Khai quật khảo cổ học tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long

Thêm phát hiện quan trọng nhận diện không gian Chính điện Kính Thiên

Dù có diện tích nhỏ, cuộc khai quật khảo cổ năm 2024 đã đem lại nhận thức mới, tiến thêm một bước quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê sơ và Lê Trung hưng.

Chiều 10.1, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình tham quan và thảo luận tại chỗ về Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò Khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2024.

Thực hiện khuyến nghị của UNESCO, sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội; Quyết định khai quật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch số 721/QĐ-BVHTTDV ngày 25.3.2024 và Quyết định điều chỉnh số 3437/QĐ-BVHTTDL ngày 14.11.2024 về việc khai quật khảo cổ học tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật thăm dò 500m2.

img-5321.jpg
Năm 2024, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật thăm dò 500m2

Theo kết quả sơ bộ, tại Hố khai quật H1 khu vực Tây nam Hậu Lâu đã xuất lộ một số dấu tích kiến trúc thời Nguyễn, Lê Trung hưng và Lê sơ. Tại Hố khai quật H2 tại vị trí trên nền điện Kính Thiên, hố đào thăm dò được mở phía tây nam nhà Pháo binh.

Về cơ bản, kết quả khai quật đã cung cấp hai thông tin quan trọng: dấu tích bó nền thời Nguyễn vẫn kéo dài từ đông sang tây, các dấu tích móng cột thời Lê Trung hưng đều cùng trục với 2 hàng móng hồi đã phát hiện năm 2011 và 2023. Kết quả này làm rõ hơn cấu trúc nền móng của Chính điện Kính Thiên thời Lê Trung hưng.

Tại Hố khai quật H3 vị trí tây hầm Cục Tác chiến đã xuất lộ 3 dấu tích kiến trúc thời Lê Trung hưng. Các dấu tích này đều là sự tiếp nối của kiến trúc hành lang và tường bao đã phát lộ từ năm 2014 - 2015.

Cuộc khai quật khảo cổ năm 2024 đã đem lại nhận thức mới, tiến thêm một bước quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên
Cuộc khai quật khảo cổ năm 2024 đã đem lại nhận thức mới, tiến thêm một bước quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên

Hố khai quật H4 tại phía Bắc Đoan Môn, ở độ sâu khoảng 1,2m đã xuất lộ dấu tích kiến trúc thời Lê Trung hưng gồm: sân Đan Trì, Ngự đạo và cụm gạch đầm, dưới Ngự Đạo và Đan Trì thời Lê Trung hưng khoảng 30cm là một cống thoát nước ngầm khá lớn (cao 53cm, lòng rộng 37cm) có chức năng tiêu thoát nước cho toàn bộ khu vực không gian Đại Triều. Các dấu tích này cũng là sự tiếp nối của những lần khai quật trước đó.

Theo các nhà nghiên cứu, cuộc khai quật năm 2024 dù chỉ với diện tích nhỏ nhưng đã đem lại nhiều nhận thức mới, tiến thêm một bước quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê sơ (thế kỷ XV - XVI) và Lê Trung hưng (thế kỷ XVII - XVIII) trên các phương diện kiến trúc, vật liệu, mặt bằng tổng thể và kỹ thuật xây dựng. Đây đều là những thuộc tính cơ bản của giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Để hiểu chi tiết hơn, chính xác hơn, các cuộc khai quật những năm tới rất cần thiết phải xây dựng kế hoạch hay chiến lược khai quật tổng thể như UNESCO đã khuyến nghị để làm sáng tỏ cũng như gia tăng giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản, đáp ứng khuyến nghị của ICOMOS và Trung tâm Di sản thế giới năm 2023 và 2024.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết, những kết quả này sẽ chứng minh với UNESCO rằng sân Đan Trì, Ngự đạo tồn tại và đang hiện hữu dưới mặt đất. Đây là một trong những căn cứ có tính xác thực cao, minh chứng quan trọng để chúng ta tiếp tục nghiên cứu phục dựng không gian Chính điện Kính Thiên và Chính điện Kính Thiên.

Văn hóa - Thể thao

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Ngự trà hoàng cung
Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung

Hòa chung không khí cả nước hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng như chương trình Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025: “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” chủ đề Festival Huế 2025: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần. 

Soi mình trên dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Soi mình trên dải non sông

50 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975), văn học Việt Nam đã trải qua những bước chuyển mình sâu sắc; từ áng văn thơ gắn liền với lịch sử chiến tranh đến những tác phẩm mang đậm hơi thở Đổi mới, văn học phản chiếu cả hiện thực lẫn khát vọng của một dân tộc trên hành trình hội nhập, vươn mình.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.