Đồng bào A Lưới dệt ấm no, hạnh phúc

A Lưới - 1 trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên Huế trên "chặng đường 54" - chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 đang chuyển mình mạnh mẽ. Sự phát triển vượt bậc không chỉ cho thấy quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp mà còn thể hiện khát vọng vươn lên, dệt ấm no, hạnh phúc của đồng bào vùng cao A Lưới…

Trong khát khao đổi mới…

Gặp những cô gái Tà Ôi, Pa Cô, Cờ Tu xinh đẹp, rạng ngời trong trang phục truyền thống đang thoăn thoắt luồn chỉ, dệt nên những tấm thổ cẩm (hay còn gọi là dệt Zèng) đầy tinh xảo, ma mị và quyến rũ; chúng tôi thêm hiểu lý do vì sao Huế không chỉ là cố đô di sản trong lòng người Việt mà còn là một nền văn hóa độc đáo trong lòng bạn bè quốc tế.

Với một huyện miền núi nhỏ bé và còn rất khó khăn nhưng ý thức bảo tồn, phát triển và niềm tự hào về văn hóa, về nghề truyền thống đã, đang được người phụ nữ Tà Ôi tiếp lửa và lan tỏa đến những cô gái Pa Cô, Cờ Tu trên địa bàn. Trước đây, vải thổ cẩm của người Tà Ôi chỉ có 2 màu sắc đen và đỏ, trong đó, đen tượng trưng cho nước, đỏ tượng trưng cho lửa. Sau này, người dân sáng tạo, pha chế ra nhiều màu sắc như trắng, vàng, hồng, xanh lá để tạo nên những tấm vải đa dạng màu sắc.

Với bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của chị em, nhiều mẫu mã sản phẩm Zèng độc đáo như túi xách, va li, túi du lịch, ví, khăn trải bàn, khăn trải giường, khăn phủ gối, rèm, áo chăn, áo gối, áo nệm, quần áo, cà vạt, khố, thắt lưng, khăn các loại, cà vạt, áo dài thổ cẩm, áo dài cách tân, mũ, giày dép… được giới thiệu ra thị trường, rất được du khách nước ngoài yêu chuộng.

Trò chuyện với chàng trai Pa Cô Nguyễn Hải Teo - một trong những nông dân làm kinh tế giỏi của A Lưới năm 2023, chúng tôi cũng như bị đốt cháy với sự đam mê đầy máu lửa của anh trong chăn nuôi và làm kinh tế hộ. Anh kể, "khi bắt đầu tham gia chăn nuôi theo công nghệ của Tập đoàn Quế Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh đã hỏi: Teo có tự tin làm không? Có dám liên kết với Quế Lâm không? Và tất nhiên, tôi không do dự nói: tại sao lại không dám! Teo có sức khỏe, Teo khao khát thoát nghèo từ lâu rồi. Nay, được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay vốn, còn giống, thức ăn, công nghệ nuôi thì có Quế Lâm cung cấp, Teo bỏ qua thì chắc sẽ không có cơ hội nào tốt hơn!"…

Nhìn khuôn mặt tràn đầy tự tin, khí thế của Teo, khiến chúng tôi liên tưởng: thời điểm A Lưới ra khỏi danh sách huyện nghèo Quốc gia đã đến rồi! Quả thật, kết thúc năm 2023, A Lưới không chỉ ra khỏi danh sách huyện nghèo của quốc gia mà còn về đích giảm nghèo ở mức 24,40%; vượt kế hoạch mà Nghị quyết 11-NQ/TU của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đã đặt ra gần 2%.

Luôn có tín dụng chính sách đồng hành

Theo Nghị quyết 11-NQ/TU của Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh giảm còn 2,0 - 2,2%; riêng huyện A Lưới, đây là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất với 5.399 hộ nghèo, chiếm 38,2%; 2.078 hộ cận nghèo, chiếm 14,70%. Theo kế hoạch, A Lưới phấn đấu đến cuối năm 2023 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 26%, thoát khỏi huyện nghèo quốc gia; đến 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn khoảng 12%.

Giám đốc NHCSXH huyện A Lưới Lê Quang Thắng chia sẻ, để giúp A Lưới thoát nghèo, bên cạnh sự tập trung đầu tư của tỉnh, của huyện, NHCSXH A Lưới cũng dồn toàn lực cho công cuộc giảm nghèo, giải quyết việc làm, xóa nhà tạm; không để các đối tượng chính sách thiếu vốn khi có nhu cầu...

Tính riêng nguồn ngân sách huyện chuyển sang NHCSXH cho vay trong năm 2023 là 1.000 triệu đồng, đạt 142,9% kế hoạch tỉnh giao, nâng tổng số nguồn vốn ngân sách huyện chuyển sang cho NHCSXH cho vay là 3.900 triệu đồng. Đến 27.12.2023, tổng dư nợ đạt 524.485 triệu đồng với 16 chương trình tín dụng; tăng 85.091 triệu đồng so cuối năm 2022, tỷ lệ tăng trưởng 19,37%. Đặc biệt, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,041% thấp hơn so với bình quân chung toàn tỉnh.

Đến nay, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững từ cấp tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là sự tận tâm của những cán bộ tín dụng chính sách trên địa bàn, công tác giảm nghèo bền vững tại huyện A Lưới đã về đích vượt kế hoạch gần 2%. Mặt khác, thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn, người dân A Lưới ngày càng có ý thức tự giác vươn lên, qua đó, cải thiện các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước thoát nghèo bền vững.

Có thể thấy, khát vọng vươn lên của đồng bào cùng sự trợ lực của cả hệ thống chính trị; trong đó có công sức lớn lao của những người làm tín dụng chính sách với những chương trình vay phù hợp đã làm nên kỳ tích cho A Lưới. A Lưới hôm nay đã khác xưa. Một màu xanh bát ngát của rừng keo lai ôm lấy con đường bê tông thay cho "sơn đạo" trước đây "nắng bụi mưa bùn". Những căn nhà lụp xụp ngày nào được thay bằng những ngôi nhà xinh đẹp, khang trang ẩn hiện trong các vườn cây ăn quả; đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây ngày càng sung túc…

Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho A Lưới và cho cả Thừa Thiên Huế trên chặng đường thực hiện nghị quyết 54/NQ-TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trên mọi miền đất nước

Sẵn sàng tâm thế để về đích đúng hẹn
Trên mọi miền đất nước

Sẵn sàng tâm thế để về đích đúng hẹn

Là hạt nhân của mô hình đô thị di sản đặc thù, thời gian qua, thành phố Huế đã có những bước đột phá ấn tượng trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố Huế trở thành địa phương cấp huyện có số đơn vị hành chính lớn thứ hai của cả nước với 36 phường, xã. Kết quả này là tiền đề quan trọng để thành phố cùng tỉnh xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với trọng tâm là đến năm 2025 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Sắc xuân trên quê hương “Thủ đô” cách mạng
Trên mọi miền đất nước

Sắc xuân trên quê hương “Thủ đô” cách mạng

Khi mùa xuân lấp ló bên đầu núi, đậu trên cành đào, cành mận và phủ màu non xanh mơn mởn trên những cánh rừng già cũng là lúc không khí rộn ràng đón xuân tràn ngập khắp nơi trên quê hương cách mạng Tuyên Quang - “Thủ đô khu giải phóng”. Kỳ vọng mùa xuân mới thật nhiều thịnh vượng, an khang để Tuyên Quang tăng tốc, bứt phá trong năm “nước rút” của nhiệm kỳ; tạo nền tảng hiện thực hóa khát vọng trở thành “tỉnh phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc”.

Những giờ khắc thiêng liêng ngoài khơi
Trên mọi miền đất nước

Những giờ khắc thiêng liêng ngoài khơi

Những đêm giao thừa đặc biệt ngoài khơi, ngư dân miền Trung thường không vội tung mẻ lưới đầu tiên mà khấn trời, khấn biển, cầu cho một năm trời yên, biển lặng, tôm cá đầy khoang. Mâm cúng giao thừa tuy đơn giản nhưng chất chứa bao hy vọng về một năm mới trời yên, biển lặng, nhiều cá tôm; đồng thời, tri ân những bậc tiền nhân đã không tiếc máu xương gìn giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Với sự chuẩn bị chu đáo, đặc biệt là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đồng hành của lực lượng chức năng, ngư dân miền Trung sẽ yên tâm vươn khơi, đón Xuân an toàn, nhiều ý nghĩa trên biển.

Để ngày xuân an toàn, vui khỏe
Trên mọi miền đất nước

Để ngày xuân an toàn, vui khỏe

Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, nguy cơ dịch chồng dịch, cũng là thời gian ghi nhận nhiều ca ngộ độc thực phẩm nhất trong năm; nhu cầu khám chữa bệnh, cấp cứu, điều trị tăng cao. Bộ Y tế đã sớm lên phương án, sẵn sàng các giải pháp và dồn lực vào những vấn đề, nhiệm vụ trọng tâm nhằm kịp thời ứng phó, xử lý các trường hợp phát sinh, bảo đảm an toàn cao nhất cho người dân.

Duy trì đà tăng trưởng, kỳ vọng bứt phá trong năm 2024
Trên mọi miền đất nước

Duy trì đà tăng trưởng, kỳ vọng bứt phá trong năm 2024

Với đà tăng trưởng trong năm 2023, sự đầu tư bài bản cho các dự án hạ tầng giao thông, đặc biệt là những dự án lớn như Hóa dầu Long Sơn, Hyosung Vina, dự án của PTSC, PV GAS đi vào hoạt động và được tạo điều kiện tốt để phát triển sản xuất kinh doanh, Bà Rịa - Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao trong năm 2024.

Tầm vóc mới Quảng Ninh
Trên mọi miền đất nước

Tầm vóc mới Quảng Ninh

Tết Nguyên đán Giáp Thìn đã cận kề, sắc xuân nồng thôi thúc từng lộc biếc, chồi xanh vươn mình. Xuân của đất trời đang hiển hiện, niềm vui của lòng người trước thềm năm mới như được nhân lên bởi tự hào về tình hình đất nước sau một năm đầy những khó khăn, thử thách. Trong mỗi câu chuyện ở vùng Mỏ - Quảng Ninh những ngày này, cảm xúc càng thêm lắng đọng, con người càng trân trọng hơn từng thành quả có được sau những nỗ lực vượt bậc, quyết tâm từ truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” hun đúc trong suốt 60 năm xây dựng và trưởng thành.

Vùng mỏ vững bước vào Xuân
Diễn đàn

Vùng mỏ vững bước vào Xuân

Quảng Ninh đã và đang thực sự đổi thay toàn diện. Cảm nhận ấy không phải của riêng du khách xa gần mà là niềm tự hào của chính những người con đang ngày ngày gắn bó, đóng góp vào sự “thay da đổi thịt” của vùng Mỏ. Tết đến, Xuân về! Nhìn lại thành quả của một năm 2022 đầy khó khăn, thách thức, người dân Quảng Ninh càng thấy được sức mạnh của tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” cùng khát vọng đổi mới, ý chí tự lực, tự cường, vươn lên mạnh mẽ. Từ thành quả của hơn 3 năm vững vàng trong đại dịch, toàn tỉnh đang vững bước, tự tin trên chặng đường thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tiếp tục là một trong những cực tăng trưởng kinh tế, có sức hấp dẫn, lan tỏa trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước.

Khát vọng mùa xuân
Diễn đàn

Khát vọng mùa xuân

LÊ HỒNG HẠNHPhó Trưởng ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào hoạt động của cơ quan dân cử, mở rộng cánh cửa để hoạt động của Quốc hội và HĐND ngày càng minh bạch, kịp thời, công khai, gần gũi với cử tri và Nhân dân; hoạt động phản biện chính sách được tăng cường hơn với cơ chế lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức hội thảo, tọa đàm, diễn đàn chuyên sâu… đến những quyết sách kịp thời, trúng hướng đưa đất nước thoát khỏi những khó khăn, thử thách. Hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp đã tiệm cận gần hơn với mục tiêu đổi mới toàn diện, sâu sắc hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, thể hiện khát vọng hành động và quyết tâm đổi mới vì mùa xuân của đất nước.

Sức mạnh tổng hợp, nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ
Diễn đàn

Sức mạnh tổng hợp, nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ

Tăng cường gắn kết giữa Quốc hội với HĐND các cấp là nhu cầu thiết yếu, vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhấn mạnh nội dung này, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang LÂM THỊ HƯƠNG THÀNH mong muốn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục quan tâm ban hành các quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của HĐND; xây dựng cơ chế phối hợp giám sát giữa các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH và đại biểu HĐND để phát huy hiệu quả của từng cơ quan, tổ chức, tạo sức mạnh tổng hợp, nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ.

Khát vọng vươn tầm cao mới
Trên đường phát triển

Khát vọng vươn tầm cao mới

Nằm giữa “khúc ruột miền Trung” - được ví là “chiếc đòn gánh hai đầu đất nước”, Hà Tĩnh đã và đang nỗ lực hòa vào dòng chảy hội nhập, phát triển cùng đất nước. Với định hướng đúng đắn, nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện từ Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân toàn tỉnh ra sức phát huy ý chí, khát vọng, nắm bắt thời cơ, sớm hiện thực hóa mục tiêu từng bước trở thành tỉnh khá của cả nước.

Lan tỏa tinh thần trách nhiệm, vì dân
Diễn đàn

Lan tỏa tinh thần trách nhiệm, vì dân

THS.Nguyễn Vân Hậu

Nhìn lại khoảng thời gian hơn một năm rưỡi từ đầu nhiệm kỳ đến nay, hoạt động của Quốc hội Khóa XV, của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã để lại những dấu ấn đậm nét, lan tỏa tinh thần tận tụy, đổi mới, cộng đồng trách nhiệm, vì dân. Thể hiện rõ nét nhất là trong bối cảnh cực kỳ khó khăn, Quốc hội đã có những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân, cùng với các cơ quan trong hệ thống chính trị triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt các giải pháp ứng phó kịp thời, ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân; đồng thời, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn, thử thách.

Thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế xanh
Trên đường phát triển

Thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế xanh

Nhìn lại những thành tựu nổi bật cũng như những khó khăn, thách thức cần sớm được tháo gỡ qua nửa nhiệm kỳ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường nhấn mạnh: năm 2023 và những năm tiếp theo, thành phố sẽ xác định rõ, tận dụng, chuyển hóa cơ hội và thách thức thành các động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy nhanh hơn quá trình đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế. Trong đó, chú trọng thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi năng lượng, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên
Hội đồng nhân dân

Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên

Với quyết tâm, nỗ lực không ngừng, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tiếp tục được đẩy mạnh và đạt kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Nhấn mạnh cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh cho biết: Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng thực hiện đồng bộ các giải pháp phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ, Ban Chấp hành.