Quảng Ninh

"Núi" thải Bàng Nâu sừng sững bên cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, nhiều nguy cơ hiện hữu

Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh, trên địa bàn hiện có 6 bãi thải mỏ lớn đang hoạt động với tổng trữ lượng đất đá thải mỏ mỗi năm trên 150 triệu m³. Riêng bãi thải mỏ Bàng Nâu có diện tích rộng trên 435ha. Đây là nơi đổ thải đất đá từ quá trình sản xuất than của Công ty CP Than Cao Sơn thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Những ngày đầu tháng 3, phóng viên báo Đại biểu Nhân dân đã dọc theo tuyến cao tốc Hạ Long – Vân Đồn đoạn qua địa bàn TP Cẩm Phả để mục sở thị về bãi thải Bàng Nâu, thuộc Công ty than Cao Sơn.

Cận cảnh bãi thải mỏ “khủng”, sừng sững bên cao tốc Hạ Long – Vân Đồn -0
Nhìn từ xa bãi thải Bàng Nâu cao sừng sững như một "ngọn núi" nhân tạo

Ước tính trung bình mỗi năm, sản lượng đổ đất đá thải tại bãi thải mỏ Bàng Nâu khoảng 40 triệu m³. Qua nhiều năm tích tụ, khối lượng đất đá “khủng” từ quá trình sản xuất than đã tạo ra bãi thải quy mô lớn như một quả núi nhân tạo với chiều cao ở nhiều khu vực lên đến +300m.

Theo người dân quanh khu vực, trước đây, bãi thải này nằm sâu trong rừng, cách xa trung tâm TP Cẩm Phả. Tuy nhiên, kể từ khi tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn được xây dựng và đưa vào sử dụng thì Bàng Nâu đã thực sự "phát lộ", nằm sừng sững bên cạnh công trình trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh - vốn được đánh giá là tuyến giao thông có cảnh sắc kỳ vĩ bởi được đan xen giữa núi non, sông nước bên bờ di sản.

Cận cảnh bãi thải mỏ “khủng”, sừng sững bên cao tốc Hạ Long – Vân Đồn -0
Kể từ khi tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn được đưa vào sử dụng thì bãi thải mỏ Bàng Nâu đã "phát lộ", nằm sừng sững bên cạnh công trình trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh

Với đặc thù nằm ngoài khai trường, xung quanh bãi thải Bàng Nâu hiện vẫn còn một số hộ dân sinh sống. Bên dưới là nơi an cư của người dân, bên trên là “nghễu nghện” đất đá từ độ cao hàng trăm mét khiến những lo lắng về sự bất an do nguy cơ sạt lở và bụi bẩn, ô nhiễm luôn thường trực.

Vị trí bãi thải nằm sát ngay tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn cũng khiến cánh lái xe qua đây không khỏi tò mò. Nếu ít đi lại trên tuyến cao tốc này, không ít người còn lầm tưởng đây là một ngọn núi nằm trong tổng thể cảnh quan trên tuyến đường.

Cận cảnh bãi thải mỏ “khủng”, sừng sững bên cao tốc Hạ Long – Vân Đồn -0
Qua nhiều năm tích tụ, khối lượng đất đá “khủng” từ quá trình sản xuất than đã tạo ra bãi thải quy mô lớn như một quả núi nhân tạo với chiều cao ở nhiều khu vực lên đến +300m

Trước những nguy cơ hiện hữu về nguy cơ sạt lở, ô nhiễm, ảnh hưởng đến cảnh quan và đời sống người dân, bãi thải "khủng" này đã được Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam xác định là một trong 5 khu vực xây dựng các phương án bảo vệ môi trường tổng thể.

Cụ thể, từ năm 2017, TKV đã đầu tư và cho vào vận hành chính thức tuyến băng tải đá Cao Sơn. Hiện nay, Công ty CP Than Cao Sơn hợp đồng thuê Công ty CP Tân Phú Xuân (đơn vị quản lý vận hành) tuyến băng tải này thực hiện vận chuyển đổ đất đá thải.

Cận cảnh bãi thải mỏ “khủng”, sừng sững bên cao tốc Hạ Long – Vân Đồn -0
Với đặc thù nằm ngoài khai trường, xung quanh bãi thải Bàng Nâu hiện vẫn còn một số hộ dân sinh sống

Để bảo vệ môi trường khu vực đổ thải, thời gian gần đây, Công ty CP Tân Phú Xuân cũng phối hợp với Công ty CP Than Cao Sơn triển khai phương án giảm thiểu bụi phát sinh và tình trạng sạt lở ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Quá trình đổ thải, đơn vị thực hiện nghiêm các phương án phân tầng theo quy định. Các tuyến đường vận chuyển chính được duy trì hệ thống xe tưới nước dập bụi. Hiện, Công ty CP Than Cao Sơn đã bàn giao cho Công ty CP Tân Phú Xuân quản lý 4 hệ thống phun sương dập bụi tại mặt bằng +300. Đặc biệt, tại các vị trí đầu máng rót, đầu trung chuyển, đơn vị đã lắp đặt thêm vòi phun nước tự động.

Cận cảnh bãi thải mỏ “khủng”, sừng sững bên cao tốc Hạ Long – Vân Đồn -0
Ước tính trung bình mỗi năm, sản lượng đổ đất đá thải tại bãi thải mỏ Bàng Nâu khoảng 40 triệu m³

Cùng với đó, thực hiện phương án bảo vệ môi trường tổng thể bãi thải mỏ Bàng Nâu, hiện Công ty CP Than Cao Sơn đã triển khai thực hiện các công trình, hạng mục như: Đầu tư lắp đặt máy phun sương cao áp dập bụi công suất lớn; lắp đặt hệ thống cung cấp điện, hệ thống cấp nước từ moong 21 Khe Chàm lên bãi thải mỏ Bàng Nâu phục vụ công tác dập bụi.

Dù tình trạng được cải thiện nhưng theo một số hộ dân sống quanh khu vực, vào những đợt nắng nóng kéo dài bụi từ bãi thải vẫn trùm xuống nhà dân, cao tốc, kết thành những “đám mây bụi” khiến việc lưu thông trên các tuyến đường khó khăn, nguy cơ mất ATGT luôn tiềm ẩn... Không những vậy, vào thời điểm mùa mưa lũ, những "ngọn núi" đất đá khổng lồ như Bàng Nâu khiến người dân không khỏi không khỏi bất an.  

Cận cảnh bãi thải mỏ “khủng”, sừng sững bên cao tốc Hạ Long – Vân Đồn -0
Dù đã triển khai các giải pháp tưới nước, phun sương song trên đỉnh bãi thải Bàng Nâu vẫn mịt mù khói bụi  

Cùng với Bàng Nâu, trên địa bàn Cẩm Phả hiện có gần chục điểm bãi thải chạy dài trên địa bàn nhiều phường, xã. Thành phố đã triển khai một số phương án di, dời hộ dân nằm trong vùng trọng điểm ngập, lụt, bụi... Tuy nhiên, thực tế vẫn còn hàng nghìn hộ dân sống trong cảnh bụi bặm, ô nhiễm môi trường và nguy cơ bị sạt, lở, ngập lụt do hoạt động khai thác than gây ra mà chưa có giải pháp hiệu quả để giải quyết triệt để.

Cận cảnh bãi thải mỏ “khủng”, sừng sững bên cao tốc Hạ Long – Vân Đồn -0
Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam xác định bãi thải Bàng Nâu là một trong 5 khu vực xây dựng các phương án bảo vệ môi trường tổng thể 

Tại Kỳ họp thứ 12 (kỳ họp cuối năm 2022), HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV vừa qua, trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh, ông Trần Như Long - Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Quảng Ninh cho biết: Theo tính toán, nhu cầu vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 là 595 triệu m3 (trung bình khoảng 150 triệu m3/năm); giai đoạn đến năm 2026-2030: 510 triệu m3 (trung bình khoảng 100 triệu m3/năm).

Do vậy việc sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp vừa đáp ứng được nhu cầu thiếu hụt vật liệu san lấp mặt bằng, tiết kiệm được các kinh phí chi cho cải tạo, phục hồi môi trường, vừa giải quyết được các vấn đề về diện tích đổ thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên, nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn.

Từ năm 2019 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị ngành than đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, giải quyết một số cơ chế, chính sách cấp phép cho việc sử dụng đất đá thải mỏ, đến nay đã có những kết quả nhất định.

Cận cảnh bãi thải mỏ Bàng Nâu thuộc Công ty CP Than Cao Sơn - TKV

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xem xét, giải quyết việc khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ cho từng trường hợp cụ thể theo đề nghị của UBND tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 4 trường hợp được Bộ đồng ý cho khai thác thu hồi, với tổng khối lượng khoảng 12,4 triệu m3.  Cụ thể:  Bãi thải vỉa 14 cánh tây của Công ty cổ phần than Núi Béo (0,8 triệu m3); Bãi thải Tây Khe Sim - Tây Lộ Trí của Tổng Công ty Đông Bắc (3,5 triệu m3); Bãi thải Suối Lại của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (3,5 triệu m3); Bãi thải Nam Tràng Bạch của Tổng Công ty Đông Bắc (4,6 triệu m3).

Gần đây, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy cũng yêu cầu TKV và Công ty Chế biến Than Quảng Ninh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn tất các thủ tục đảm bảo đủ điều kiện pháp lý để được khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ phục vụ san lấp các công trình dân dụng và công nghiệp.

Môi trường

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai. 

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp
Môi trường

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp

Theo các nghiên cứu mới nhất, nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của Hà Nội, bao gồm cả bụi đường và khí thải. Trong đó, lượng phát thải bụi PM2.5 và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) chủ yếu đến từ xe tải chạy dầu diesel và xe máy, với VOC từ xe máy chiếm đến 90%.

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới
Môi trường

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

Ngày 19.11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh
Xã hội

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.