Tác phẩm chân dung ghép gốm trên sơn mài

"Chiêm bao" là triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Trang, trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm trên nền sơn mài, phần lớn là những gương mặt nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực. Triển lãm đang diễn ra tại không gian Area 75 - Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hà Nội.

Họa sĩ Tô Ngọc Trang chia sẻ: “Cuối năm 2021, vợ tôi làm vỡ chiếc bát rất đẹp, nhờ tôi gắn lại. Nhìn đống mảnh vỡ, tôi thấy giống bản thân đến lạ. Tôi đã thử ghép chúng thành mặt mình. Và cuối cùng ai đến xem cũng nhận ra đó là Trang Trọc. Thấy trò chơi này rất vui, tôi tiếp tục nhặt nhạnh mảnh gốm vỡ quanh nhà và xin khắp nơi. Bà con rất mừng vì... dọn rác giúp họ".

ba-kien-tai-xuong.jpg
Tác phẩm "Bá Kiến tại xưởng"

Họa sĩ cũng thừa nhận mảnh gốm vỡ có tính bền vững, muôn hình vạn trạng. Từ hình, mảng, khối cho đến màu. Trong khi hội họa truyền thống đã và đang dùng các chất liệu lâu đời như màu nước, sơn dầu, sơn mài, acrylic để biểu đạt. Vì vậy, người sáng tạo có thể dùng các mảnh gốm vỡ để kết hợp với nhau, gợi cả hình, khối và màu để làm ra một cảm nhận.

jesus-christ.jpg
Tác phẩm "Jesus Christ"

Chất liệu mà họa sĩ Tô Ngọc Trang sử dụng trong tác phẩm của mình là gốm vỡ. Tức là gốm ở thể rác, một chất liệu phái sinh từ một sản phẩm đã từng hoàn chỉnh trước khi vỡ. Họa sĩ ghép chân dung các gương mặt nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực, từ tôn giáo, chính trị, khoa học, nghệ thuật đến các biểu tượng văn chương như: Chúa Jesus, Đức Phật, Magaret Thatcher, Einstein, Lev Tolstoy, Picasso, Bùi Xuân Phái, Don Quixote, Chí Phèo, Thị Nở, Lão Hạc, Bá Kiến... Họa sĩ dùng những mảnh gốm vỡ tự nhiên, hoàn toàn không sử dụng máy móc hay thiết bị cơ khí nào để tạo hình các mảnh vỡ theo ý chí chủ quan.

van-cao.jpg
Tác phẩm "Văn Cao"

Cảm nhận về triển lãm, họa sĩ Lý Trực Sơn chia sẻ: “Tôi không dám chắc về tỷ lệ người thích những bức chân dung làm theo kiểu quá khác thường của Tô Ngọc Trang, tôi thì thích chúng và mau chóng gần gũi yêu chúng. Đôi khi ý tưởng nghệ thuật tới với nghệ sĩ đột ngột như gặp một sự cố nhỏ nhoi, một cái bát cổ, một cái ang gốm xưa rơi vỡ làm mở ra một khoảng sáng.

Những mảnh vỡ trở thành họa tiết, tập hợp lại thành chân dung của những nhân vật đã là biểu tượng của khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, chính trị hoặc chỉ xuất hiện trong văn chương. Ai cũng được tán dương, sống lại với diện mạo của mình trong cấu trúc ngôn ngữ nghệ thuật. Người xem sẽ thấy vui khi nhận ra trong tập hợp mảnh gốm khuôn mặt của Einstein, Lep Tolstoy, Picasso, bác Bùi Xuân Phái, hoặc cả Bá Kiến, Chí Phèo, Thị Nở… Hóm hỉnh có, nghiêm trang có, ngưỡng mộ có và có cả chân dung sẽ trở thành bất hủ của Đức Phật và Chúa Jesus”.

tran-hung-dao.jpg
Tác phẩm "Trần Hưng Đạo" của Tô Ngọc Trang

Theo nhà phê bình Phan Cẩm Thượng, nghệ thuật ghép gốm/Mosaic có từ hơn 2000 năm trước Công nguyên trong nền văn hóa Lưỡng Hà (Mesopotamia), rồi văn hóa La Mã… Thời Nguyễn ở Việt Nam, nghệ thuật này cũng được sử dụng với nhiều công trình trang trí kiến trúc đặc sắc, và người ta cũng đập nhiều bát đĩa gốm sứ quý làm tranh và đồ ghép mảnh, điển hình như công trình ghép mảnh gốm sứ ở lăng Khải Định.

Tạo hình gốm liên quan đến tranh tượng cũng được nhiều họa sĩ xuất thân từ Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp sáng tác. Họa Tô Ngọc Trang cũng ra trường từ đây, nhưng "cách ông làm là độc đáo, và không liên quan đến một trật tự kỹ thuật truyền thống nào. Ông suy ngẫm về con người, sự từng trải, đổ vỡ, thậm chí đến tan nát của nó, mà thủa thiếu thời khi sinh ra ai cũng như chiếc bình quý lành lặn. Nhưng rồi người ta ai nấy cũng phải tái tạo lại mình, từ những mảnh vỡ cuộc đời của mình, và tự nó sẽ mang vẻ đẹp của người trưởng thành”, nhà phê bình Phan Cẩm Thượng cho hay.

Triển lãm diễn ra đến ngày 19.1.

Họa sĩ Tô Ngọc Trang tốt nghiệp ngành sơn mài, Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội. Giai đoạn đầu của sự nghiệp hội họa, ông làm họa sĩ minh họa tại NXB Kim Đồng và giành nhiều giải thưởng lớn về minh họa như Giải thưởng minh họa từ Đại học Street Bank, Mỹ (2001), Giải thưởng minh họa của Hiệp hội Xuất bản Thế giới (2002)... Nhiều năm trở lại đây, ông mở xưởng sơn mài tại làng nghề sơn mài Hạ Thái, tập trung cho sáng tác tranh sơn mài.

Văn hóa - Thể thao

Bền bỉ thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng
Văn hóa

Bền bỉ thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng

Lần thứ 7 chương trình Tủ sách Nhân ái trở lại Bình Phước, trao tặng 12 tủ sách với 606 cuốn thuộc nhiều thể loại cho học sinh huyện biên giới Bù Gia Mập. Tính đến nay đã có hàng nghìn cuốn sách được trao tặng, góp phần thúc đẩy văn hóa đọc cho học sinh Bình Phước.

 “Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức
Du lịch - Thể thao

“Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức

Với độ cao 837 mét, cao thứ hai ở vùng Nam Bộ chỉ sau núi Bà Đen ở Tây Ninh, Núi Chứa Chan không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc cùng những lễ hội đậm chất truyền thống. Những tiềm năng ấy rất cần được đánh thức.

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tọa đàm “Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế” sáng 19.4
Văn hóa

Định chuẩn và nâng tầm phở Việt

Theo các chuyên gia, trên cơ sở kiểm kê, định vị chuẩn với những giá trị cốt lõi, chúng ta hoàn toàn có cơ sở làm hồ sơ trình UNESCO ghi danh phở là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng
Văn hóa

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và đến hôm nay, đề tài chiến tranh cách mạng vẫn là mạch nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn. Từ những tác phẩm mang đậm hơi thở chiến trường, ghi lại những hy sinh thầm lặng và lòng quả cảm phi thường của các chiến sĩ, đến những trang viết suy tư hậu chiến, đề tài này không ngừng được khám phá và tái hiện dưới nhiều góc độ.

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh
Văn hóa

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh

Sáng 19.4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế, diễn ra sự kiện đặc biệt “Huế - Tiên phong phát triển du lịch di sản xanh và thành phố xe đạp”. Sự kiện này mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn và phát triển bền vững của Huế.

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội
Văn hóa - Thể thao

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội

Tối 20.4 tại Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Theo Thiếu tướng, Nhạc sĩ NGUYỄN XUÂN THỦY, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, chương trình là khúc tráng ca khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.