Tiếp tục thí điểm đổi mới tuyển chọn lãnh đạo, quản lý
- Thưa ông, việc thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị có ý nghĩa như thế nào đối với Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận?
Cán bộ lãnh đạo các cấp phải làm tốt công tác tư tưởng, tự giác nêu gương, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; đồng thời, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cán bộ, công chức. Cán bộ, đảng viên phải chịu giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng, của hệ thống chính trị, nhất là của tổ chức đảng và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân nơi cư trú.
Ủy viên Trung ương Đảng,
Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận
Nguyễn Đức Thanh
Nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được nâng lên; giúp nhận diện sâu sắc, đầy đủ hơn các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình. Kết quả của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã tạo động lực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển về kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh.
- Với tinh thần đổi mới, quyết liệt đó, công tác xây dựng Đảng năm 2022 của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận đã đạt được những kết quả nổi bật, thưa ông?
- Từ đầu năm 2022 đến nay, với quyết tâm cao, nỗ lực không ngừng, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tiếp tục được đẩy mạnh và đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Điển hình, lần đầu tiên, tất cả 19 nghị quyết chuyên đề theo Chương trình công tác toàn khóa đã được ban hành ngay trong năm đầu của nhiệm kỳ, tạo tiền đề quan trọng để cấp ủy các cấp triển khai, chỉ đạo sớm và nhanh đưa nghị quyết vào cuộc sống. Đây là cách làm mới so với các nhiệm kỳ trước, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy tỉnh. Qua đó, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp, các ngành xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể triển khai thực hiện bảo đảm phù hợp với thực tiễn của từng đơn vị, địa phương và phải được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, nguồn lực; đồng thời, phân công trách nhiệm và quy định thời gian thực hiện, xác định đây là giải pháp quan trọng sớm đưa các nghị quyết vào cuộc sống.
Tiếp tục chỉ đạo đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục thực hiện thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng. Ninh Thuận là một trong 22 tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm thi tuyển để bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng. Đến nay, đã thi tuyển cán bộ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đối với 3 sở, ngành; riêng năm 2022, tiếp tục tổ chức thi tuyển cán bộ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đối với 12 sở, ngành; tổ chức thi tuyển cán bộ cấp phòng ở tất cả các cơ quan. Công tác thi tuyển diễn ra nghiêm túc, bảo đảm công bằng, minh bạch, khách quan và cơ bản lựa chọn được cán bộ có đủ phẩm chất, bản lĩnh và năng lực đảm đương được vị trí công tác sau khi trúng tuyển, được dư luận đồng tình, đánh giá cao.
Cùng với đó, công tác kiểm tra, giám sát và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng được tăng cường.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định nêu gương
- Nếu tổ chức xây dựng Đảng là then chốt thì công tác cán bộ là "then chốt của then chốt". Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận đã quan tâm đến công tác cán bộ, tạo nguồn cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số như thế nào, thưa ông?
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tới”. Để triển khai thực hiện, thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy, tổ chức Đảng thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, hiệu quả công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số bảo đảm chất lượng, cơ cấu theo quy định. Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19.5.2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Theo đó, các giải pháp trọng tâm, đột phá bao gồm: thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, chú trọng nâng chất lượng công tác quy hoạch, bảo đảm số lượng, chất lượng nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch, nhất là cán bộ có phẩm chất, năng lực, làm việc năng động, sáng tạo, có hiệu quả, nhiều triển vọng phát triển; thực hiện nghiêm cơ cấu 3 độ tuổi trong quy hoạch cấp ủy và lãnh đạo, quản lý các cấp để bảo đảm tính kế thừa, chuyển tiếp trong đội ngũ cán bộ; bảo đảm mỗi nhiệm kỳ đổi mới 30 - 40% cấp ủy viên các cấp. Cấp ủy viên các cấp có trách nhiệm phát hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch, nhất là cán bộ trẻ có bản lĩnh, năng lực nổi trội, uy tín cao, có triển vọng phát triển vào các vị trí lãnh đạo, quản lý... Đặc biệt, đã có giải pháp đột phá, quy hoạch cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dự nguồn.
Cùng với đó, tăng cường luân chuyển đào tạo thực tiễn đối với cán bộ; tiếp tục đổi mới công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng, bầu cử, bổ nhiệm cán bộ; quan tâm thực hiện tốt chính sách cán bộ. Công tác đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên có nhiều đổi mới, kết quả đánh giá dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, đánh giá nhiều chiều.
- Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng những giải pháp trọng tâm nào để phát huy tính tiên phong, gương mẫu, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, thưa ông?
- Công tác cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là then chốt của then chốt trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Để phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp trọng tâm.
Theo đó, nâng cao nhận thức tư tưởng, chính trị cho cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, là giải pháp quan trọng phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tăng cường quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm các Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên gắn với thực hiện Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm; Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Chỉ thị số 05-CT/TW, Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị; Kết luận 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII; Hướng dẫn 03-HD/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; đồng thời, khắc phục những tồn tại, hạn chế chỉ ra, tránh làm qua loa, hình thức.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!