Hà Nội

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tổ chức các lớp tập huấn

Theo đó, 60 lớp tập huấn về phòng, chống tác hại của thuốc lá sẽ diễn ra từ 14.11 đến 6.12 với các nội dung bao gồm: tác hại của thuốc lá; luật phòng, chống các tác hại của thuốc lá và các văn bản liên quan; thực thi môi trường không khói thuốc và công tác xử phạt vi phạm; hướng dẫn xây dựng môi trường không khói thuốc trong cơ quan, Đoàn Thanh niên.

Các lớp tập huấn sẽ cung cấp kiến thức cho cán bộ tham gia hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc các ban, ngành, đoàn thể và đại diện Đoàn Thanh niên của các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thủ đô.

Theo báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác của hại thuốc lá cho thấy, tại Việt Nam tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong nam giới trưởng thành giảm trung bình 0,5% mỗi năm từ 47,4% năm 2010 xuống còn 38,9% năm 2023.

thuoc-la-dien-tu-1.jpg
Số lượng lớn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nghi nhập lậu bị tạm giữ. Ảnh: Cục QLTT Hà Nội

Tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên đã giảm, trong đó, ở nhóm 13 - 17 tuổi đã giảm từ 5,36% năm 2013 xuống còn 2,78% năm 2019, ở nhóm 13 - 15 tuổi giảm từ 2,5% xuống còn 1,9%. Đồng thời, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động cũng giảm đáng kể cả ở các hộ gia đình, nơi công cộng và nơi làm việc.

Trong khi đó các sản phẩm thuốc lá mới xuất hiện như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá hút Shisha đang làm gia tăng trong tỷ lệ sử dụng các sản phẩm này ở đối tượng thanh thiếu niên và phụ nữ trẻ.

Vì vậy, Việt Nam cần thiết phải nâng cao kiến thức, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá để có thể tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn lĩnh vực y tế tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa qua, thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm. Trả lời chất vấn đại biểu liên quan đến thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang tăng nhanh và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, đặc biệt là đối với giới trẻ. Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng đề xuất sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trình Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Qua điều tra tại 34 tỉnh, thành phố vào năm 2020 cho thấy, tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên tăng 18 lần từ 0,2% năm 2015 lên 3,6% năm 2020, trong đó tập trung cao nhất ở nhóm tuổi từ 15 đến 24 tuổi. Kết quả điều tra liên quan đến sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng theo các nhóm tuổi thấy rằng, nhu cầu và việc sử dụng trong giới trẻ, đặc biệt là đối với nữ giới cũng tăng lên.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội (CDC Hà Nội), trong 9 tháng năm 2024, CDC Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá tại nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Theo CDC Hà Nội, trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục tổ chức 13 lớp tập huấn cho cán bộ tham gia hoạt động về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc các ban, ngành, đoàn thể. 47/55 lớp tập huấn hướng dẫn xây dựng môi trường không khói thuốc trong doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, cơ quan, Đoàn Thanh niên. Cùng với đó, thực hiện hoạt động điều tra theo dõi tình hình sử dụng thuốc lá và đánh giá kết quả triển khai Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên đại bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Tổ chức 1 lớp tập huấn điều tra viên, giám sát viên. Tiếp tục kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố.

Đẩy mạnh kiểm tra, xử lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho biết, trong 2 ngày 13 - 14.11, Đội QLTT số 2 (quận Hoàn Kiếm) đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc kinh doanh mặt hàng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có dấu hiệu nhập lậu.

Theo đó, ngày 13.11.2024, Đội QLTT số 2 đã tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh tại phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Qua kiểm tra, Đội QLTT số 2 đã tạm giữ 80 sản phẩm, gồm: 50 chiếc máy hút thuốc lá điện tử dùng 1 lần và 30 lọ tinh dầu dùng cho máy hút thuốc lá điện tử do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ.

Cùng ngày, Đội QLTT số 2 tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh tại phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tại đây Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở đang kinh doanh 70 sản phẩm, gồm: 50 chiếc máy hút thuốc lá điện tử dùng 1 lần và 20 lọ tinh dầu dùng cho máy hút thuốc lá điện tử do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ. Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm để tiến hành xử lý theo quy định.

Tiếp đến, ngày 14.11, Đội QLTT số 2 kiểm tra 2 điểm kinh doanh trên phố Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm và phố Chân Cầm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tính trong 2 ngày (13 - 14.11), Đội QLTT số 2 đã tạm giữ 420 sản phẩm là máy hút thuốc lá điện tử dùng 1 lần và tinh dầu dùng cho máy hút thuốc lá điện tử do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ là hàng hóa nhập lậu. Hiện tại, các vụ việc đang được Đội QLTT số 2 thiết lập hồ sơ xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Đời sống

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…