Nhà báo Phùng Sưởng làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong

Nhà báo Phùng Sưởng giữ chức Tổng Biên tập Báo Tiền Phong kể từ ngày 15.6.2024. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.

Trung ương Đoàn bổ nhiệm nhà báo Phùng Công Sưởng làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong ảnh 1
Ông Bùi Quang Huy, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn trao Quyết định bổ nhiệm nhà báo Phùng Sưởng (phải) làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong. (Ảnh: Hồng Vĩnh/TTXVN)

Chiều 14.6, tại trụ sở Báo Tiền Phong, Ban Bí thư Trung ương (T.Ư) Đoàn triển khai Quyết định về công tác cán bộ tại Báo Tiền Phong.

Tại buổi lễ, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Đoàn Bùi Minh Tuấn công bố Quyết định số 589 của Ban Bí thư T.Ư Đoàn về việc bổ nhiệm nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Tiền Phong, giữ chức Tổng Biên tập Báo Tiền Phong kể từ ngày 15.6.2024. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.

Đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết BCH TƯ Đảng - Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn đã trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng nhà báo Phùng Công Sưởng.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Tổng Biên tập Báo Tiền Phong khẳng định, việc nhận quyết định làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong là niềm vinh dự khi nhận được sự tin tưởng của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Ban Thường vụ Đảng uỷ Trung ương Đoàn, cũng như sự tin tưởng, trao gửi niềm tin của Ban Biên tập, cán bộ, phóng viên, nhân viên báo Tiền Phong.

Nhà báo Phùng Sưởng làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong -0
Nhà báo Phùng Sưởng phát biểu nhận nhiệm vụ

Nhà báo Phùng Sưởng tự hào bởi mình trở thành người đứng đầu một tờ báo của Đoàn, được sinh ra trong kháng chiến, có vị thế chính trị hàng đầu đất nước, có bề dày lịch sử, có truyền thống hết sức vẻ vang, có đội ngũ đông đảo thế hệ người cầm bút có bề dày kinh nghiệm, đam mê với nghề; có lượng độc giả đông đảo và trân quý những giá trị tốt đẹp của tờ báo.

Đây cũng là nhiệm vụ hết sức nặng nề, nhiều khó khăn, thử thách lớn đến từ nội tại tờ báo và cả những yếu tố mang tính phi truyền thống.

"Thử thách, khó khăn là tất yếu trong quá trình phát triển, quan trọng là mỗi chúng ta nhìn khó khăn và giải quyết chúng như thế nào. Báo Tiền Phong trong suốt chặng đường phát triển dù có những lúc thăng trầm khác nhau nhưng xu hướng chung là phát triển đi lên,” Nhà báo Phùng Sưởng nói.

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy nhấn mạnh, nhà báo Phùng Sưởng đã có gần 23 năm gắn bó với Báo Tiền Phong, là người "có ADN Tiền Phong" để làm Tổng Biên tập.

“Thời gian đó đủ dài để hiểu một cách sâu sắc vai trò, sứ mệnh của tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Thời gian đó cũng đủ dài để gắn bó, yêu thương, để sẵn sàng hy sinh và xem tờ báo Tiền Phong như là ngôi nhà của mình, xem tờ báo như là một phần không thể thiếu trong cuộc đời của mình," ông Huy nhấn mạnh.

Ông Huy mong mỏi Tiền Phong luôn xứng đáng là tờ báo của Đoàn, của người trẻ, có phong thái trẻ trung, hiện đại, tiếp cận nhanh với xu hướng báo chí hiện đại cả về nội dung và hình thức, trên cơ sở lấy tôn chỉ mục đích làm nền tảng, lấy sự sáng tạo làm tiêu chí hướng đến của các hoạt động báo chí của mình.

Nhà báo Phùng Sưởng sinh năm 1974 tại Hà Nội; tốt nghiệp Khoa Báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ông có nhiều năm công tác tại Báo Tiền Phong, từng trải qua các chức vụ: Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Báo Tiền Phong; Phó Trưởng Ban Thời sự-Chính trị Báo Tiền Phong; Trưởng Ban Thời sự-Chính trị Báo Tiền Phong; Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong; Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Tiền Phong.

Nhà báo Phùng Sưởng đã được nhận nhiều giải thưởng báo chí cấp Quốc gia, Trung ương Đoàn và các bộ, ngành…

Đời sống

Các mô hình chăn nuôi phát triển mạnh ở Phan Thiết mang lại của sống ổn định cho người dân (Ảnh: T.DUYÊN)
Đời sống

Tỷ lệ hộ nghèo Phan Thiết giảm còn 0,63%

Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, số hộ nghèo thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) giảm còn 390 hộ vào cuối năm 2023, chiếm tỷ lệ 0,63% so với số hộ toàn thành phố. Đời sống của một bộ phận người nghèo được nâng lên và từng bước vươn lên thoát nghèo.

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"
Xã hội

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"

Báo cáo 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cho thấy Cuộc vận động đã có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng tới các doanh nghiệp trong Khối về việc ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam. 

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm

Để tìm ra các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề "Tìm giải pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam” cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển ngành.
Xã hội

Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách

Bảo hiểm Việt Nam (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn phát triển mới". Hội thảo hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt Nam (1995 - 2025) nhằm chia sẻ với các đối tác, bạn bè quốc tế về thành tựu, định hướng phát triển, hội nhập quốc tế của BHXH Việt và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đưa "hương trà" bay xa...
Xã hội

Bài cuối: Trụ cột giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.