Đồng bộ giải pháp bảo tồn, phát huy nét đẹp tín ngưỡng thờ Mẫu

Ồ ạt “sân khấu hóa” nghi lễ hầu đồng

Sau khi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, hoạt động tuyên truyền, quảng bá về di sản diễn ra mạnh mẽ, việc “sân khấu hóa” nghi lễ hầu đồng đang diễn ra khá ồ ạt và khó kiểm soát…

Trăm hoa đua nở

Mới đây, trong khuôn khổ hội thảo khoa học của một trường đại học ở Thừa Thiên Huế, tiết mục biểu diễn trích đoạn và giới thiệu trang phục hầu đồng được một số nghệ nhân thực hiện để minh họa, diễn giải thêm cho chủ đề liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Thực tế, việc tái hiện, trình diễn hầu đồng đã diễn ra phổ biến tại nhiều nơi trong và ngoài nước thời gian qua, song sự việc tại hội thảo trên đã thổi bùng tranh cãi trong dư luận rằng biểu diễn như vậy là nỗ lực quảng bá, diễn giải di sản hay đang vi phạm nguyên tắc về sự tôn trọng, bảo vệ tính thiêng của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ? Cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan quản lý về việc tín ngưỡng này bị mang đi biểu diễn tràn lan.

Biểu diễn trích đoạn và giới thiệu trang phục hầu đồng tại Thừa Thiên Huế gây tranh cãi -Ảnh: BTC
Biểu diễn trích đoạn và giới thiệu trang phục hầu đồng tại Thừa Thiên Huế gây tranh cãi. Ảnh: BTC

Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng Nam Định, Hội Bảo vệ và Phát huy Di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tỉnh Nam Định, nhận định: sau khi di sản được UNESCO ghi danh, nhiều cơ quan, đơn vị đã phối hợp với các tổ chức cộng đồng, chủ thể của di sản tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học và “diễn xướng hầu đồng”. Không thể phủ nhận các hoạt động đó đã huy động nguồn lực từ xã hội hóa, góp phần quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Tuy nhiên, cũng có cơ quan, đơn vị không có chức năng quản lý, nghiên cứu về di sản này cũng tổ chức các hoạt động trên theo kiểu “trăm hoa đua nở”.

Do không hiểu đầy đủ về giá trị và bản chất của di sản nên hiệu quả tuyên truyền, giáo dục về di sản không cao. Có đơn vị còn đứng ra tổ chức liên hoan hầu đồng, thi trình diễn trang phục hầu đồng do các thanh đồng thực hiện hoặc tặng bằng vinh danh, bảng vàng… cho tổ chức, cá nhân tham dự hầu đồng, không đúng thẩm quyền và quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.

Việc tiến hành nghi lễ hầu đồng bên ngoài các không gian thiêng ngày càng phổ biến, tạo thành hình thức được gọi là “hầu đồng sân khấu hóa” hay “hầu đồng văn nghệ”, tôn vinh thanh đồng hơn là tôn vinh di sản. Đáng trách là có người coi hầu đồng như một hoạt động văn hóa, văn nghệ, có trường hợp diễn xướng mô phỏng hầu đồng trong cả đám cưới…

Quảng bá di sản khác với trình diễn giải trí

Trước sự việc vừa qua, nhiều ý kiến ủng hộ việc di sản này cần được thực hành trong không gian tín ngưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội được tham dự các buổi hầu đồng trong không gian thiêng (đền, phủ), bởi vậy, trong một số  trường hợp nhất định có thể đưa hầu đồng lên sân khấu do chính các nghệ nhân thanh đồng thực hiện, nhằm diễn giải về di sản với sự trang nghiêm, trân trọng, tôn vinh vẻ đẹp di sản, giúp giới thiệu Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đến với đông đảo công chúng. Điều này khác với trình diễn hầu đồng vì mục đích giải trí, kinh doanh hay trục lợi.

Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Nguyễn Thị Kim Loan, Viện Phát triển Văn hóa dân tộc cho rằng, thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt không chỉ là di sản văn hóa của Việt Nam mà còn là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trước kia, khi giới thiệu di sản này tại Festival Văn hóa dân tộc của Pháp, bà đã trình diễn hầu đồng trên sân khấu (dù theo quy định không được thắp hương) để thế giới biết tới nét văn hóa của Việt Nam và buổi diễn rất thành công. Bởi vậy, NNƯT. Nguyễn Thị Kim Loan kiến nghị nên chấp nhận mở rộng không gian trình diễn để giới thiệu, quảng bá di sản tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, ý kiến trên không nhận được sự đồng tình của nhiều thanh đồng. NNƯT. Trần Thị Huệ, thủ nhang Phủ Tiên Hương (Phủ Dầy, Nam Định) bức xúc: “Không thể đánh đồng nghệ thuật sân khấu với tín ngưỡng tâm linh, không thể đưa tín ngưỡng thờ Mẫu lên sân khấu. Chúng tôi phải hầu Thánh ở không gian thiêng”. NNƯT Trần Thị Huệ kể, năm 2013, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam mời bà vào Hội An để trình diễn giới thiệu trong hội thảo Kỷ niệm 10 năm Công ước 2003 của UNESCO, bà Huệ nhận lời với điều kiện hầu đồng phải diễn ra trong không gian thiêng. Ban tổ chức đã tìm bản điện để bà hầu ở đó. Sau đó, bà Huệ được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam mời giao lưu giới thiệu văn hóa tại Hàn Quốc, bà cũng mang theo ba pho tượng, rước chân nhang từ Phủ Dầy để hầu Thánh tại một ngôi đền ở quốc gia này…

Theo NNƯT. Trần Thị Huệ, đưa hầu đồng lên sân khấu, ra nơi công cộng, thậm chí vào nơi người người đang ăn uống là xúc phạm các vị Thánh. “Ông cha ta đã để lại di sản, chúng ta nên giữ truyền thống tốt đẹp. Hầu đồng phải quay lên ban thờ, không phải quay xuống phục vụ khán giả. Đây là nguyên tắc lễ Thánh, thể hiện sự tôn kính với các anh hùng có công với dân, với nước”.

Đồng tình với ý kiến trên, NNƯT. Nguyễn Tất Kim Hùng, đền Nguyên Khiết Linh Từ, 102 Hàng Bạc, Hà Nội, góp ý: “Cần ngăn chặn và chấn chỉnh những hoạt động làm sai lệch và cố tình phổ biến sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Đây là di sản tâm linh chứ không phải di sản nghệ thuật trình diễn. Tín ngưỡng của chúng tôi khi thực hành phải là sập hầu, trong không gian điện phủ, có ban thờ Thánh Mẫu, chỉ được phép quay lên vái Thánh thần chứ không được quay xuống vái khán giả. Đưa Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu lên sân khấu là cung cấp thông tin sai và cái nhìn sai về di sản, về tín ngưỡng truyền thống của người Việt… Ai muốn tiếp cận, muốn nghiên cứu, muốn xem thì hãy đến tham dự các buổi nghi lễ của chúng tôi, chúng tôi luôn chào đón và sẵn sàng giới thiệu, cung cấp thêm thông tin và hiểu biết cho các quý vị về di sản chúng tôi nắm giữ”.

Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh
Văn hóa - Thể thao

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh

Nằm ẩn mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình của thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Cây Thị – hay còn được biết đến với tên gọi Tịnh Viện Di Đà – không chỉ là một địa điểm thờ tự mà còn là chứng nhân lịch sử của vùng đất gắn liền với nhiều biến cố và bước ngoặt của thời gian.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.