Hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm

Để tìm ra các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề "Tìm giải pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".

dt1-3.jpg
Toàn cảnh hội nghị. Nguồn: ITN

Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Thị Tuyết Vui cho biết, thời gian qua, không chỉ các doanh nghiệp khối tư nhân, mà cả các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng có hành vi chậm đóng, nợ đọng BHXH, BHYT. Điều này ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người lao động và tiềm ẩn nhiều vấn đề liên quan.

Tính đến hết tháng 9.2024, trên địa bàn tỉnh có 1.283 đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT, với số tiền hơn 109 tỷ đồng; trong đó, có 228 doanh nghiệp chậm đóng từ 3 tháng trở lên. BHXH tỉnh đã gửi thông báo lần 1 cho 367 đơn vị, doanh nghiệp, truy thu được 1,78 tỷ đồng; gửi thông báo lần 2 cho 191 đơn vị, doanh nghiệp và truy thu được 1,62 tỷ đồng. Đồng thời, thanh tra đột xuất 10 đơn vị, thu hồi được hơn 9 tỷ đồng; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan tổ chức hội nghị đối thoại, làm việc với các đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT để yêu cầu khắc phục.

Chia sẻ tại hội nghị, đại diện Công đoàn các khu công nghiệp - khu kinh tế Đồng Tháp cho hay, bên cạnh những việc làm thường xuyên, hàng tháng, Công đoàn các khu công nghiệp - khu kinh tế còn phối hợp với BHXH TP. Sa Đéc, BHXH huyện Lai Vung và các phòng chuyên môn của BHXH tỉnh nắm bắt tình hình để kịp thời đôn đốc thu. Đồng thời, phối hợp thanh tra liên ngành về việc chấp hành pháp luật BHXH, BHYT tại các doanh nghiệp.

Đại diện Liên đoàn Lao động huyện Thanh Bình cho rằng, nên có sự phối hợp chặt chẽ giữa người lao động, tổ chức công đoàn với cơ quan BHXH, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện nơi doanh nghiệp đang hoạt động để thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật BHXH, BHYT.

Ngoài ra, UBND tỉnh cần sớm thành lập Hội đồng Xử lý công nợ BHXH trong trường hợp chủ doanh nghiệp bỏ trốn, thậm chí chuyển hồ sơ, đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra xác minh, khởi tố chủ doanh nghiệp về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Giám đốc BHXH tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Nguyễn Phương Oanh cho biết, cơ quan BHXH luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp tham gia và bảo đảm đầy đủ quyền lợi về BHXH, BHYT cho người lao động. Việc các đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT cho người lao động không chỉ giúp người lao động an tâm, gắn bó với doanh nghiệp mà còn góp phần bảo đảm các quy định của pháp luật được thực hiện nghiêm túc, từ đó ổn định xã hội tại địa phương.

Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Minh Tuyết cho biết, với vai trò của đơn vị quản lý nhà nước về BHXH cũng là thành viên Ban Thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ có những giải pháp.

Cụ thể như thanh tra chuyên ngành đối với những doanh nghiệp chậm đóng kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tham gia; tăng cường tuyên truyền trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động. Đồng thời, đề nghị biểu dương khen thưởng các doanh nghiệp, đơn vị thực hiện tốt.

Xã hội

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam” cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển ngành.
Xã hội

Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách

Bảo hiểm Việt Nam (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn phát triển mới". Hội thảo hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt Nam (1995 - 2025) nhằm chia sẻ với các đối tác, bạn bè quốc tế về thành tựu, định hướng phát triển, hội nhập quốc tế của BHXH Việt và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đưa "hương trà" bay xa...
Xã hội

Bài cuối: Trụ cột giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Trong bối cảnh các công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ và trở thành công cụ làm việc giải trí không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người thì những nguy cơ rủi ro về sự an toàn, bảo mật thông tin, về bảo đảm quyền riêng tư cũng đang càng gia tăng. Đặc biệt, trẻ em đang đối diện hàng loạt các mối đe doạ trên không gian mạng như tiếp cận thông tin không phù hợp, bắt nạt trực tuyến, nghiện game, nghiện mạng xã hội…

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm
Xã hội

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm

Một doanh nghiệp chặn con suối đầu nguồn để nuôi cá tầm và hứa khoan giếng nước sạch cho người dân, nhưng nhiều năm trôi qua, giếng chẳng thấy đâu, trong khi nguồn nước suối ngày càng bị ô nhiễm. Sự việc được người dân tại buôn Hằng Năm, xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon
Xã hội

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon

Những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai tích cực, hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ. Nhờ đó, không chỉ rừng được bảo vệ, phát triển mà đời sống của bà con – những người đang đóng góp công sức bảo vệ rừng cũng được cải thiện hơn.

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi
Giao thông

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi

Dự báo của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, nằm trong xu thế phục hồi chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường hàng không Việt Nam sẽ đạt mức phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2024, với tốc độ tăng trưởng được dự báo ở mức bình quân 5 - 6%/năm; theo đó, đến năm 2035, thị trường hàng không Việt Nam đạt khoảng 150 triệu khách, xấp xỉ 1,9 lần so với quy mô năm 2019 và đạt 200 triệu khách vào năm 2040, tăng 2,4 lần.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đồng chủ trì Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói
Môi trường

Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói

Sáng 24.11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.