Cần chấm dứt tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc

Theo Điều tra quốc gia về lao động trẻ em do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Tổng cục Thống kê thực hiện, Việt Nam hiện có 1,031 triệu trẻ em tham gia lao động, trong đó, có một nửa các em đã bỏ học hoặc chưa từng tới trường. Việc trẻ em phải tham gia lao động sớm, dù là nguyên nhân gì cũng đều có những nguy cơ rủi ro về thể chất, ảnh hưởng học tập, phát triển trí tuệ và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Nhiều trẻ em làm việc nặng nhọc

Kết quả điều tra cho thấy, trong số lao động trẻ em, có khoảng 519.805 trẻ em được xác định là trẻ đang làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm - những công việc có nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn và đạo đức của trẻ (chiếm 29,6% trẻ hoạt động kinh tế và 50,4% tổng số lao động trẻ em).

thumb_8_23b386f9b0-1724988071324.png
Vẫn diễn ra tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc ở nhiều nơi trên cả nước. Nguồn: ITN

Mặc dù tỷ lệ trẻ em tham gia hoạt động kinh tế được đến trường đã tăng đáng kể, từ 43,6% lên 63% trong 10 năm qua, song vẫn còn 19.500 em (chiếm 1,1%) chưa từng được đi học. So với tỷ lệ đi học bình quân toàn quốc là 94,4%, chỉ có 50% lao động trẻ em được đi học. Tỷ lệ này thấp hơn 38,6% đối với nhóm trẻ em làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Theo lãnh đạo Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua để có thể phát huy thành tựu giảm dần lao động trẻ em một cách hiệu quả. Mục tiêu đề ra là tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng lao động trẻ em ở Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể, cả nước phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em trong độ tuổi 5 - 17 xuống dưới 4,9% vào năm 2025 và 4,5% vào năm 2030.

Lãnh đạo Cục Trẻ em cho biết, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các bộ, ngành, địa phương sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật, đặc biệt là chính sách hỗ trợ giáo dục, dạy nghề, an sinh xã hội. Bên cạnh đó, ngành chủ trương tăng cường thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành; lồng ghép giải quyết tình trạng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật trong hệ thống bảo vệ trẻ em với các vấn đề giảm nghèo - an sinh xã hội.

TS. Vũ Thị Kim Hoa, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Ủy viên Thường vụ thường trực Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết, thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em lao động trái quy định của pháp luật. Việc trẻ em phải tham gia lao động sớm dù nguyên nhân là gì cũng đều có những nguy cơ rủi ro về thể chất, ảnh hưởng học tập, phát triển trí tuệ cũng như chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Do đó, phòng ngừa để giảm thiểu lao động sớm ở trẻ em là vấn đề được các cấp, các ngành, các địa phương cũng như các tổ chức đặc biệt quan tâm.

Thời gian qua, Việt Nam là một trong những nước tích cực tham gia, phê chuẩn các điều ước quốc tế và ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách nhằm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. Trong đó, có thể kể đến Công ước số 138 của ILO về tuổi tối thiểu làm việc, Công ước số 29 về lao động cưỡng bức và cam kết thực hiện Tuyên bố về một thế giới phù hợp với trẻ em. Điều đó thể hiện, công tác bảo vệ trẻ em nói chung và giảm thiểu lao động trẻ em nói riêng luôn được quan tâm.

Các địa phương nỗ lực xóa bỏ lao động trẻ em

Trong những năm qua, đã có nhiều chương trình hành động liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em, trong đó có việc ngăn ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; kiểm tra, giám sát, thanh tra về lao động trẻ em. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng trẻ em lao động trái pháp luật, nhất là việc sử dụng lao động trẻ em ở các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ khu vực phi chính thức... Trước thực trạng này, nhiều tổ chức quốc tế đã triển khai các hoạt động thiết thực.

Tại TP. Hồ Chí Minh, vừa diễn ra Hội trại "Chắp cánh ước mơ" do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh phối hợp Hội Bảo vệ quyền trẻ em và Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế tổ chức; điểm nhấn của Hội trại này là diễn đàn lắng nghe tiếng nói trẻ em với chủ đề "Phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em - Góc nhìn của trẻ em". Các thiếu nhi đã thảo luận những vấn đề mình quan tâm liên quan đến các công việc trẻ em thường làm, thời gian lao động cũng như vai trò của chính bản thân mình trong việc phòng ngừa, giảm thiểm lao động trẻ em…

Theo bà Trần Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh), thời gian qua, đã có nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng lao động trẻ em, như tổ chức đưa những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vào nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội, mái ấm, nhà mở. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng nhiều phụ huynh lợi dụng lòng tốt của mọi người, bắt trẻ em phải lao động từ sớm để kiếm tiền.

Có thể thấy, những nỗ lực của các địa phương trong việc chung tay phòng ngừa lao động trẻ em là không thể phủ nhận. Việc hỗ trợ trẻ ở cộng đồng được xác định là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu lao động trẻ em. Cùng với sự chủ động của các cấp, ngành, địa phương; việc huy động nguồn lực của các bên liên quan trong đó có các tổ chức quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.

Theo bà Lưu Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, các quy định pháp luật của Việt Nam rất đầy đủ, tuy nhiên, nguồn lực để thực hiện các chương trình, hoạt động giảm thiểu lao động trẻ em ở địa phương chưa nhiều, nên việc tiếp cận kinh phí của các nhà tài trợ như các tổ chức quốc tế là điều cần thiết. Đặc biệt là sự hỗ trợ về công cụ truyền thông như phóng sự ngắn, tờ rơi… để tuyên truyền hay việc đào tạo đội ngũ giảng viên, cộng tác viên… giúp cán bộ làm công tác trẻ em có được kiến thức, kỹ năng vững vàng để truyền thông và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, bảo đảm phù hợp với các nhóm đối tượng, đặc biệt là đối tượng là trẻ em.

Đời sống

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam
Xã hội

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam

Tiếp nối thành công tại Hậu Giang, Bình Dương và Hà Nam, chương trình trao học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” của Tân Hiệp Phát tiếp tục đến với 2 huyện miền núi khó khăn thuộc tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Hơn 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính đã được đơn vị trao tận tay cho các em học sinh.

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ
Đời sống

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Về đích sớm hơn 45 ngày so với kế hoạch, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên của tỉnh Lào Cai. Đây là cột mốc ý nghĩa khi công trình hoàn thành ngay trước thềm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Điện lực Việt Nam (21.12.1954 – 21.12.2024), thể hiện tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ ngành Điện đối với các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) lịch sử.

Bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Vì tầm vóc Việt nhận Bằng khen của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng trao.
Đời sống

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam

“Trong 10 năm từ 2025 - 2034, mục tiêu của Quỹ Vì tầm vóc Việt là trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ”, bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, chia sẻ nhân dịp Quỹ kỷ niệm 10 năm thành lập.

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển
Địa phương

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV vừa được tổ chức thành công đã đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ trong công tác dân tộc giai đoạn tới. Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc mong muốn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục lắng nghe và hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc ngày càng vững mạnh, tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới trong tương lai.

Chanh leo - cây trồng mũi nhọn trong giảm nghèo tại Tam Đường
Đời sống

Chanh leo - cây trồng mũi nhọn trong giảm nghèo tại Tam Đường

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các vùng miền núi, chanh leo đã trở thành một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Thấu hiểu tiềm năng này, chính quyền huyện đã nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Qua đó, không chỉ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp mà còn góp phần quan trọng trong mục tiêu giảm nghèo bền vững cho người dân nơi đây.

Cảnh giác với 2 hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại
Đời sống

Cảnh giác với 2 hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại

Mạo danh công ty bảo hiểm và giả mạo nhân viên đơn vị cung cấp ví điện tử để lừa đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản là 2 hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần qua, theo cảnh báo của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC (Cục An toàn thông tin).

Trao tặng hàng ngàn bình lọc nước cho người dân tỉnh Lào Cai
Xã hội

Trao tặng hàng ngàn bình lọc nước cho người dân tỉnh Lào Cai

Ngày 15.11, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai thực hiện chương trình cấp phát 1.000 bình lọc nước tới các hộ dân bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3 và các hộ khó khăn, thiếu nước sạch trên địa bàn 2 huyện Bắc Hà, Bảo Yên của tỉnh Lào Cai.

Từ các chính sách hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo. (Ảnh: Tố Uyên)
Đời sống

Quảng Ngại tiếp tục phấn đấu cho mục tiêu giảm nghèo đa chiều

Những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Quảng Ngãi chú trọng triển khai, hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm, đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo đa chiều của tỉnh hiện vẫn ở mức khá cao so với các tỉnh trong khu vực có nhiều tương đồng về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn)
Xã hội

Hướng tới chuẩn hóa mô hình quản lý

Với mục tiêu triển khai quy trình thống nhất trên toàn bộ tuyến biên giới đường bộ, áp dụng qua nền tảng duy nhất là Cổng thông tin Một cửa quốc gia; Tổng cục Hải quan đang xây dựng Đề án Cửa khẩu số. Theo đó, việc thực hiện cửa khẩu số sẽ cung cấp thông tin thời gian thực giữa các quy trình thao tác và tăng khả năng kết nối giữa các lực lượng quản lý biên giới.

Anh Lý Anh Tuấn giám độc HTX Cao khô Chợ Bãi chia sẻ về sản phẩm với đại diện chính quyền và cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Đời sống

Tín dụng chính sách giúp đặc sản cao khô Chợ Bãi vươn xa

Những ngày nắng cuối cùng của kỳ lập đông người dân thôn Chợ Bãi, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn) tất bật với nghề sản xuất cao khô (phở khô). Từ ngõ nhỏ đến sân phơi, đâu đâu cũng thấy bánh phở phơi trắng lối. Trước đây, cao khô của thôn chỉ sản xuất đủ phục vụ người dân trong tỉnh thì nay đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và bày bán rộng rãi tại nhiều tỉnh thành.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao 1.000 suất quà tặng đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi Bão số 3, thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Thái Sơn
Xã hội

Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi do bão số 3

Nhằm kịp thời giúp đỡ, đồng hành với các gia đình đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ), trẻ em mồ côi là con ĐV, NLĐ thiệt mạng do Bão số 3 vượt qua mất mát, khó khăn, Tổng Liên đoàn Việt Nam vừa ban hành Quyết định ban hành quy định hỗ trợ cho trẻ em mồ côi là con ĐV, NLĐ tử vong do Bão số 3 (YaGi) cho các cháu dưới 16 tuổi bằng hình thức trao tặng Sổ tiết kiệm “Công đoàn cùng con tiếp bước”.

Nhiều lao động của Đà Nẵng được đào tạo nghề thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo (Ảnh: Thu Cúc)
Đời sống

Đà Nẵng quan tâm đào tạo nghề cho đối tượng chính sách

Thành ủy Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch số 250-KH/TU triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo…