Xem xét, giải quyết vụ công dân "tố" nhóm người có dấu hiệu cho vay nặng lãi, chiếm giữ tài sản tại TP. Thủ Đức

Thanh tra Bộ Công an, Văn phòng Cơ quan CSĐT – Bộ Công an chuyển đơn vụ việc người dân tố cáo nhóm người có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm giữ nhiều tài sản, trốn thuế, cho vay nặng lãi xảy ra trên địa bàn TP. Thủ Đức đến Công an TP. Hồ Chí Minh để xem xét, giải quyết theo quy định.

5.jpg
Thanh tra Bộ Công an đã có thông báo chuyển đơn của ông N. đến Thủ trưởng Cơ quan CSĐT - Công an TP. Hồ Chí Minh để xem xét, giải quyết. Ảnh: Quang Phương.

Ngày 5.12.2024, Thanh tra Bộ Công an đã có Văn bản số 5776/TB-X05-P6 gửi ông T.N.V.Q.N. (ngụ TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh). Theo đó, Thanh tra Bộ Công an nhận được đơn của ông T.N.V.Q.N. (ngụ TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh), sau khi xem xét nội dung đơn, căn cứ quy định pháp luật, Thanh tra Bộ Công an chuyển đơn đến Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) – Công an TP. Hồ Chí Minh để xem xét, giải quyết.

Trước đó, ngày 6.11.2024, Văn phòng CSĐT – Bộ Công an có Văn bản số 2328/PC-C01-P1 gửi Thủ trưởng Cơ quan CSĐT – Công an TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an nhận được đơn của ông T.N.V.Q.N. có nội dung, tiếp tục tố cáo bà N.T.H. và ông N.T.K. (ngụ TP. Thủ Đức) và một công ty địa ốc có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, cho vay nặng lãi. Văn phòng Cơ quan CSĐT – Bộ Công an chuyển đơn đến Thủ trưởng Cơ quan CSĐT – Công an TP. Hồ Chí Minh để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Ngày 22.11.2024, Văn phòng Cơ quan CSĐT – Công an TP. Hồ Chí Minh có Văn bản số 6412/PC-VPCQĐT-Đ1 gửi Công an TP. Thủ Đức. Văn bản trên có nội dung, ông N. tố cáo bà H., ông K. và một công ty địa ốc có hành vi chiếm đoạt số tiền hơn 280 tỷ đồng, là số tiền chênh lệch giữa số tiền ông N. vay của các tổ chức, cá nhân trên. Cụ thể: ông N. và các cá nhân trên thỏa thuận cho ông vay 19 khoản với số tiền hơn 425 tỷ đồng, điều kiện ông N. phải làm các hợp đồng chuyển nhượng tài sản của ông cho bà H., ông K. (hợp đồng giả cách để thế chấp khoản vay), tạm tính số tiền tổng các tài sản khoảng hơn 763 tỷ đồng.

21.jpg
Cơ quan CSĐT - Bộ Công an chuyển đơn về Công an TP. Hồ Chí Minh và đơn vị này tiếp tục chuyển vụ việc về Công an TP. Thủ Đức để xử lý theo thẩm quyền. Ảnh: Quang Phương.

Tuy nhiên, ông K., bà H. không ký hợp đồng hoặc văn bản để hoàn trả lại tài sản sau khi ông N. đã trả khoản nợ. Vì thế, ông N. tố cáo ông K., bà H. đã chiếm đoạt số tiền chênh lệch hơn 280 tỷ đồng. Ngoài ra, ông N. còn tố cáo các cá nhân trên có hành vi trốn thuế, cho vay nặng lãi.

Theo Cơ quan CSĐT - Công an TP. Hồ Chí Minh, sự việc xảy ra trên địa bàn TP. Thủ Đức. Do đó, Cơ quan CSĐT - Công an TP. Hồ Chí Minh chuyển đơn đến Công an TP. Thủ Đức để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết về Công an TP. Hồ Chí Minh để theo dõi.

7.jpg

Theo phản ánh (kèm đơn thư và các clip) của ông N., ngày 12.12 một nhóm người đã đưa máy múc, xe cẩu,… đến phá dỡ hàng rào tại khu đất 1,8ha (phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức) mà ông “cầm cố” cho ông K. để vay tiền (liên quan đến nội dung tố cáo).

Nhóm người trên đã phá dỡ tổng cộng khoảng 40m hàng rào do ông N. dựng trước đây để bảo vệ đất. Trong đó, 10m hàng rào thuộc khu đất 1,8ha và khoảng 30m hàng rào tại Thửa 765, tờ bản đồ số 52 (diện tích hơn: 436m2, Giấy CNQSDĐ số DK920876 ngày 10.7.2023). Khu đất này, ông N. bỏ tiền ra mua để thực hiện dự án nhà ở.

Theo ông N. tổng tài sản (hàng rào tôn) bị phá dỡ có giá trị khoảng 20 triệu đồng; diện tích đất bị ảnh hưởng khoảng 200m2.

Theo nội dung đơn và các tài liệu kèm theo, năm 2019, ông N. vay tiền của ông K. theo từng đợt với lãi suất 25%/năm đến 30%/năm; một số khoản vay tính lãi theo ngày và cắt tiền lãi trước ngay khi vay với điều kiện là ông N. hoặc người do ông N. chỉ định đứng tên giấy chứng nhận phải ký các hợp đồng chuyển nhượng giả cách sang tên hoặc ủy quyền toàn quyền cho ông K., bà H. tương ứng với từng khoản tiền vay. Khi nào ông N. trả đủ tiền gốc và lãi thì ông K. sẽ ký hủy hợp đồng chuyển nhượng giả cách/ủy quyền toàn quyền hoặc ký chuyển nhượng lại các tài sản đó cho ông N. để được chuộc lại tài sản.

6.jpg
Giấy tờ, tài liệu thể hiện các khoản vay bị tố có dấu hiệu cho vay nặng lãi. Ảnh: Quang Phương

Từ ngày 4.10.2019 đến 12.5.2020, ông N. và ông K., bà H. đã có thỏa thuận để vay mượn 19 khoản vay tương ứng thế chấp sang tên hoặc ủy quyền 60 bất động sản với tổng số tiền theo các giấy vay/hợp đồng chuyển nhượng sang tên giả cách ghi gốc lãi là hơn 491 tỷ đồng.

Trong đó, ông N. nhận tiền gốc vay qua chuyển khoản hơn 409 tỷ đồng; tiền lãi do ông K., bà H. đã cắt tiền lãi trước là hơn 82 tỷ đồng.

Theo ông N. ông đã trả tổng số tiền (gốc và lãi) hơn 313 tỷ đồng (trong đó gốc hơn 200 tỷ đồng; lãi đã trả hơn 108 tỷ đồng) và ông K., bà H. đã trả lại cho ông N. 11 tài sản. Hiện còn 49 bất động sản ông K., bà H. đang giữ. 49 bất động sản hiện tại theo giá thị trường trị giá khoảng hơn 763 tỷ đồng (có giá trị cao hơn số tiền mà ông còn nợ là hơn 286 tỷ đồng). Nhiều lần ông N. liên hệ gặp trực tiếp ông K., bà H. để xử lý dứt điểm nhưng không gặp được ông, bà này.

Theo các tài liệu cho thấy, giữa ông K. và bà H. có mối quan hệ liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình cho vay. Cụ thể theo khoản vay 25,5 tỷ ngày 4.5.2020: ông N. ký giấy vay của bà H. 25,5 tỷ, thế chấp bằng 2 Giấy chứng nhận QSDĐ: CI 7241172 và CD546005 nhưng ký Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ 2 khu đất trên cho ông K. theo hợp đồng công chứng số 003107 và 0031408 (ngày 12.5.2020).

Ngày 7.6.2022, bà H. là người ký biên bản thanh lý khoản vay trên với ông N.

Đến ngày 8.6.2022, khi ông N. tất toán xong các khoản vay thì bà H., ông K. cùng ông N. đã ký văn bản hủy các hợp đồng chuyển nhượng nêu trên.

Để thông tin được khách quan, phóng viên liên hệ qua điện thoại với ông K., bà H. (số điện thoại mà ông K., bà H. dùng liên lạc với ông N. và đăng ký thông tin doanh nghiệp), tuy nhiên điện thoại đổ chuông nhưng không có người nghe máy. Phóng viên tiếp tục nhắn tin gửi nội dung về các vấn đề cần xác minh nhưng chưa nhận được phản hồi.

* Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Pháp luật

Tội phạm ma túy trên tuyến Đông Bắc có dấu hiệu phức tạp trở lại
Pháp luật

Tội phạm ma túy trên tuyến Đông Bắc có dấu hiệu phức tạp trở lại

Trong khi tình hình tội phạm ma túy trên thế giới năm 2024 tiếp tục diễn biến phức tạp, thì trong nước, nhất là tuyến Đông Bắc, tình hình tệ nạn và tội phạm ma túy trên tuyến này cũng đang có dấu hiệu phức tạp trở lại... Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp báo thông tin về kết quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy năm 2024 do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an) tổ chức sáng 20.12.

Bình Thuận: Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng ma túy, dùng súng chống trả lực lượng chức năng
Pháp luật

Bình Thuận: Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng ma túy, dùng súng chống trả lực lượng chức năng

Công an huyện Bắc Bình vừa phối hợp Công an xã Phan Rí Thành bắt giữ một nhóm đối tượng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và dùng súng chống đối lực lượng chức năng khi bị phát hiện. Đây là một trong những kết quả nổi bật trong đợt cao điểm ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hình ảnh minh họa/ITN
Giải đáp pháp luật

Tài sản trên đất, giá trị tài sản còn lại của người có đất thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai được xử lý như thế nào?

Xin hỏi, trường hợp nào thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai? Tài sản trên đất, giá trị tài sản còn lại của người có đất thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai được xử lý như thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Phát (Hải Dương).