Những cán bộ tín dụng chính sách vùng đất núi Ấn sông Trà

Hơn hai thập kỷ gắn bó với đồng bào các dân tộc Quảng Ngãi, những cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã góp một phần công sức, giúp đời sống của người dân bớt nghèo khó, thêm no ấm và làm đổi thay bộ mặt nông thôn vùng “núi Ấn, sông Trà”.

Những cán bộ tín dụng chính sách vùng đất núi Ấn sông Trà
Cán bộ NHCSXH luôn bám sát và nắm nhu cầu vay vốn của người dân

Thời điểm cách đây khoảng 10 năm, cuộc sống của người dân thôn Trung, xã Trà Sơn, huyện miền núi Trà Bồng rất gian nan, thiếu thốn, số hộ đủ ăn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Với sự tiếp sức từ nguồn vốn tín dụng chính sách, bộ mặt của làng quê và cuộc sống của đồng bào dân tộc Cor nơi đây đã thay đổi toàn diện.

Gia đình anh Hồ Văn Lách thuộc diện hộ nghèo; năm 2021, từ đồng vốn tín dụng ưu đãi, cộng thêm nguồn vốn hỗ trợ xây nhà ở của Chương trình giảm nghèo bền vững, gia đình anh đã xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò và trồng cỏ cho bò ăn. Đến nay, gia đình anh đã có cơ ngơi khang trang với đàn bò 6 con, cùng 2ha cây keo xanh tốt, xây được nhà mới kiên cố, thoát khỏi danh sách hộ nghèo.

Theo Chủ tịch UBND xã Trà Sơn Đinh Văn Phong, một trong những lý do giúp người dân xã có thể thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế, tự làm giàu cho gia đình và địa phương, đó là sự kịp thời và "đúng địa chỉ" của nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH. Đồng vốn này đã giúp địa phương có thể dẫn nước về đồng ruộng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, làm “đòn bẩy” để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Những cán bộ tín dụng chính sách vùng đất núi Ấn sông Trà
Phiên họp giao ban của Ban Đại diện NHCSXH 

Không chỉ đồng bào dân tộc thiểu số xã Trà Sơn được vay vốn để phát triển sản xuất, làm giàu cho quê hương mà người nghèo ở bất cứ đâu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, khi có nhu cầu, đều nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ nguồn vốn tín dụng chính sách. Xã Đức Phong, huyện Mộ Đức là một ví dụ điển hình. Với vùng cát trắng Lương Nông Bắc và các thôn xóm khác, sau khi được NHCSXH đầu tư hơn 20 tỷ đồng vốn ưu đãi đã phát triển mạnh mẽ nghề nuôi trồng thủy sản, mang lại nguồn thu lớn, giúp đông đảo hộ dân thoát nghèo, trở nên khá giả.

Đồng vốn tín dụng ưu đãi đã phủ kín vùng đất “núi Ấn, sông Trà” rộng lớn 5.155km2, với 100% hộ nghèo, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn được tiếp cận chính sách tín dụng của Đảng và Nhà nước; góp phần quan trọng giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Quảng Ngãi với tỷ lệ khá ấn tượng: Từ mức đầu năm 2023 là 7,8%, xuống còn 6,13% vào cuối năm 2023. Đến nay, các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Minh Long được công nhận ra khỏi danh sách huyện nghèo 30a.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi Trần Duy Cường, cho biết, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 ở tỉnh Quảng Ngãi, đã tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị; các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn đã vào cuộc tích cực, huy động mọi nguồn lực tài chính, tập trung huy động các nguồn vốn chính sách để giúp dân giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập.

Những cán bộ tín dụng chính sách vùng đất núi Ấn sông Trà
Cán bộ NHCSXH luôn kịp thời động viên người dân vượt qua khó khăn

Ngành tài chính đã căn cứ tình hình ngân sách của địa phương, tham mưu đúng và kịp thời, giúp chính quyền từ tỉnh đến huyện ưu tiên bổ sung nguồn vốn chuyển sang NHCSXH, tăng thêm thế và lực hoạt động, nhất là chủ động được nguồn vốn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Số tiền 464,4 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách do UBND tỉnh và 13 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc đã được chuyển sang NHCSXH, tăng 411,4 tỷ đồng so với năm 2014; góp phần nâng tăng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi đến 30/6/2024 lên 5.579 tỷ đồng, tăng 3.267 tỷ đồng so với 10 năm trước. Cùng đó, tổng dư nợ tín dụng chính sách toàn địa bàn cũng đạt đến đích 5.570 tỷ đồng, tăng 3.264 tỷ đồng so với thời điểm trước khi thực hiện Chỉ thị số 40.

Cùng với việc tiếp nhận, huy động, tạo lập nguồn vốn lớn từ nhiều kênh, NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi đã kiên trì, năng động việc thực hiện quy trình, thủ tục, phương thức cấp tín dụng chính sách, đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống của người nghèo và các đối tượng chính sách.

Đội ngũ cán bộ tín dụng chính sách đa phần có trình độ đại học, có đủ năng lực, chuyên môn sâu; đồng thời có sự tận tâm, gắn bó với quê hương, với người nghèo, bền bỉ khơi thông dòng vốn tín dụng ưu đãi chảy đều đặn về khắp làng quê trên miền núi, ngoài đảo xa.

Việc các cán bộ điều hành NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên đi cơ sở, trực tiếp chỉ đạo công tác giải ngân thu nợ, thu lãi vốn vay và tham gia “3 cùng” với cán bộ tín dụng (cùng bám sát cơ sở, cùng bàn bạc với chính quyền, đoàn thể địa phương, cùng sẻ chia, đồng hành với người dân) đã giúp các đối tượng chính sách tiếp cận thuận lợi tới nguồn vốn ưu đãi.

Theo đánh giá của đại diện Tỉnh ủy Quảng Ngãi, trong hơn 2 thập kỷ qua, nhất là sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 của Đảng, NHCSXH luôn làm tròn nhiệm vụ tiên phong, góp phần đắc lực thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương. Cụ thể, đã giúp cho 306.903 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, với số tiền 10.915 tỷ đồng. Nguồn vốn chính sách trong 10 năm qua đã tạo điều kiện cho 61.481 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; 7.073 lượt học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; 46.351 lao động được tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm; đầu tư xây dựng 162.664 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 4.528 căn nhà kiên cố cho hộ nghèo và đối tượng chính sách.

Phát huy thành tích đạt được, khắc phục khó khăn vướng mắc từ hôm nay, ngày mai và trong cuộc hành trình vì an sinh, công bằng xã hội, những cán bộ tín dụng chính sách Quảng Ngãi với sự bền bỉ, tận tâm, trọn vẹn đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách, tiếp tục thực hiện sâu rộng Chỉ thị 40 và Kết luận 06 của Ban Bí thư, tập trung huy động nguồn lực, chuyển tải kịp thời nguồn vốn đến đúng các địa chỉ, đối tượng thụ hưởng, đầu tư trực tiếp, hiệu quả các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm, chung sức tạo đà vùng đất núi Ấn, sông Trà vươn mình, trở thành tỉnh giàu mạnh toàn diện.

Địa phương

Bộ đội Biên phòng Bình Thuận tiếp sức học sinh nghèo ven biển Tuy Phong đến trường
An ninh cơ sở

Bộ đội Biên phòng Bình Thuận tiếp sức học sinh nghèo ven biển Tuy Phong đến trường

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức trao 19 suất học bổng trong khuôn khổ chương trình “Nâng bước em tới trường” học kỳ II, năm học 2020 - 2025 cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên học tốt tại khu vực biên giới biển huyện Tuy Phong.

Xác lập kỷ lục 135 Món Ăn từ trái thanh trà
Trên đường phát triển

Xác lập kỷ lục với 135 món ăn được chế biến từ thanh trà

Sáng 12.4, tại Trường THCS - THPT Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội thanh trà Bình Minh. Sự kiện nhằm tôn vinh sản phẩm trái cây đặc sản của địa phương và thu hút khách du lịch. Chương trình cũng đồng thời xác lập kỷ lục Việt Nam với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà.

Nam Định sắp có thêm 2 khu công nghiệp
Trên đường phát triển

Nam Định đón sóng đầu tư

Năm 2025, đánh dấu chặng nước rút quan trọng giúp Nam Định hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và bước vào thập niên tăng trưởng liên tục hai con số. Những năm qua, tỉnh đã quy hoạch địa phương theo hướng khoa học và bền vững; đã chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng, chính sách và nguồn lực để đón đầu làn sóng đầu tư quy mô lớn.

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố kết quả các chỉ số DDCI, PAR INDEX, SIPAS, DGI, DTI năm 2024, ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của nhiều địa phương trong tỉnh. Sự chủ động, sáng tạo của từng huyện, thị xã, thành phố kết hợp với quyết tâm cao độ và các chính sách hiệu quả từ cấp tỉnh đã tạo nên bức tranh cải cách toàn diện, đưa Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh.

Hoàn thành đưa vào sử dụng cầu Trăng Xanh (Tập đoàn Bách Việt), nối nhịp yêu thương tại Bến Tre
Địa phương

Hoàn thành đưa vào sử dụng cầu Trăng Xanh (Tập đoàn Bách Việt), nối nhịp yêu thương tại Bến Tre

Cây cầu Trăng Xanh khang trang, kiên cố được Quỹ Trăng Xanh (thuộc Tập đoàn Bách Việt) tài trợ xây dựng chỉ trong hơn 20 ngày đã chính thức đi vào sử dụng từ ngày 10.4.2025. Cây cầu không chỉ nối liền đôi bờ, mà còn nối nhịp yêu thương, thể hiện tình cảm của Quỹ dành tặng bà con nơi đây.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng phát biểu kết luận tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa diễn ra
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Sớm hoàn thiện tổ chức bộ máy theo mô hình mới

Thực hiện các nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương về triển khai thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Ninh đã sớm nhận diện được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc kiện toàn bộ máy chính quyền. Với vị thế là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội năng động, việc xây dựng một hệ thống hành chính tinh gọn, hiệu quả càng trở nên quan trọng để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển thời gian tới.

TP. Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh hạ tầng môi trường, chặn ô nhiễm tại những điểm nóng
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh hạ tầng môi trường, chặn ô nhiễm tại những điểm nóng

TP. Hồ Chí Minh đang tập trung đẩy nhanh đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường, xử lý nước thải tại khu đô thị, làng nghề, khu - cụm công nghiệp nhằm kiểm soát ô nhiễm tại các lưu vực sông, đặc biệt là sông Sài Gòn, kênh Ba Bò và tuyến Suối Cái – những điểm nóng ô nhiễm kéo dài nhiều năm qua.

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, kinh tế - xã hội của tỉnh 3 tháng đầu năm đạt kết quả nổi bật, trong đó tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I ước đạt khoảng 14,8% (cao hơn kịch bản trước đó, dự kiến là 13%), trong đó công nghiệp - xây dựng ước tăng khoảng 18,8%, riêng công nghiệp ước tăng khoảng 19,6%.

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024
Địa phương

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024

Tại Lễ công bố Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024 do Bộ Công Thương vừa phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện FTA Index 2024, trong đó có TP. Hải Phòng.