Nhật Bản đưa ra chiến lược giải quyết thách thức dân số

Nhật Bản đang phải đối mặt với thách thức nhân khẩu học sâu sắc khi dân số già đi nhanh chóng do tỷ lệ sinh giảm và các chuẩn mực xã hội đang thay đổi. Hậu quả của xu hướng này là rất sâu rộng, tác động đến nền kinh tế, lực lượng lao động và cơ cấu xã hội. Để ứng phó, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau và các chuyên gia đang đề xuất một chiến lược toàn diện nhằm giải quyết các nguyên nhân gốc rễ, giảm thiểu tác động tiêu cực của tình trạng trên.

Các chiến lược giải quyết tình trạng suy giảm dân số -0
Nguồn: Getty images

Xu hướng suy giảm nhân khẩu học

Dân số Nhật Bản đạt đỉnh điểm ở mức 128 triệu người vào năm 2008, nhưng đang giảm dần, dự đoán sẽ còn 63 triệu người vào năm 2100 nếu xu hướng hiện nay vẫn tiếp tục. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là tỷ lệ sinh giảm, từ 9,5 ca sinh trên 1.000 phụ nữ vào năm 2000 xuống còn 6,8 trên 1.000 phụ nữ vào năm 2020. Dân số già đi nhanh chóng, với tỷ lệ người trên 65 tuổi tăng từ 17,4% năm 2000 lên 29,0% vào năm 2022, dự kiến đạt 41,2% vào năm 2100. Ngược lại, dân số trong độ tuổi lao động (những người từ 15 đến 64 tuổi) lại giảm từ 68,1% dân số vào năm 2000 xuống còn 59,4% vào năm 2022 và dự kiến sẽ giảm xuống còn 51,1% vào năm 2100.

Nhiều yếu tố góp phần vào sự suy giảm dân số của Nhật Bản. Trước hết, những thách thức về kinh tế, đặc biệt là chi phí nuôi dạy con cái cao, ảnh hưởng nặng nề đến các hộ gia đình có thu nhập thấp, trong đó người làm công ăn lương thường là những lao động không thường xuyên. Theo báo cáo về thu nhập hộ gia đình của Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản, thu nhập khả dụng trung bình của hộ gia đình do một người lao động không thường xuyên làm chủ hộ là khoảng 60% so với hộ gia đình do một người lao động thường xuyên làm chủ. Vấn đề này phản ánh khoảng cách thu nhập ngày càng lớn.

Một lý do khác là lối sống thay đổi, được đánh dấu bằng xu hướng rời xa cấu trúc gia đình truyền thống, đã dẫn đến tỷ lệ kết hôn giảm mạnh. Mô hình gia đình hạt nhân với vợ chồng và 1-2 con thay đổi khi mọi người bắt đầu theo đuổi khát vọng của riêng mình và xã hội bắt đầu chấp nhận sự đa dạng. Phản ánh sự thay đổi trên, số lượng cuộc hôn nhân tính trung bình trên 1.000 người đã giảm từ 10 vào năm 1970 xuống còn 6,4 vào năm 2000 và còn 4,1 vào năm 2022.

Dân số giảm và già đi đặt ra thách thức kinh tế đáng kể cho Nhật Bản. Lực lượng lao động ngày càng thu hẹp, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đóng cửa do thiếu người kế thừa. Các ngành nghề cung cấp dịch vụ thiết yếu như giáo viên, bác sĩ, điều dưỡng... phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Những tác động kinh tế tiêu cực được cảm nhận sâu sắc ở các vùng nông thôn, đe dọa mức sống chung của Nhật Bản.

Những chiến lược đã được áp dụng

Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề giảm dân số, như tăng trợ cấp nuôi con và hỗ trợ tài chính cho các cặp vợ chồng trẻ. Tuy nhiên, những nỗ lực đó chưa hoàn toàn có hiệu quả. Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề giảm dân số, chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida đã xây dựng "Định hướng chiến lược cho tương lai của trẻ em" vào tháng 6.2023 với mục tiêu ngăn chặn tình trạng giảm số lượng sinh. Kế hoạch cấp tốc này cung cấp hỗ trợ tài chính cho các cặp vợ chồng trẻ để nuôi con vì chi phí nuôi con cao là một trong những trở ngại chính đối với các bậc cha mẹ tương lai. Các biện pháp được đề xuất bao gồm tăng trợ cấp trẻ em, mở rộng hỗ trợ kinh tế cho việc sinh con và giáo dục đại học. Giới hạn thu nhập của chương trình trợ cấp trẻ em dành cho trẻ em đến hết trung học đã bị bãi bỏ. Kế hoạch cũng bao gồm các biện pháp như cải thiện môi trường làm việc để giảm bớt gánh nặng nuôi dạy con cái và nâng cao chất lượng các nhà trẻ. Chính quyền đang xem xét chi khoảng 3.000 tỷ yên (20 tỷ USD) cho kế hoạch này mỗi năm trong 3 năm tới. Nhưng việc tài trợ cho kế hoạch sẽ là thách thức đối với chính quyền khi đối mặt với khoản nợ khổng lồ của Chính phủ.

Tầm nhìn dân số 2100

Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề giảm dân số, Ban Chiến lược dân số của Nhật Bản, một hội đồng tư nhân gồm 28 thành viên từ doanh nghiệp, học viện và các lĩnh vực khác, đã đề xuất "Tầm nhìn Dân số 2100" tới Thủ tướng Kishida vào tháng 1.2024. Nội dung của nó góp ý rằng, Chính phủ nên đặt mục tiêu duy trì dân số trên 80 triệu người vào năm 2100 bằng cách tăng tổng tỷ suất sinh. Ban này khuyến nghị thành lập một ủy ban mới dưới quyền Thủ tướng để giám sát việc xây dựng và thực hiện chiến lược dân số, nhấn mạnh hai chiến lược chính: ổn định dân số và tăng cường kinh tế. Mục tiêu trước là cải thiện điều kiện nuôi dạy con cái, trong khi mục tiêu sau tập trung vào tăng năng suất thông qua phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả việc tiếp nhận lao động nước ngoài, đặc biệt là những cá nhân có trình độ cao.

Mặc dù nhiều biện pháp được đề xuất không hoàn toàn mới nhưng "Tầm nhìn dân số 2100" cung cấp khuôn khổ toàn diện để giải quyết vấn đề giảm dân số. Để thành công, chính quyền của Thủ tướng Kishida phải xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm giải quyết cả vấn đề ổn định dân số lẫn củng cố nền kinh tế. Sự lãnh đạo mạnh mẽ là rất quan trọng để vượt qua các thách thức, đồng thời cam kết của Thủ tướng Kishida sẽ đóng vai trò then chốt trong việc định hình phản ứng của Nhật Bản trước cuộc khủng hoảng nhân khẩu học.

Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.