Nhân rộng mô hình thư viện công cộng hiệu quả

Tại tọa đàm “Cách làm và kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển hệ thống thư viện công cộng thành phố Hà Nội” mới đây, nhiều mô hình thư viện hoạt động hiệu quả được chia sẻ nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người dân thủ đô, lan tỏa và khuyến khích phong trào đọc sách.

Đầu tư cơ sở vật chất, vốn tài liệu

Theo Giám đốc Thư viện Hà Nội Trần Tuấn Anh, hiện nay hệ thống thư viện công cộng Hà Nội gồm có Thư viện thành phố, 29/30 thư viện cấp huyện (quận Nam Từ Liêm chưa thành lập thư viện), 54 thư viện cấp xã, hơn 1.000 thư viện phòng đọc cơ sở đã góp phần không nhỏ xây dựng và phát triển văn hóa đọc thủ đô.

Tại tọa đàm, nhiều mô hình thư viện công cộng hoạt động hiệu quả được chia sẻ. Tiêu biểu như Thư viện quận Tây Hồ, hàng năm không ngừng bổ sung sách mới phục vụ bạn đọc. Đại diện Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ cho biết, Thư viện hiện có trên 25.000 cuốn sách với nhiều môn, loại phong phú, trong đó trên 5.000 cuốn sách dành cho thiếu nhi.

Xác định việc phát triển văn hóa đọc, xây dựng thói quen đọc sách cần bắt đầu từ lứa tuổi nhỏ, Thư viện quận Tây Hồ đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, vốn tài liệu và phương pháp tiếp cận để phục vụ các em thiếu nhi. Thư viện tham mưu xây dựng góc đọc thiếu nhi trang trí đẹp mắt; phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức các sự kiện, cuộc thi để thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia; phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc, thi xếp sách nghệ thuật, thi vẽ tranh theo sách, viết cảm nhận sau khi đọc sách, thi tuyên truyền giới thiệu sách; cán bộ Thư viện quận giới thiệu sách đến bạn đọc bằng các video clip qua các kênh truyền thông như youtube, fanpage của Trung tâm; xây dựng danh mục giới thiệu sách bằng mã QR, giúp bạn đọc tra cứu, có thể nghe sách nói hoặc đọc nội dung giới thiệu sách một cách thuận tiện; đẩy mạnh việc luân chuyển sách đến các phòng đọc khu dân cư, thư viện trường học…

Nhân rộng mô hình thư viện công cộng hiệu quả
Hà Nội sẽ phát triển hệ thống thư viện công cộng, hỗ trợ cá nhân, tổ chức có đóng góp đối với hoạt động thư viện cơ sở
Ảnh: Giang Nam

Vận dụng xã hội hóa

“Cùng với sự quan tâm, chủ động của các địa phương, Sở Văn hóa và Thể thao, Thư viện Hà Nội sẽ hỗ trợ phát triển hệ thống thư viện công cộng, đề xuất xây dựng cơ chế hỗ trợ thủ thư, trao giải thưởng cho các cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực đối với hoạt động thư viện cơ sở… nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, xây dựng một xã hội học tập".

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh

Hệ thống thư viện cơ sở đã và đang nâng cao chất lượng dân trí ở các địa phương, đồng thời góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Thư viện làng Bình Vọng nhiều năm qua là điểm đến quen thuộc của người dân xã Văn Bình, huyện Thường Tín. Đây là một trong những phòng đọc cơ sở biết vận dụng xã hội hóa trong xây dựng và hoạt động thư viện. Theo Chủ nhiệm Thư viện làng Bình Vọng Dương Văn Phi, thành lập và hoạt động từ năm 1999, Thư viện đã hình thành “mạng lưới viên” do những người cao tuổi phụ trách thư viện phân công nhau phân loại sách, trực Thư viện, cho mượn sách hàng ngày… Từ 500 cuốn sách ban đầu, đến nay Thư viện đã có tới hơn 15.000 cuốn. Bình quân mỗi năm Thư viện tiếp 3.600 lượt người đến đọc, 600 lượt độc giả mượn sách.

Bà Nguyễn Thị Huyền, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cho biết, phòng đọc do bà quản lý tại khu Di tích Lịch sử miếu Vạn Phúc được cải tạo từ nguồn xã hội hóa nay đã có khoảng 1.000 cuốn sách và 20 loại báo, tạp chí. Phòng đọc mở cửa các ngày trong tuần; độc giả đến đây chủ yếu là cán bộ hưu trí, người cao tuổi, học sinh, sinh viên trên địa bàn phường.

Để tiếp tục giữ gìn và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, Đoàn thanh niên phường Vạn Phúc đã xây dựng Đề án “Văn hóa đọc kết nối lịch sử và du lịch làng nghề” với các nội dung: đưa vào tour du lịch tham quan làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, nội dung tìm hiểu văn hóa làng nghề qua không gian sách kết hợp trải nghiệm ghép tranh lụa tại khu di tích miếu Vạn Phúc; tổ chức những trò chơi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa qua nội dung các cuốn sách hay có tại Phòng đọc; trang trí Phòng đọc, thường xuyên bổ sung những đầu sách mới, đa dạng nhiều lĩnh vực, ưu tiên sách phục vụ trẻ em và học tập…

Văn hóa

Tác phẩm chân dung ghép gốm trên sơn mài
Văn hóa - Thể thao

Tác phẩm chân dung ghép gốm trên sơn mài

"Chiêm bao" là triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Trang, trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm trên nền sơn mài, phần lớn là những gương mặt nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực. Triển lãm đang diễn ra tại không gian Area 75 - Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hà Nội.

Huế đón 4.455 du khách quốc tế bằng đường biển
Văn hóa - Thể thao

Huế đón 4.455 du khách quốc tế bằng đường biển

Ngày 9.1, tại Cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc, Sở Du lịch thành phố Huế phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây và Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức đón chuyến tàu du lịch và những du khách đầu tiên đến Huế bằng đường biển năm 2025.

Nét dân tộc trong thiết kế đương đại
Văn hóa - Thể thao

Nét dân tộc trong thiết kế đương đại

Thiết kế nội thất hiện đại không có nghĩa là bỏ qua những yếu tố mang tính dân tộc. Sự giao thoa, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại giúp tạo ra không gian sống tiện nghi, mang dấu ấn cá nhân và góp phần định hình bản sắc cộng đồng.

Xuân Xanh – Tết lành
Văn hóa - Thể thao

Xuân Xanh – Tết lành

Triển lãm tranh, truyện “Xuân Xanh - Tết Lành” không chỉ tái hiện qua góc nhìn nghệ thuật mà còn truyền tải thông điệp sống xanh, giảm rác thải trong dịp lễ hội lớn nhất năm.