Những giờ khắc thiêng liêng ngoài khơi

Những đêm giao thừa đặc biệt ngoài khơi, ngư dân miền Trung thường không vội tung mẻ lưới đầu tiên mà khấn trời, khấn biển, cầu cho một năm trời yên, biển lặng, tôm cá đầy khoang. Mâm cúng giao thừa tuy đơn giản nhưng chất chứa bao hy vọng về một năm mới trời yên, biển lặng, nhiều cá tôm; đồng thời, tri ân những bậc tiền nhân đã không tiếc máu xương gìn giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Với sự chuẩn bị chu đáo, đặc biệt là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đồng hành của lực lượng chức năng, ngư dân miền Trung sẽ yên tâm vươn khơi, đón Xuân an toàn, nhiều ý nghĩa trên biển.

Những đêm giao thừa đặc biệt 

Những ngày cuối năm 2023, trên cảng cá Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng, nơi “tập kết” hàng ngàn tàu thuyền của ngư dân các tỉnh miền Trung về neo đậu, tiếp tế lương thực, nhu yếu phẩm rộn ràng tiếng nói, tiếng cười. Họ đang tất bật chuẩn bị cho chuyến hải trình dài nhất trong năm và đón Xuân về ngay trên biển quê hương.

Đã 6 lần ăn Tết trên biển, ngư dân Huỳnh Văn Thiện (tàu ĐNa - 90216 TS) chia sẻ, năm mới sắp cận kề nhưng tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con ngư dân chúng tôi chủ động đóng hàng, chuẩn bị các nhu yếu phẩm cần thiết cho chuyến vươn khơi dài ngày sắp tới. "Anh em đều xác định sẽ đón năm mới ngay trên biển nên hàng hóa mang theo còn có cả gạo nếp, thịt, lá dong, bánh kẹo và ít thùng bia".

Anh Thiện cho biết thêm, năm mới trên biển không có pháo hoa, mai vàng nhưng chưa năm nào thiếu bánh chưng, xôi gấc và nén hương thơm “cúng biển”. Vợ của anh Thiện cũng sửa soạn đồ Tết cho chồng vươn khơi. Ngoài những bộ đồ bảo hộ, lao động tối màu, chị còn chuẩn bị cho anh bộ quần áo mới đặt may để mặc trong đêm giao thừa. Với những ngư dân như anh Thiện, Tết cổ truyền rất thiêng liêng nên dù ở bờ hay ngoài khơi xa, họ cũng cố gắng đón giao thừa thật tươm tất.

Những con tàu vươn khơi bám biển trong những ngày đầu năm mới 2024
Những con tàu vươn khơi bám biển trong những ngày đầu năm mới 2024. Nguồn: ITN

Cùng chung chuyến tàu với anh Thiện, ngư dân Nguyễn Văn Sáng (quê Hoài Nhơn, Bình Định) chia sẻ: nhớ vợ, nhớ con, nhớ gia đình ở đất liền lắm. Không ai muốn xa gia đình vào thời khắc linh thiêng khi tết đến xuân về, nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên phải cố gắng. Ở ngoài này, các tàu cũng liên lạc qua bộ đàm để có thể chạy đến cùng nhau đón giao thừa, trong không khí ấm áp những ngày đầu Xuân.

Kể về những đêm giao thừa đặc biệt trên biển, anh Sáng cho biết: biển đêm giao thừa thường yên ả đến lạ. Ánh sáng hắt lên từ những giàn đèn câu mực làm sáng bừng một khoảng trời. Tiếng cười nói, chúc tụng lẫn nhau râm ran trên các con tàu. Có những thời điểm, gặp tàu hàng đi ngang, họ cũng kéo hồi còi lớn để thay lời chúc mừng năm mới. Không gian ấy, trời và biển hòa quyện với sắc màu lung linh. Đẹp vô cùng!

Cách đó không xa, tàu QNg-32975 TS của ngư dân Nguyễn Văn Lèn (trú tại Đức Phổ, Quảng Ngãi) cũng tất bật chuẩn bị ngư lưới cụ, dầu, đá để xuất hành. Từng nhiều năm ngang dọc khắp một dải biển từ Hoàng Sa xuống tận Trường Sa, ông Lèn xem biển như nhà của mình. Cuộc sống buồn - vui bao nhiêu năm đều gắn liền với biển cả mênh mông. Được xem là “già làng” của tàu QNg-32975 TS nên ông Lèn được giao luôn trọng trách đứng cúng lễ đầu năm.

“Đêm giao thừa năm nào cũng vậy, anh em thường không vội tung mẻ lưới đầu tiên mà đứng khấn trời, khấn biển, cầu cho một năm trời yên, biển lặng, tôm cá đầy khoang. Thời khắc ấy, ai cũng nghẹn ngào, xúc động. Mâm cúng giao thừa của ngư dân tuy đơn giản nhưng chất chứa bao niềm hy vọng về một năm mới trời yên, biển lặng, có nhiều cá tôm”. Ông Lèn cho biết thêm, trong nén tâm nhang gửi biển trời Hoàng Sa - Trường Sa, năm nào cũng vậy, tàu của ông đốt vàng mã, rải chén rượu đầu tiên xuống biển để tri ân những bậc tiền nhân đã không tiếc máu xương gìn giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Đồng hành với ngư dân vươn khơi, bám biển

Cùng với các đội tàu vươn khơi bám biển “xuyên Tết” của ngư dân miền Trung, năm nào cũng vậy, lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải của Danang MRCC đóng tại Đà Nẵng (trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải) luôn sẵn sàng trực chiến trong thời điểm giao thừa. Hơn 27 năm “đóng chân” trên địa bàn duyên hải miền Trung, không ít lần, các tàu SAR 412 hay tàu SAR 274 của Danang MRCC đã “xuất kích” ngay trong đêm 30 để ứng cứu ngư dân gặp nạn. Nhờ sự cơ động, nhanh gọn và chuyên nghiệp của cứu nạn hàng hải, hàng ngàn ngư dân đã được ứng cứu trước mũi hái tử thần.

Giám đốc Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 - Danang MRCC Bùi Tấn Nguyên cho biết: thời gian qua, lực lượng cứu nạn của Trung tâm luôn sát cánh, đồng hành với ngư dân bám biển. Phụ trách một địa bàn chủ lực với hàng chục ngàn tàu cá thường xuyên hoạt động trên biển nên công tác cứu nạn của trung tâm luôn “trực chiến” 24/24h. Chỉ cần nhận được tín hiệu cầu cứu của ngư dân, dù nửa đêm hay mưa bão, hai tàu cứu nạn SAR 412 và SAR 274 luôn nhận nhiệm vụ.

“Đêm giao thừa năm ngoái, khi anh em đang sửa soạn mâm cúng thì nhận được tin báo nạn của một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi ở gần vùng biển Hoàng Sa. Ngay lập tức, tất cả anh em trực được huy động, gác lại hương đèn, lễ lạt để theo tàu ra biển cứu bà con. Đối với nhiệm vụ cứu nạn thì không thể chậm trễ, dù đó là đêm giao thừa hay sáng đầu năm, tất cả phải khẩn trương lên đường”, ông Nguyên kể lại.

Lật giở cuốn hải trình cứu nạn của tàu SAR 412 là chi chít những dòng thông tin điện báo yêu cầu cứu nạn khẩn cấp: “Hồi 20 giờ 10 phút ngày 27.4.2023, tàu QNg 94358 TS do ông Võ Chí Danh làm thuyền trưởng, khi đang hành nghề tại vùng biển có tọa độ 19020N - 111054 E, (phía Bắc quần đảo Hoàng Sa và phía Đông đảo Hải Nam, cách Đà Nẵng khoảng 284 hải lý) thì thuyền viên tên Phùng Đình Thái (1989) bị cẩu tàu đánh vào đầu gây đa chấn thương vùng đầu, gãy xương đòn trái, mất nhiều máu, hôn mê, yêu cầu được cứu nạn khẩn cấp. Trung tâm điều động tàu SAR 412 cùng ê-kip y tế 115 Đà Nẵng rời bến đi cứu nạn và kịp thời cứu sống nạn nhân và đưa về bờ an toàn”(trích nhật ký tàu).

“Hồi 16 giờ 6 phút ngày 13.10.2023, tàu TH 90929 TS khi đang hành trình tránh trú thời tiết xấu, sóng cao trên 3m thì bị phá nước, sắp chìm. Trung tâm điều động tàu SAR 412 rời bến đi cứu nạn, kết quả 14 thuyền viên cùng tàu TH 90929 TS được đưa vào bờ an toàn”(trích nhật ký tàu).

Bên cạnh đồng hành của lực lượng chức năng, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các địa phương với các chính sách hỗ trợ cho ngư dân trong thời gian qua cũng giúp ngư dân nói chung, ngư dân miền Trung nói riêng yên tâm vươn khơi, bám biển. Thuyền trưởng Lê Dũng (53 tuổi, trú phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) - người sở hữu đội “chiến mã” công suất lớn, chuyên đánh bắt ở các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa cho biết: từ năm 20 tuổi đã cùng cha rong ruổi trên các vùng biển nhưng tàu nhỏ nên không dám vươn xa. Nhờ được hỗ trợ vay vốn ưu đãi để cải hoán, nâng cấp tàu cá, từ chiếc tàu 90CV của cha truyền lại, tàu của anh đã được nâng lên công suất 420-500CV. Hiện anh là chủ của hai con tàu công suất lớn gồm: tàu lưới rê hỗn hợp ĐNa - 90098TS (840CV) và tàu lưới vây ĐNa - 90521TS (880CV) trị giá hàng tỷ đồng. "Khi tàu của chúng tôi được trang bị công suất máy lớn hơn nên có thể ngược lên Cát Bà, Bạch Long Vĩ hay xuôi về Trường Sa, Côn Đảo” - anh cho biết.

Mới đây, để giúp ngư dân có thêm điều kiện vươn khơi bám biển khai thác hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, Trung tâm Khuyến ngư nông lâm và Bộ đội Biên phòng TP. Đà Nẵng đã hỗ trợ các tàu sử dụng mô hình máy tầm ngư dò đứng, nhờ đó sản lượng khai thác trong các chuyến biển cao hơn, tăng thêm thu nhập cho ngư dân. Tất bật chuẩn bị cho chuyến biển mới, anh Lê Dũng hào hứng khoe: vừa rồi, tôi được vinh dự là 1 trong 100 gương mặt “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023". Nhờ chính sách hỗ trợ vốn vay cho ngư dân để cải hoán, đóng mới tàu, thuyền với chất lượng hiện đại, bảo đảm điều kiện vươn xa đánh bắt hải sản mà nhiều ngư dân ở Đà Nẵng như anh Dũng đã trang bị nhiều “chiến mã” công suất trên 500CV để vươn ra các vùng biển từ Hoàng Sa xuống tận Trường Sa.

Một mùa Xuân mới đang về trên khắp nẻo quê hương. Tin rằng, với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự đồng hành của lực lượng chức năng, ngư dân miền Trung sẽ yên tâm vươn khơi, đón thêm một mùa Xuân an toàn, nhiều ý nghĩa trên biển.

Trên mọi miền đất nước

Sẵn sàng tâm thế để về đích đúng hẹn
Trên mọi miền đất nước

Sẵn sàng tâm thế để về đích đúng hẹn

Là hạt nhân của mô hình đô thị di sản đặc thù, thời gian qua, thành phố Huế đã có những bước đột phá ấn tượng trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố Huế trở thành địa phương cấp huyện có số đơn vị hành chính lớn thứ hai của cả nước với 36 phường, xã. Kết quả này là tiền đề quan trọng để thành phố cùng tỉnh xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với trọng tâm là đến năm 2025 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Sắc xuân trên quê hương “Thủ đô” cách mạng
Trên mọi miền đất nước

Sắc xuân trên quê hương “Thủ đô” cách mạng

Khi mùa xuân lấp ló bên đầu núi, đậu trên cành đào, cành mận và phủ màu non xanh mơn mởn trên những cánh rừng già cũng là lúc không khí rộn ràng đón xuân tràn ngập khắp nơi trên quê hương cách mạng Tuyên Quang - “Thủ đô khu giải phóng”. Kỳ vọng mùa xuân mới thật nhiều thịnh vượng, an khang để Tuyên Quang tăng tốc, bứt phá trong năm “nước rút” của nhiệm kỳ; tạo nền tảng hiện thực hóa khát vọng trở thành “tỉnh phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc”.

Đồng bào A Lưới dệt ấm no, hạnh phúc
Trên mọi miền đất nước

Đồng bào A Lưới dệt ấm no, hạnh phúc

A Lưới - 1 trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên Huế trên "chặng đường 54" - chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 đang chuyển mình mạnh mẽ. Sự phát triển vượt bậc không chỉ cho thấy quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp mà còn thể hiện khát vọng vươn lên, dệt ấm no, hạnh phúc của đồng bào vùng cao A Lưới…

Để ngày xuân an toàn, vui khỏe
Trên mọi miền đất nước

Để ngày xuân an toàn, vui khỏe

Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, nguy cơ dịch chồng dịch, cũng là thời gian ghi nhận nhiều ca ngộ độc thực phẩm nhất trong năm; nhu cầu khám chữa bệnh, cấp cứu, điều trị tăng cao. Bộ Y tế đã sớm lên phương án, sẵn sàng các giải pháp và dồn lực vào những vấn đề, nhiệm vụ trọng tâm nhằm kịp thời ứng phó, xử lý các trường hợp phát sinh, bảo đảm an toàn cao nhất cho người dân.

Duy trì đà tăng trưởng, kỳ vọng bứt phá trong năm 2024
Trên mọi miền đất nước

Duy trì đà tăng trưởng, kỳ vọng bứt phá trong năm 2024

Với đà tăng trưởng trong năm 2023, sự đầu tư bài bản cho các dự án hạ tầng giao thông, đặc biệt là những dự án lớn như Hóa dầu Long Sơn, Hyosung Vina, dự án của PTSC, PV GAS đi vào hoạt động và được tạo điều kiện tốt để phát triển sản xuất kinh doanh, Bà Rịa - Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao trong năm 2024.

Tầm vóc mới Quảng Ninh
Trên mọi miền đất nước

Tầm vóc mới Quảng Ninh

Tết Nguyên đán Giáp Thìn đã cận kề, sắc xuân nồng thôi thúc từng lộc biếc, chồi xanh vươn mình. Xuân của đất trời đang hiển hiện, niềm vui của lòng người trước thềm năm mới như được nhân lên bởi tự hào về tình hình đất nước sau một năm đầy những khó khăn, thử thách. Trong mỗi câu chuyện ở vùng Mỏ - Quảng Ninh những ngày này, cảm xúc càng thêm lắng đọng, con người càng trân trọng hơn từng thành quả có được sau những nỗ lực vượt bậc, quyết tâm từ truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” hun đúc trong suốt 60 năm xây dựng và trưởng thành.

Vùng mỏ vững bước vào Xuân
Diễn đàn

Vùng mỏ vững bước vào Xuân

Quảng Ninh đã và đang thực sự đổi thay toàn diện. Cảm nhận ấy không phải của riêng du khách xa gần mà là niềm tự hào của chính những người con đang ngày ngày gắn bó, đóng góp vào sự “thay da đổi thịt” của vùng Mỏ. Tết đến, Xuân về! Nhìn lại thành quả của một năm 2022 đầy khó khăn, thách thức, người dân Quảng Ninh càng thấy được sức mạnh của tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” cùng khát vọng đổi mới, ý chí tự lực, tự cường, vươn lên mạnh mẽ. Từ thành quả của hơn 3 năm vững vàng trong đại dịch, toàn tỉnh đang vững bước, tự tin trên chặng đường thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tiếp tục là một trong những cực tăng trưởng kinh tế, có sức hấp dẫn, lan tỏa trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước.

Khát vọng mùa xuân
Diễn đàn

Khát vọng mùa xuân

LÊ HỒNG HẠNHPhó Trưởng ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào hoạt động của cơ quan dân cử, mở rộng cánh cửa để hoạt động của Quốc hội và HĐND ngày càng minh bạch, kịp thời, công khai, gần gũi với cử tri và Nhân dân; hoạt động phản biện chính sách được tăng cường hơn với cơ chế lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức hội thảo, tọa đàm, diễn đàn chuyên sâu… đến những quyết sách kịp thời, trúng hướng đưa đất nước thoát khỏi những khó khăn, thử thách. Hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp đã tiệm cận gần hơn với mục tiêu đổi mới toàn diện, sâu sắc hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, thể hiện khát vọng hành động và quyết tâm đổi mới vì mùa xuân của đất nước.

Sức mạnh tổng hợp, nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ
Diễn đàn

Sức mạnh tổng hợp, nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ

Tăng cường gắn kết giữa Quốc hội với HĐND các cấp là nhu cầu thiết yếu, vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhấn mạnh nội dung này, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang LÂM THỊ HƯƠNG THÀNH mong muốn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục quan tâm ban hành các quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của HĐND; xây dựng cơ chế phối hợp giám sát giữa các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH và đại biểu HĐND để phát huy hiệu quả của từng cơ quan, tổ chức, tạo sức mạnh tổng hợp, nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ.

Khát vọng vươn tầm cao mới
Trên đường phát triển

Khát vọng vươn tầm cao mới

Nằm giữa “khúc ruột miền Trung” - được ví là “chiếc đòn gánh hai đầu đất nước”, Hà Tĩnh đã và đang nỗ lực hòa vào dòng chảy hội nhập, phát triển cùng đất nước. Với định hướng đúng đắn, nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện từ Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân toàn tỉnh ra sức phát huy ý chí, khát vọng, nắm bắt thời cơ, sớm hiện thực hóa mục tiêu từng bước trở thành tỉnh khá của cả nước.

Lan tỏa tinh thần trách nhiệm, vì dân
Diễn đàn

Lan tỏa tinh thần trách nhiệm, vì dân

THS.Nguyễn Vân Hậu

Nhìn lại khoảng thời gian hơn một năm rưỡi từ đầu nhiệm kỳ đến nay, hoạt động của Quốc hội Khóa XV, của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã để lại những dấu ấn đậm nét, lan tỏa tinh thần tận tụy, đổi mới, cộng đồng trách nhiệm, vì dân. Thể hiện rõ nét nhất là trong bối cảnh cực kỳ khó khăn, Quốc hội đã có những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân, cùng với các cơ quan trong hệ thống chính trị triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt các giải pháp ứng phó kịp thời, ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân; đồng thời, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn, thử thách.

Thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế xanh
Trên đường phát triển

Thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế xanh

Nhìn lại những thành tựu nổi bật cũng như những khó khăn, thách thức cần sớm được tháo gỡ qua nửa nhiệm kỳ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường nhấn mạnh: năm 2023 và những năm tiếp theo, thành phố sẽ xác định rõ, tận dụng, chuyển hóa cơ hội và thách thức thành các động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy nhanh hơn quá trình đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế. Trong đó, chú trọng thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi năng lượng, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên
Hội đồng nhân dân

Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên

Với quyết tâm, nỗ lực không ngừng, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tiếp tục được đẩy mạnh và đạt kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Nhấn mạnh cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh cho biết: Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng thực hiện đồng bộ các giải pháp phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ, Ban Chấp hành.