Bà Rịa - Vũng Tàu

Duy trì đà tăng trưởng, kỳ vọng bứt phá trong năm 2024

Với đà tăng trưởng trong năm 2023, sự đầu tư bài bản cho các dự án hạ tầng giao thông, đặc biệt là những dự án lớn như Hóa dầu Long Sơn, Hyosung Vina, dự án của PTSC, PV GAS đi vào hoạt động và được tạo điều kiện tốt để phát triển sản xuất kinh doanh, Bà Rịa - Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao trong năm 2024.

Giữ vững tốc độ tăng trưởng

Năm 2023, một năm nhiều sóng gió và khó khăn của kinh tế thế giới khi phải đối mặt với một loạt thách thức, từ nợ xấu gia tăng, kim ngạch thương mại - đầu tư ảm đạm, cho tới những hệ lụy không mong muốn của bất ổn địa chính trị.

Trong nước, với cách tiếp cận toàn diện về quản lý kinh tế vĩ mô, giúp đưa nền kinh tế vượt qua các thách thức của bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay. Tăng trưởng kinh tế từng bước được phục hồi, quý sau cao hơn quý trước, nhiều bứt phá trong cải thiện cơ cấu kinh tế; có sự gia tăng mạnh mẽ và sâu hơn vào một số chuỗi cung ứng mới của thế giới trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ công nghệ cao.

Năm 2023 cũng có nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt làn sóng nhà đầu tư từ Anh, Mỹ và châu Âu mong muốn tìm kiếm cơ hội tại thị trường Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, bán lẻ, chip bán dẫn, thực phẩm, kho bãi, tài chính ngân hàng,….

Trong đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 73/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai, sát sao, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội. Vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội dần phục hồi ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng của hầu hết các chỉ tiêu kinh tế chuyển biến theo xu hướng tăng cao dần so với tháng trước.

Ước thực hiện cả năm 2023, đối với các chỉ tiêu quan trọng, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp trừ dầu thô và khí đốt ước thực hiện cả năm 2023 tăng 9,47% so với năm 2022 (kế hoạch tăng 9,24%); hoạt động du lịch tăng trưởng khá, ước thực hiện cả năm 2023 doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 13,77% so với năm 2022 (kế hoạch tăng 11,16%) và doanh thu dịch vụ lữ hành tăng 72,09% so với năm 2022 (kế hoạch tăng 12,83%); tổng lượt khách du lịch đến tỉnh khoảng 14,1 triệu lượt, tăng 15,27% so với năm 2022; giá trị sản xuất nông nghiệp ước thực hiện cả năm 2023 tăng 4,25% so với năm 2022 (kế hoạch tăng 4,02%), kinh doanh thương mại sôi động trở lại với tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 12,94%. Tổng thu ngân sách ước đạt 107,31% dự toán, bằng 84,82% so với năm 2022; tổng chi ngân sách trên địa bàn ước đạt 93,5% dự toán và bằng 128,45% so với năm 2022.

Các nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, cải cách hành chính,... đều cơ bản thực hiện, hoàn thành theo lộ trình, tiến độ đề ra. Nhiều công trình lớn và dự án trọng điểm được khởi công xây dựng; an sinh xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Bên cạnh đó, nhờ triển khai giải pháp phục hồi kinh tế - xã hội nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh, tạo đà cho tăng trưởng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 55.069,4 tỷ đồng, tăng 17,83% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước 12.431,7 tỷ đồng, tăng 53,6%; vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước ước 17.624,1 tỷ đồng, tăng 34,36%.

Về đầu tư và phát triển doanh nghiệp, ước năm 2023 tỉnh cấp mới 21 dự án và điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 29 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư thu hút tăng thêm trong năm đạt khoảng 1.401,4 triệu USD, đạt 153,9% kế hoạch và tăng 91,67% so với năm 2022; cấp mới 28 dự án và điều chỉnh tăng vốn 15 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư thu hút tăng thêm trong năm đạt 28.695,6 tỷ đồng, đạt 142,28% kế hoạch; giảm 9,3% so với năm 2022; cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cho 2.005 doanh nghiệp, tăng 5,58% so với năm 2022, với tổng vốn đăng ký 18.979,670 tỷ đồng, tăng 5,49% so với năm 2022. Đăng ký bổ sung, thay đổi cho 2.449 lượt doanh nghiệp, tăng 62,51%.

Tuy nhiên, năm 2023, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn một số hạn chế, có 6/15 chỉ tiêu kinh tế, ngân sách ước thực hiện cả năm 2023 thấp hơn kế hoạch đề ra, gồm: GRDP trừ dầu thô và khí đốt tăng 5,75%, thấp hơn kế hoạch đề ra là tăng từ 8,1 – 8,5%; GRDP trừ dầu thô và khí đốt bình quân đầu người đạt 8.078 USD, thấp hơn kế hoạch đề ra là 8.231 USD; doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 1,8%, thấp hơn kế hoạch đề ra là tăng 4%; kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí ước đạt 5.384 triệu USD, giảm 1,03%; thấp hơn kế hoạch đề ra là 7.601 triệu USD và tăng 11,23%; thu nội địa chỉ đạt 94,59% dự toán; tổng chi ngân sách chỉ đạt 93,5% dự toán.

Kỳ vọng bứt phá

Năm 2024, hầu hết các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng toàn cầu tiếp tục suy giảm và đạt mức thấp hơn năm 2023. Trong nước, mục tiêu tăng trưởng năm 2024 theo Nghị quyết của Quốc hội khoảng 6,5%. Với quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong suốt năm 2023, nhất là những tháng cuối năm 2023 với nhiều hoạt động ngoại giao, kinh tế sôi động của lãnh đạo cấp cao; đây được xem là động lực có tính đột phá giúp nền kinh tế nước ta có thể bứt phá trong năm 2024.

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục ưu tiên phát triển kinh tế gắn với giữ vững ổn định mục tiêu tăng trưởng bền vững, bảo đảm cân đối vốn trung hạn cho đầu tư phát triển và triển khai các dự án hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông trọng điểm của tỉnh. Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện 03 khâu đột phá của nhiệm kỳ; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư, triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch tỉnh, thúc đẩy các dự án đầu tư hạ tầng quan trọng trong liên kết vùng.

Theo đó, với đà tăng trưởng trong quý IV năm 2023 và đặc biệt là những dự án lớn như Hóa dầu Long Sơn đi vào hoạt động cho sản phẩm (có kế hoạch sản xuất ước 33.825 tỷ đồng); Hyosung Vina được tạo điều kiện tốt để phát triển sản xuất kinh doanh, triển khai các dự án mới với kế hoạch năm 2024 là 22.005 tỷ đồng, tăng 49,29% (năm 2023 ước 14.740 tỷ đồng); các dự án của PTSC, PV GAS đi vào hoạt động, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thể duy trì đà tăng trưởng cao trong quý I.2024 và những quý tiếp theo của năm 2024.

Khi sản xuất phục hồi, việc làm, thu nhập của người lao động tăng lên, nhu cầu hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng tăng lên sẽ kéo theo và tạo ra những động lực mới đối với phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải, cảng biển, kho bãi; dịch vụ du lịch; bán buôn, bán lẻ và có thể cả ngành bất động sản sẽ có những cơ hội phát triển.

Với những thông tin trên, các chuyên gia dự báo tăng trưởng GRDP trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2024 trừ dầu khí có khả năng đạt từ 7,00% đến 8,10% là rất cao.

Sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Theo Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đề ra một số định hướng lớn.

Cụ thể, giai đoạn 2025 - 2030, tập trung bốn trụ cột kinh tế gồm: Công nghiệp, cảng biển và logistics, du lịch và đô thị, dịch vụ.

Đến năm 2030, xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển toàn diện, trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm năm địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước, cơ bản đủ tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương, cơ cấu đô thị đa trung tâm, kết cấu hạ tầng giao thông đa phương thức, duy trì vững chắc vị trí trong nhóm 10 địa phương có quy mô GRDP và tổng thu ngân sách nhà nước cao nhất cả nước.

Tỉnh sẽ phát huy tiềm năng, khai thác lợi thế cạnh tranh của tỉnh về hệ thống cảng biển quốc gia loại đặc biệt; lợi thế biển, đảo; lợi thế tự nhiên và vai trò, vị trí của tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ.

Phát triển mạnh kinh tế biển, hình thành các tổ hợp quy mô lớn về công nghiệp - dịch vụ - đô thị; trung tâm du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế; thành lập khu thương mại tự do; phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và các ngành năng lượng tái tạo.

Phát triển đô thị theo hướng xanh, hiện đại thông minh, tạo môi trường sống chất lượng cao. Lựa chọn trọng tâm, trọng điểm, tập trung đầu tư vào các trụ cột kinh tế, các đột phá phát triển, hình thành các trục kinh tế động lực tại các vùng chức năng, tạo hiệu ứng lan tỏa phát triển hài hòa giữa các khu vực trong tỉnh.

Phát triển nhanh, bền vững, chú trọng hiệu quả, sử dụng tiết kiệm tài nguyên; động lực phát triển chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nâng cao năng suất lao động; nắm bắt kịp thời và tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Chủ động hội nhập, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế với yêu cầu hội nhập quốc tế.

Tổ chức không gian kinh tế theo 4 vùng chức năng, 3 trục động lực phát triển, kết nối các đô thị, các khu vực phát triển bằng hệ thống hạ tầng giao thông đa phương thức, đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối chặt chẽ với các hành lang kinh tế của quốc gia và của vùng Đông Nam Bộ.

Phát triển đô thị theo mô hình đô thị đa trung tâm, phát triển nông thôn hướng tới sự bình đẳng về cơ hội phát triển cho mọi địa bàn, lãnh thổ; gắn quá trình đô thị hóa với xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, hài hòa với thiên nhiên.

Trên mọi miền đất nước

Sẵn sàng tâm thế để về đích đúng hẹn
Trên mọi miền đất nước

Sẵn sàng tâm thế để về đích đúng hẹn

Là hạt nhân của mô hình đô thị di sản đặc thù, thời gian qua, thành phố Huế đã có những bước đột phá ấn tượng trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố Huế trở thành địa phương cấp huyện có số đơn vị hành chính lớn thứ hai của cả nước với 36 phường, xã. Kết quả này là tiền đề quan trọng để thành phố cùng tỉnh xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với trọng tâm là đến năm 2025 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Sắc xuân trên quê hương “Thủ đô” cách mạng
Trên mọi miền đất nước

Sắc xuân trên quê hương “Thủ đô” cách mạng

Khi mùa xuân lấp ló bên đầu núi, đậu trên cành đào, cành mận và phủ màu non xanh mơn mởn trên những cánh rừng già cũng là lúc không khí rộn ràng đón xuân tràn ngập khắp nơi trên quê hương cách mạng Tuyên Quang - “Thủ đô khu giải phóng”. Kỳ vọng mùa xuân mới thật nhiều thịnh vượng, an khang để Tuyên Quang tăng tốc, bứt phá trong năm “nước rút” của nhiệm kỳ; tạo nền tảng hiện thực hóa khát vọng trở thành “tỉnh phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc”.

Đồng bào A Lưới dệt ấm no, hạnh phúc
Trên mọi miền đất nước

Đồng bào A Lưới dệt ấm no, hạnh phúc

A Lưới - 1 trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên Huế trên "chặng đường 54" - chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 đang chuyển mình mạnh mẽ. Sự phát triển vượt bậc không chỉ cho thấy quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp mà còn thể hiện khát vọng vươn lên, dệt ấm no, hạnh phúc của đồng bào vùng cao A Lưới…

Những giờ khắc thiêng liêng ngoài khơi
Trên mọi miền đất nước

Những giờ khắc thiêng liêng ngoài khơi

Những đêm giao thừa đặc biệt ngoài khơi, ngư dân miền Trung thường không vội tung mẻ lưới đầu tiên mà khấn trời, khấn biển, cầu cho một năm trời yên, biển lặng, tôm cá đầy khoang. Mâm cúng giao thừa tuy đơn giản nhưng chất chứa bao hy vọng về một năm mới trời yên, biển lặng, nhiều cá tôm; đồng thời, tri ân những bậc tiền nhân đã không tiếc máu xương gìn giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Với sự chuẩn bị chu đáo, đặc biệt là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đồng hành của lực lượng chức năng, ngư dân miền Trung sẽ yên tâm vươn khơi, đón Xuân an toàn, nhiều ý nghĩa trên biển.

Để ngày xuân an toàn, vui khỏe
Trên mọi miền đất nước

Để ngày xuân an toàn, vui khỏe

Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, nguy cơ dịch chồng dịch, cũng là thời gian ghi nhận nhiều ca ngộ độc thực phẩm nhất trong năm; nhu cầu khám chữa bệnh, cấp cứu, điều trị tăng cao. Bộ Y tế đã sớm lên phương án, sẵn sàng các giải pháp và dồn lực vào những vấn đề, nhiệm vụ trọng tâm nhằm kịp thời ứng phó, xử lý các trường hợp phát sinh, bảo đảm an toàn cao nhất cho người dân.

Tầm vóc mới Quảng Ninh
Trên mọi miền đất nước

Tầm vóc mới Quảng Ninh

Tết Nguyên đán Giáp Thìn đã cận kề, sắc xuân nồng thôi thúc từng lộc biếc, chồi xanh vươn mình. Xuân của đất trời đang hiển hiện, niềm vui của lòng người trước thềm năm mới như được nhân lên bởi tự hào về tình hình đất nước sau một năm đầy những khó khăn, thử thách. Trong mỗi câu chuyện ở vùng Mỏ - Quảng Ninh những ngày này, cảm xúc càng thêm lắng đọng, con người càng trân trọng hơn từng thành quả có được sau những nỗ lực vượt bậc, quyết tâm từ truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” hun đúc trong suốt 60 năm xây dựng và trưởng thành.

Vùng mỏ vững bước vào Xuân
Diễn đàn

Vùng mỏ vững bước vào Xuân

Quảng Ninh đã và đang thực sự đổi thay toàn diện. Cảm nhận ấy không phải của riêng du khách xa gần mà là niềm tự hào của chính những người con đang ngày ngày gắn bó, đóng góp vào sự “thay da đổi thịt” của vùng Mỏ. Tết đến, Xuân về! Nhìn lại thành quả của một năm 2022 đầy khó khăn, thách thức, người dân Quảng Ninh càng thấy được sức mạnh của tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” cùng khát vọng đổi mới, ý chí tự lực, tự cường, vươn lên mạnh mẽ. Từ thành quả của hơn 3 năm vững vàng trong đại dịch, toàn tỉnh đang vững bước, tự tin trên chặng đường thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tiếp tục là một trong những cực tăng trưởng kinh tế, có sức hấp dẫn, lan tỏa trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước.

Khát vọng mùa xuân
Diễn đàn

Khát vọng mùa xuân

LÊ HỒNG HẠNHPhó Trưởng ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào hoạt động của cơ quan dân cử, mở rộng cánh cửa để hoạt động của Quốc hội và HĐND ngày càng minh bạch, kịp thời, công khai, gần gũi với cử tri và Nhân dân; hoạt động phản biện chính sách được tăng cường hơn với cơ chế lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức hội thảo, tọa đàm, diễn đàn chuyên sâu… đến những quyết sách kịp thời, trúng hướng đưa đất nước thoát khỏi những khó khăn, thử thách. Hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp đã tiệm cận gần hơn với mục tiêu đổi mới toàn diện, sâu sắc hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, thể hiện khát vọng hành động và quyết tâm đổi mới vì mùa xuân của đất nước.

Sức mạnh tổng hợp, nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ
Diễn đàn

Sức mạnh tổng hợp, nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ

Tăng cường gắn kết giữa Quốc hội với HĐND các cấp là nhu cầu thiết yếu, vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhấn mạnh nội dung này, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang LÂM THỊ HƯƠNG THÀNH mong muốn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục quan tâm ban hành các quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của HĐND; xây dựng cơ chế phối hợp giám sát giữa các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH và đại biểu HĐND để phát huy hiệu quả của từng cơ quan, tổ chức, tạo sức mạnh tổng hợp, nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ.

Khát vọng vươn tầm cao mới
Trên đường phát triển

Khát vọng vươn tầm cao mới

Nằm giữa “khúc ruột miền Trung” - được ví là “chiếc đòn gánh hai đầu đất nước”, Hà Tĩnh đã và đang nỗ lực hòa vào dòng chảy hội nhập, phát triển cùng đất nước. Với định hướng đúng đắn, nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện từ Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân toàn tỉnh ra sức phát huy ý chí, khát vọng, nắm bắt thời cơ, sớm hiện thực hóa mục tiêu từng bước trở thành tỉnh khá của cả nước.

Lan tỏa tinh thần trách nhiệm, vì dân
Diễn đàn

Lan tỏa tinh thần trách nhiệm, vì dân

THS.Nguyễn Vân Hậu

Nhìn lại khoảng thời gian hơn một năm rưỡi từ đầu nhiệm kỳ đến nay, hoạt động của Quốc hội Khóa XV, của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã để lại những dấu ấn đậm nét, lan tỏa tinh thần tận tụy, đổi mới, cộng đồng trách nhiệm, vì dân. Thể hiện rõ nét nhất là trong bối cảnh cực kỳ khó khăn, Quốc hội đã có những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân, cùng với các cơ quan trong hệ thống chính trị triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt các giải pháp ứng phó kịp thời, ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân; đồng thời, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn, thử thách.

Thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế xanh
Trên đường phát triển

Thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế xanh

Nhìn lại những thành tựu nổi bật cũng như những khó khăn, thách thức cần sớm được tháo gỡ qua nửa nhiệm kỳ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường nhấn mạnh: năm 2023 và những năm tiếp theo, thành phố sẽ xác định rõ, tận dụng, chuyển hóa cơ hội và thách thức thành các động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy nhanh hơn quá trình đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế. Trong đó, chú trọng thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi năng lượng, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên
Hội đồng nhân dân

Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên

Với quyết tâm, nỗ lực không ngừng, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tiếp tục được đẩy mạnh và đạt kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Nhấn mạnh cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh cho biết: Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng thực hiện đồng bộ các giải pháp phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ, Ban Chấp hành.