Nâng chất lượng tủ sách pháp luật

Đánh giá kết quả 5 năm triển khai Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, các chuyên gia nhận định rằng, hoạt động khai thác tủ sách pháp luật đã thực sự đi vào cuộc sống, hướng về cơ sở; đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức ở cơ sở, cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân; hỗ trợ một phần nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người tiếp cận thông tin pháp luật một cách dễ dàng.

Giảm chênh lệch trong tiếp cận thông tin

Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho biết, Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg xác định hai định hướng lớn là xây dựng tủ sách pháp luật điện tử quốc gia; xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn, cơ quan, đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân.

Tủ sách pháp luật tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Vũ Nguyên
Tủ sách pháp luật tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Vũ Nguyên

Đến nay, Bộ Tư pháp đã chủ trì xây dựng tủ sách pháp luật điện tử trên Trang Thông tin PBGDPL thuộc Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp (nay là trên Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia); trong đó có các loại tài liệu như: Câu chuyện pháp luật, đặc san pháp luật, tài liệu giới thiệu luật, pháp lệnh, sách pháp luật với nhiều hình thức, bài giảng điện tử. Tủ sách pháp luật còn được đặt đường link với Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật, Công báo điện tử nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Theo thống kê của Cục PBGDPL, cả nước hiện có 1.722 tủ sách pháp luật tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã thuộc huyện nghèo; 8.511 tủ sách xây dựng theo Quyết định số 06; hơn 9.300 tủ sách pháp luật trong lực lượng quân đội, công an với hàng triệu đầu sách, báo, tài liệu. Việc tủ sách pháp luật được xây dựng, khai thác ở hầu hết các xã đặc biệt khó khăn cũng giúp giảm chênh lệch về điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật giữa khu vực thành thị và vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới…; đa dạng hóa thiết chế văn hóa - thông tin tại cơ sở.

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg, các địa phương cũng phát triển nhiều mô hình đa dạng, phong phú như "Quán cà phê pháp luật"; mô hình tủ sách pháp luật trong các nhà thờ, họ đạo ở TP. Cần Thơ; mô hình "Mang sách đến từng thôn, xóm trong các đợt huấn luyện dã ngoại kết hợp với hoạt động lao động giúp Nhân dân" ở tỉnh Bình Thuận… Với tỉnh Lạng Sơn, sau 5 năm thực hiện Quyết định 14, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh cơ bản đều xây dựng và duy trì tủ sách pháp luật với số lượng từ 50 - 150 đầu sách. Toàn tỉnh duy trì tủ sách pháp luật tại 78 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã thuộc các huyện nghèo và tủ sách pháp luật của các đơn vị lực lượng vũ trang.

Tủ sách Pháp luật của Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng

Tủ sách Pháp luật của Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng

Với tỉnh Hậu Giang, hiện nay, toàn tỉnh có 705 tủ sách pháp luật; trong đó, 97 tủ sách pháp luật tại các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, hội đặc thù; 14 tủ sách pháp luật trong lực lượng quân sự trên địa bàn tỉnh; 34 tủ sách pháp luật trong lực lượng Công an; 229 tủ sách pháp luật tại các đơn vị cấp huyện và xã, phường, thị trấn; 314 tủ sách pháp luật trong trường học; 15 tủ sách pháp luật trong chùa Phật giáo Nam tông Khmer, 2 tủ sách pháp luật ở chùa phật giáo. Bên cạnh đó, 40 Kệ sách pháp luật ở ấp, khu vực tiếp tục duy trì.

Không ngừng đổi mới và phát triển

Theo đánh giá của Cục PBGDPL, trong bối cảnh công nghệ thông tin, chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ, văn hóa đọc ngày càng gặp nhiều thách thức. Do đó, việc triển khai xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật còn nhiều khó khăn, bất cập. Đặc biệt, số lượng người đến mượn, tìm đọc tại các tủ sách pháp luật còn hạn chế, người dân chủ yếu tìm hiểu pháp luật thông qua internet, báo điện tử. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên, sát sao; chất lượng sách, báo, tài liệu pháp luật trong một số tủ sách pháp luật chưa thực sự phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người đọc...

Đại diện Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh đề xuất, tăng cường tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức được giao phụ trách trực tiếp quản lý, theo dõi tủ sách pháp luật của các địa phương. Mặt khác, chú trọng tuyên truyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tủ sách pháp luật trong việc phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tìm hiểu chính sách, pháp luật bằng các hình thức phù hợp; trong đó ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.

Tủ sách pháp luật tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa

Tủ sách pháp luật tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa

Để nâng cao chất lượng xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, nhiều chuyên gia kiến nghị, tiếp tục quán triệt, phổ biến, thống nhất nhận thức của các cấp chính quyền địa phương, người dân về vị trí, vai trò và ý nghĩa của văn hóa đọc, tủ sách pháp luật trong thực thi công vụ, nhất là trong công tác PBGDPL. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội và sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong xây dựng, phát triển mô hình tủ sách pháp luật đang được khai thác, sử dụng hiệu quả ở cơ sở và tại cộng đồng dân cư.

Thường xuyên thông tin về tủ sách pháp luật, tổ chức các hoạt động (triển lãm, giới thiệu sách, tài liệu pháp luật...) vào dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Ngày Pháp luật Việt Nam... để thu hút cán bộ, công chức, chiến sĩ và người dân quan tâm; hình thành thói quen đọc sách, nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức pháp luật thông qua việc đọc sách, báo, tài liệu pháp luật; xây dựng, hoàn thiện tủ sách pháp luật điện tử khai thác, kết nối trong cả nước, tăng cường trang bị máy tính, kết nối internet cho chính quyền cấp xã... để ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật.

Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL nhấn mạnh, thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng khai thác sách, tài liệu pháp luật trong thư viện, điểm bưu điện văn hóa xã, trung tâm học tập cộng đồng; nghiên cứu xây dựng các loại hình tủ sách pháp luật ở cộng đồng phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân; bảo quản, khai thác và sử dụng các sách, báo, tài liệu pháp luật đáp ứng nhu cầu công tác, nghiên cứu, tìm hiểu, học tập pháp luật của Nhân dân tại địa phương.

Pháp luật

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.

Đến hết năm 2024, 77 triệu dữ liệu hộ tịch đã được số hóa
Pháp luật

Nỗ lực số hóa dữ liệu hộ tịch

Theo Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) Nhâm Ngọc Hiển, năm 2024, đánh dấu bước tiến quan trọng trong thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch; đơn vị đã quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc địa phương triển khai nhiệm vụ số hóa dữ liệu hộ tịch.

Lực lượng công an hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID
Pháp luật

Bảo đảm minh bạch trong cấp phiếu lý lịch tư pháp

Sự chuyển mình mạnh mẽ trong công tác lý lịch tư pháp, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra những thay đổi đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025 do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia vừa tổ chức mới đây.

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản lòng sông
Pháp luật

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản lòng sông

Ngày 31.12.2024 Phòng Cảnh sát giao thông phối hợp Thuỷ đoàn I – Cục Cảnh sát giao thông, Công an huyện Lục Nam kiểm tra hoạt động 02 mỏ khai thác khoáng sản trên tuyến sông Lục Nam: Công ty TNHH khai thác khoáng sản Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) và Hợp tác xã khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng Cương Sơn (Hợp tác xã Cương Sơn).

Công an huyện Đông Anh và Công an huyện Ứng Hòa (Hà Nội) tổ chức tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường Tiểu học Đông Hội, THCS Ngô Quyền, và THCS Đại Cường nhân ngày Pháp luật Việt Nam 2024.
Pháp luật

Đổi mới tư duy tuyên truyền pháp luật

Trước yêu cầu đổi mới tư duy phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh, chính quyền các cấp mà nòng cốt là ngành tư pháp, Sở Tư pháp phải tạo dựng các điều kiện cần thiết về thông tin pháp lý, PBGDPL để người dân tiếp cận và nâng cao nhận thức về pháp luật; từ đó chủ động chấp hành, tuân thủ, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.