Bảo đảm minh bạch trong cấp phiếu lý lịch tư pháp

Sự chuyển mình mạnh mẽ trong công tác lý lịch tư pháp, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra những thay đổi đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025 do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia vừa tổ chức mới đây.

z5372471622741b8951432ad2c84fe26dc23a7bee02215-1713782067855492519265.jpg
Lực lượng công an hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID. Ảnh: Nhật Anh

Trong năm 2024, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp. Tính từ 1.1.2024 đến hết 31.10.2024, Trung tâm đã thụ lý và cấp 553 phiếu lý lịch tư pháp, trong đó có 151 phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 402 phiếu lý lịch tư pháp số 2. Bên cạnh đó, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cũng đã thực hiện tra cứu 800.042 hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Đồng thời, 63 Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố đã cấp tổng cộng 1.086.289 phiếu lý lịch tư pháp trong năm qua.

Ngoài ra, công tác quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cũng được chú trọng. Các Sở Tư pháp đã được phân quyền để tra cứu và khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu này, từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Đặc biệt, quy trình cấp phiếu lý lịch tư pháp hiện nay hoàn toàn được thực hiện trên môi trường điện tử, thay vì phải nộp hồ sơ giấy như trước đây. Người dân có thể yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mọi lúc, mọi nơi thông qua điện thoại thông minh mà không cần phải đến trực tiếp các cơ quan nhà nước. Các thủ tục và thành phần hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp đã được đơn giản hóa tối đa, chỉ còn tờ khai với thông tin nhân thân đã được xác thực và điền tự động.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia Đỗ Thị Thúy Lan, trong năm 2024, Trung tâm đã xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản và đề án về lý lịch tư pháp, trong đó bao gồm việc cải cách thủ tục hành chính và việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp điện tử qua ứng dụng VNeID. Một trong những điểm sáng là Trung tâm đã triển khai thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID tại hai địa phương là Hà Nội và Thừa Thiên Huế. Sau đó, nhờ vào kết quả khả quan từ những địa phương này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nhân rộng mô hình cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID ra toàn quốc.

Đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID, đánh dấu một bước tiến lớn trong việc cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ trong quản lý nhà nước. Một số địa phương có tỷ lệ cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID cao như: Hà Nội (82%), Thừa Thiên Huế (80%) và TP. Hồ Chí Minh (trên 40%). Những con số này phản ánh sự hưởng ứng mạnh mẽ của người dân và các tổ chức trong việc sử dụng dịch vụ điện tử, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Người dân đánh giá thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID được thực hiện nhanh, thuận tiện và đơn giản hơn so với trước đây

Người dân đánh giá thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID được thực hiện nhanh, thuận tiện và đơn giản hơn so với trước đây

Thời gian thực hiện hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID chỉ mất khoảng 5 phút, một thời gian rất ngắn so với quy trình truyền thống. Đặc biệt, với phiếu lý lịch tư pháp điện tử, người dân có thể sử dụng nhiều lần để thực hiện các thủ tục hành chính khác mà không cần phải cung cấp bản giấy. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giúp giảm thiểu chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Nhờ vào việc ứng dụng công nghệ thông tin, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã góp phần giảm tải cho các cơ quan nhà nước và cải thiện đáng kể chất lượng dịch vụ công.

Mặc dù công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực lý lịch tư pháp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn một số thách thức và tồn tại cần phải giải quyết. Một trong những vấn đề được chỉ ra trong báo cáo của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia là công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về lý lịch tư pháp vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra. Việc kiểm tra và phối hợp liên ngành trong một số trường hợp chưa được triển khai đồng bộ và kịp thời. Cụ thể, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại một số Sở Tư pháp còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hiện đại.

Ngoài ra, việc hoàn phí cho công dân trong những trường hợp yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID nhưng không thành công hoặc bị từ chối cũng là đề xuất của nhiều chuyên gia, nhằm bảo đảm quyền lợi cho người dân khi sử dụng dịch vụ công này. Vấn đề kết nối cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng được đưa ra như một giải pháp để tăng cường tính chính xác và minh bạch trong công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Pháp luật

Tủ sách Pháp luật của Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng
Pháp luật

Nâng chất lượng tủ sách pháp luật

Đánh giá kết quả 5 năm triển khai Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, các chuyên gia nhận định rằng, hoạt động khai thác tủ sách pháp luật đã thực sự đi vào cuộc sống, hướng về cơ sở; đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức ở cơ sở, cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân; hỗ trợ một phần nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người tiếp cận thông tin pháp luật một cách dễ dàng.

Đến hết năm 2024, 77 triệu dữ liệu hộ tịch đã được số hóa
Pháp luật

Nỗ lực số hóa dữ liệu hộ tịch

Theo Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) Nhâm Ngọc Hiển, năm 2024, đánh dấu bước tiến quan trọng trong thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch; đơn vị đã quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc địa phương triển khai nhiệm vụ số hóa dữ liệu hộ tịch.

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản lòng sông
Pháp luật

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản lòng sông

Ngày 31.12.2024 Phòng Cảnh sát giao thông phối hợp Thuỷ đoàn I – Cục Cảnh sát giao thông, Công an huyện Lục Nam kiểm tra hoạt động 02 mỏ khai thác khoáng sản trên tuyến sông Lục Nam: Công ty TNHH khai thác khoáng sản Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) và Hợp tác xã khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng Cương Sơn (Hợp tác xã Cương Sơn).

Công an huyện Đông Anh và Công an huyện Ứng Hòa (Hà Nội) tổ chức tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường Tiểu học Đông Hội, THCS Ngô Quyền, và THCS Đại Cường nhân ngày Pháp luật Việt Nam 2024.
Pháp luật

Đổi mới tư duy tuyên truyền pháp luật

Trước yêu cầu đổi mới tư duy phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh, chính quyền các cấp mà nòng cốt là ngành tư pháp, Sở Tư pháp phải tạo dựng các điều kiện cần thiết về thông tin pháp lý, PBGDPL để người dân tiếp cận và nâng cao nhận thức về pháp luật; từ đó chủ động chấp hành, tuân thủ, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bắc Giang: Công an huyện Lạng Giang khẩn trương điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh vụ tai nạn giao thông gây chết người
Pháp luật

Bắc Giang: Công an huyện Lạng Giang khẩn trương điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh vụ tai nạn giao thông gây chết người

Liên quan vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại xã Mỹ Thái khiến một em học sinh tử vong, Công an huyện Lạng Giang đã điều tra xác minh làm rõ và ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Long (SN 2003) về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ". Quyết định khởi tố cũng đã được VKSND huyện Lạng Giang phê chuẩn.