Nữ sinh nghèo rời Nam ra Bắc quyết tâm theo đuổi ngành sư phạm

Nữ sinh Nguyễn Thị Mai Hiên (sinh năm 2002) sống ở tỉnh Bình Phước đến khi vào đại học, lại quyết định tự thân ra Hà Nội để theo đuổi ngành học yêu thích ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nguyễn Thị Mai Hiên hiện đang là sinh viên lớp B Khóa 70, Khoa Vật Lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong quá trình học, Hiên luôn phấn đấu trở thành một sinh viên giỏi, rèn luyện tốt, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. 

"Bước ngoặt lớn" để trưởng thành 

Nguyễn Thị Mai Hiên là con cả trong một gia đình có điều kiện kinh tế khá khó khăn; với nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào việc canh tác nương, rẫy, trồng điều và cà phê. Là chị cả nên Hiên luôn ấp ủ mục tiêu học thành tài để sau này có thể phụ giúp bố mẹ trang trải cuộc sống và chăm sóc các em. 

mh.jpg -0
Nguyễn Thị Mai Hiên, sinh viên lớp B Khóa 70, Khoa Vật Lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Ảnh: NVCC)

Ngay từ nhỏ, Mai Hiên đã bộc lộ niềm yêu thích mãnh liệt với môn Vật Lý. Cô học trò tham gia nhiều cuộc thi Vật lý vả giành các giải thưởng xuất sắc như: Giải khuyến khích học sinh giỏi Vật lý cấp huyện lớp 8; Giải nhì học sinh giỏi Vật lý cấp huyện lớp 9; Huy chương đồng Olympic Vật lý 19.5 cấp tỉnh năm lớp 10,...

Chia sẻ bí kíp học tốt và đạt nhiều thành tích trong các kỳ thi Vật lý, Mai Hiên nhận xét đây là môn học có tính tương tác cao và dễ ứng dụng trong đời sống. Để theo đuổi bộ môn này, trước hết người học cần xây dựng niềm yêu thích với Vật Lý. Tiếp đó là thực hành phương pháp học đúng cách như: Hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu; các công thức đề ra; sau đó cố gắng giải quyết các bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập Vật lý.

“Mỗi bài tập Vật lý đều có công thức riêng. Do đó, em chỉ cần nắm chắc lý thuyết sẽ giải quyết tốt phần thực hành. Mỗi ngày, em chăm chỉ rèn đi rèn lại kiến thức đến lúc nào thật sự ghi nhớ mới nghỉ”, Hiên cho biết. 

Khi đăng ký nguyện vọng vào đại học, cô học trò đã lựa chọn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Cuối cùng, Hiên đỗ Khoa Vật lý ở Sư phạm Hà Nội và từ đó, hành trình sống xa nhà hàng nghìn cây số bắt đầu mở ra. 

Tâm sự về quyết định này, Nguyễn Thị Mai Hiên cho hay, thời gian đầu ra Hà Nội có đôi phần bỡ ngỡ. Khí hậu, đồ ăn miền Nam khác biệt so với miền Bắc, nên cô bạn mất nhiều thời gian để làm quen và thích nghi. May mắn có họ hàng ở Hà Nội, nên cuộc sống của Hiên ở nơi “đất khách” cũng đỡ trống trải phần nào. 

mh3.jpg -0
Mai Hiên không hối hận khi lựa chọn rời xa gia đình để vào Hà Nội học (Ảnh: NVCC)

Tuy vậy, Mai Hiên không hối hận với quyết định ra Hà Nội học. Hiên xem lựa chọn này là "bước ngoặt" để thử thách và thúc đẩy bản thân trưởng thành hơn. Việc tập thích nghi, xây dựng những phương pháp hòa nhập ở một thành phố mới mà không có gia đình bên cạnh sẽ giúp cô học trò nhỏ vững vàng trong tương lai.

"Do đường xa nên em ít có thời gian về thăm gia đình. Phương thức liên lạc chủ yếu của em và bố mẹ là gọi video call. Mới đầu cũng có chút tủi thân vì nhớ nhà nhưng thời gian trôi qua, nỗi nhớ cũng vơi bớt và em trở nên kiên cường hơn", Nữ sinh khoa Vật Lý bộc bạch. 

Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình nên trong suốt quá trình học, Nguyễn Thị Mai Hiên luôn cố gắng vươn lên, trở thành một sinh viên giỏi, rèn luyện tốt, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp, đoàn thể, câu lạc bộ… Hiên cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được thầy cô giao phó, năng nổ học tập nhóm và giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong học tập. 

Bằng sự nỗ lực, Nguyễn Thị Mai Hiên đã đạt học bổng của Khoa Vật Lý và trở thành một trong những tấm gương sinh viên vượt khó được trao tặng hỗ trợ từ Quỹ học sinh, sinh viên vùng khó khăn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trở về địa phương mở lớp dạy học sinh nghèo

Để kiếm thêm thu nhập chi trả phí sinh hoạt mà không phụ thuộc vào bố mẹ, từ khi còn là sinh viên năm 2, Nguyễn Thị Mai Hiên đã tích cực nhận lớp để gia sư dạy thêm. Cô bạn kèm môn Lý và thường dạy 3-4 buổi/tuần. 

“Để cân đối giữa công việc và học tập, em sẽ sắp xếp lịch dạy thêm sao cho không trùng với lịch học hàng ngày. Nghề gia sư dạy môn Vật Lý giúp em tổng quát và ôn lại các kiến thức từ trung học cho đến đại học, cũng như được thực hành các kỹ năng sư phạm đã học ở trường”,  Nguyễn Thị Mai Hiên chia sẻ. 

z5324368747273_b225968eb8e38dad5cc2d72008a5dc24.jpg -0
Mai Hiên nhận giấy chứng nhận của làng trẻ SOS (Ảnh: NVCC)

Bên cạnh đó, Mai Hiên còn tham gia vào câu lạc bộ dạy học tình nguyện cho trẻ em sống tại làng SOS do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức. Đây là hoạt động dạy miễn phí những môn học như Tiếng Việt, Toán, Lý, Hóa;... cùng các cách ứng xử, kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Trong quá trình tham gia câu lạc bộ, Hiên tích cực hoạt động và đã xuất sắc nhận được giấy chứng nhận cho các đóng góp của bản thân. 

“Nhìn các em nhỏ cặm cụi nắn nót từng câu chữ, nhẩm đi nhẩm lại các công thức Toán, Lý vừa được học mà em càng cảm thấy trân quý hơn nghề nghiệp mình đang theo đuổi” Cô học trò Sư phạm bộc bạch. 

mh2.jpg -0
Mai Hiên mong muốn trở thành giáo viên dạy Vật Lý giỏi và về Bình Phước công tác (Ảnh: NVCC)

Nói về dự định tương lai, Mai Hiên cho biết bản thân sẽ cố gắng ra trường đúng hạn với tấm bằng loại Giỏi và điểm GPA cao. Hiên cũng mong muốn trở thành một giáo viên dạy Vật lý giỏi trong tương lai, và học thêm văn bản 2 về ngành sư phạm các môn khoa học tự nhiên. 

“Sau khi tốt nghiệp, em muốn về địa phương công tác và mở thêm lớp học để hỗ trợ các học sinh không được đến trường do nhà xa hay hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, được ở gần gia đình, em có thể hoàn thành tốt vai trò là chị cả để phụ giúp bố mẹ công việc và quản thúc các em học hành” Nguyễn Thị Mai Hiên nói. 

Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.