nặng do bệnh truyền nhiễm.

Phòng bệnh cúm A/H1N1 thế nào?

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tuy không nguy hiểm như nhiễm cúm A/H5N1, cúm A/H7N9 nhưng những người nhiễm cúm A/H1N1 hay virus cúm mùa khác cũng có thể bị bội nhiễm, viêm phổi nặng, thậm chí có thể gây suy đa tạng, tử vong ở một số người có bệnh mạn tính. Trên thế giới mỗi năm ghi nhận 250.000 - 500.000 trường hợp tử vong do cúm.

Virus cúm A/H1N1 dễ dàng lây lan từ người sang người (giống như cách lây lan của cúm thường) qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện.

Người bệnh cũng có thể nhiễm virus cúm do tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm virus; chạm vào khăn giấy đã dụng có nhiễm virus, sau đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc dụi mắt. Việc dùng chung đồ dùng, ly uống nước, hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh cũng có thể làm lây nhiễm virus cúm A/H1N1.

Giống như các chủng cúm mùa khác, khi nhiễm cúm A/H1N1, người bệnh thường có các triệu chứng sau: Sốt, thường trên 38oC, và ớn lạnh; Đau viêm họng; Nhức đầu; Đau mình và nhức cơ; Ho khan; Xổ mũi; Mệt mỏi và suy nhược; Tiêu chảy và ói mửa.

Để phòng bệnh cúm A/H1N1, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần sử dụng các biện pháp sau:

- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi; hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm.

- Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm.

- Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc

- Bên cạnh đó, người dân có thể đi tiêm vắcxin để phòng bệnh. Những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan. Việc nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu mắc bệnh có thể giúp điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.

- Các gia đình nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh bệnh dịch.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.