Người chưa đủ 15 tuổi có được sử dụng tài khoản thanh toán cá nhân không?

Xin hỏi, người chưa đủ 15 tuổi có được sử dụng tài khoản thanh toán cá nhân không? – Câu hỏi của bạn Đình Bảo (Nghệ An).

Luật sư Nguyễn Hoàng Thịnh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Người chưa đủ 15 tuổi có được sử dụng tài khoản thanh toán cá nhân không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Thông tư số 17/2024/TT-NHNN quy định về sử dụng tài khoản thanh toán như sau:

Điều 17. Sử dụng tài khoản thanh toán

1. Chủ tài khoản được sử dụng tài khoản thanh toán để nộp, rút tiền mặt và yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản như: cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ gia tăng khác phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

2. Việc sử dụng tài khoản thanh toán của cá nhân là người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được thực hiện thông qua người đại diện. Người đại diện thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua tài khoản thanh toán của người được đại diện theo quy định của pháp luật dân sự về giám hộ và đại diện.

Theo đó, việc sử dụng tài khoản thanh toán của cá nhân là người chưa đủ 15 tuổi phải được thực hiện thông qua người đại diện. Người đại diện thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua tài khoản thanh toán của người được đại diện theo quy định của pháp luật dân sự về giám hộ và đại diện.

Như vậy, người chưa đủ 15 tuổi được sử dụng tài khoản thanh toán cá nhân nhưng phải được thực hiện thông qua người đại diện.

1.jpg
Ảnh minh họa/ITN

Đối tượng nào được mở tài khoản thanh toán?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư số 17/2024/TT-NHNN quy định về đối tượng mở tài khoản thanh toán như sau:

[1] Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:

- Người từ đủ 15 tuổi trở lên không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam;

- Người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.

[2] Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm:

- Tổ chức là pháp nhân (pháp nhân Việt Nam, pháp nhân nước ngoài),

- Doanh nghiệp tư nhân,

- Hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng,

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Những trường hợp không được mở tài khoản thanh toán online?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Thông tư số 17/2024/TT-NHNN quy định mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử như sau:

Điều 16. Mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử

3. Việc mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử không áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Tài khoản thanh toán chung;

b) Tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ;

c) Khách hàng cá nhân theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư này, khách hàng cá nhân là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

Như vậy, có 3 trường hợp không được mở tài khoản thanh toán online gồm:

[1] Tài khoản thanh toán chung;

[2] Tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ;

[3] Khách hàng cá nhân theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư số 17/2024/TT-NHNN, cụ thể:

- Người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.

- Khách hàng cá nhân là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

Giải đáp pháp luật

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.

Hình ảnh minh họa/ITN
Giải đáp pháp luật

Tài sản trên đất, giá trị tài sản còn lại của người có đất thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai được xử lý như thế nào?

Xin hỏi, trường hợp nào thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai? Tài sản trên đất, giá trị tài sản còn lại của người có đất thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai được xử lý như thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Phát (Hải Dương).