Nỗ lực số hóa dữ liệu hộ tịch

Theo Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) Nhâm Ngọc Hiển, năm 2024, đánh dấu bước tiến quan trọng trong thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch; đơn vị đã quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc địa phương triển khai nhiệm vụ số hóa dữ liệu hộ tịch.

Cụ thể, phương thức đăng ký, quản lý hộ tịch từng bước được hiện đại hóa thông qua việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; triển khai Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung miễn phí, thống nhất tại tất cả các cơ quan đăng ký hộ tịch của 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gồm trên 10.000 UBND cấp xã, hơn 700 UBND cấp huyện) và thời gian tới, sẽ triển khai tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Cục Hộ tịch, quốc tịch và chứng thực cũng quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai nhiệm vụ số hóa dữ liệu hộ tịch. Đến nay, số sổ hộ tịch đã được số hóa là hơn 3 triệu sổ, trong đó, đã cập nhật vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên 77 triệu dữ liệu. Để bảo đảm số hóa dữ liệu hộ tịch, nhiều địa phương đã huy động toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức tập trung làm việc; ngày, đêm rà soát, hiệu đính, sàng lọc hơn dữ liệu.

Theo báo cáo của Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình, trên cơ sở dữ liệu do Cục 06 - Bộ Công an bàn giao, ngày 15.11.2024, Công an tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo phòng chuyên môn thực hiện bóc tách dữ liệu theo từng đơn vị cấp xã và bàn giao cho Sở Tư pháp. Sở cũng huy động toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan tập trung thực hiện rà soát, hiệu đính gần 1,3 triệu dữ liệu và chuyển lên phần mềm hộ tịch 158 dữ liệu, sẵn sàng cho các địa phương thực hiện.

cchc-17084125040181183673900.jpg
Đến hết năm 2024, 77 triệu dữ liệu hộ tịch đã được số hóa. Nguồn: ITN

Bên cạnh đó, Sở Tư pháp tỉnh đã tổ chức 2 lớp tập huấn nghiệp vụ số hóa dữ liệu hộ tịch cho 530 đại biểu là công chức của phòng tư pháp, công an huyện, công chức tư pháp hộ tịch xã và công an của 242 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh; ban hành các công văn chỉ đạo, hướng dẫn một số nội dung liên quan đến thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch trên phần mềm.

Sở Tư pháp cũng đã lập ra 8 nhóm Zalo của 8 huyện, thành phố, phân công cán bộ của phòng Hành chính tư pháp phụ trách các huyện, sẵn sàng hỗ trợ địa phương với phương châm "Không kể thời gian khi địa phương hỏi thì tỉnh trả lời", thường xuyên hướng dẫn về nghiệp vụ và tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho UBND các xã bằng nhiều hình thức như quay video, hướng dẫn qua điện thoại, Ultraviewer.

Nhằm tăng tỷ lệ cho các địa phương còn chậm tiến độ, Sở Tư pháp đã thành lập Đoàn công tác đi từ 7h30h - 22h làm việc trực tiếp tại một số xã có tỷ lệ thấp để hỗ trợ, hướng dẫn cho cán bộ thực hiện số hóa. Kết quả, trong thời gian từ ngày 1.12.2024 đến ngày 21.12.2024, toàn tỉnh Thái Bình đã hoàn thành việc số hóa 1.238.077 dữ liệu hộ tịch theo Kế hoạch 186/KH-UBND. Trong đó, dữ liệu đăng ký khai sinh là 765.311 dữ liệu, đăng ký kết hôn 280.130 dữ liệu, đăng ký khai tử 192.636 dữ liệu.

Với tỉnh Bắc Ninh, tại 121 đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Bắc Ninh cùng với sự hỗ trợ theo hướng "cầm tay chỉ việc" của Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông; hàng nghìn cán bộ đang làm việc không kể ngày đêm để hoàn thành tiến độ 15 ngày số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh, bảo đảm 100% dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh được số hóa và làm sạch từ ngày 1.1.2025 đến hết ngày 15.1.2025.

Trung tâm đã thành lập 8 tổ công tác, mỗi tổ từ 3 - 4 thành viên thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp các cán bộ nhập dữ liệu hộ tịch tại 8 huyện, thị xã, thành phố. Trong 15 ngày, các cán bộ Trung tâm sẽ đồng hành cùng các địa phương, giải quyết khó khăn trong quá trình nhập liệu; xây dựng các video hướng dẫn một cách chi tiết, dễ hiểu. Ngoài ra, Trung tâm phối hợp với Sở Tư pháp, phòng Tư pháp các địa phương rà soát, hiệu chỉnh dữ liệu khi cán bộ các xã nhập liệu có sai sót để bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu, đáp ứng nguyên tắc "đúng, đủ, sạch, sống".

Cán bộ Sở Tư pháp và Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông đã hướng dẫn cán bộ nhập dữ liệu của các xã phường rà soát, đối chiếu với sổ gốc dữ liệu hộ tịch đã tiếp nhận, tạo lập các file excel và file PDF theo hướng dẫn, cập nhật dữ liệu đã đối chiếu lên phần mềm hộ tịch với nguyên tắc tôn trọng sổ gốc để bảo đảm thông tin dữ liệu hộ tịch được số hóa nhiều nhất có thể. Trong số 350 nghìn dữ liệu hộ tịch cần số hóa, thị xã Quế Võ cần số hóa 215 sổ với gần 23 nghìn thông tin. Đến hết ngày 2.1.2025, toàn thị xã đã nhập số liệu thành công hơn 1.400 hồ sơ.

Pháp luật

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.

Tủ sách Pháp luật của Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng
Pháp luật

Nâng chất lượng tủ sách pháp luật

Đánh giá kết quả 5 năm triển khai Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, các chuyên gia nhận định rằng, hoạt động khai thác tủ sách pháp luật đã thực sự đi vào cuộc sống, hướng về cơ sở; đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức ở cơ sở, cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân; hỗ trợ một phần nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người tiếp cận thông tin pháp luật một cách dễ dàng.

Lực lượng công an hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID
Pháp luật

Bảo đảm minh bạch trong cấp phiếu lý lịch tư pháp

Sự chuyển mình mạnh mẽ trong công tác lý lịch tư pháp, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra những thay đổi đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025 do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia vừa tổ chức mới đây.

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản lòng sông
Pháp luật

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản lòng sông

Ngày 31.12.2024 Phòng Cảnh sát giao thông phối hợp Thuỷ đoàn I – Cục Cảnh sát giao thông, Công an huyện Lục Nam kiểm tra hoạt động 02 mỏ khai thác khoáng sản trên tuyến sông Lục Nam: Công ty TNHH khai thác khoáng sản Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) và Hợp tác xã khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng Cương Sơn (Hợp tác xã Cương Sơn).

Công an huyện Đông Anh và Công an huyện Ứng Hòa (Hà Nội) tổ chức tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường Tiểu học Đông Hội, THCS Ngô Quyền, và THCS Đại Cường nhân ngày Pháp luật Việt Nam 2024.
Pháp luật

Đổi mới tư duy tuyên truyền pháp luật

Trước yêu cầu đổi mới tư duy phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh, chính quyền các cấp mà nòng cốt là ngành tư pháp, Sở Tư pháp phải tạo dựng các điều kiện cần thiết về thông tin pháp lý, PBGDPL để người dân tiếp cận và nâng cao nhận thức về pháp luật; từ đó chủ động chấp hành, tuân thủ, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.