Hoạt động tín dụng chính sách ở Thái Nguyên

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Người người, nhà nhà vào cuộc

Để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đúng đối tượng thụ hưởng, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc thông qua các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý tín dụng chính sách thông qua điểm giao dịch xã và tổ giao dịch tại xã, phường, thị trấn; thiết lập mạng lưới Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại cơ sở.

Đến nay, tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội là 4.700 tỷ đồng, với 2.628 Tổ Tiết kiệm và vay vốn, chiếm tỷ lệ 99,47%/tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh NHCSXH tỉnh. Trong đó, Hội Nông dân quản lý dư nợ hơn 1.342,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,46%; Hội Liên hiệp Phụ nữ quản lý dư nợ gần 1.360,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,85%; Hội Cựu Chiến binh quản lý dư nợ hơn 1.048,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,23%; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quản lý dư nợ hơn 965,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,46%.

5.jpg
Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc. Ảnh: Đ. Dư

Sự kết hợp tham gia của 4 tổ chức chính trị - xã hội với vai trò vừa là người giám sát xã hội vừa làm ủy thác một số công việc trong quy trình nghiệp vụ tín dụng chính sách, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tập hợp lực lượng, tăng số lượng hội viên, củng cố, nâng cao cả về số lượng, củng cố tổ chức của mình để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của hội, đoàn thể tốt hơn, nâng cao chất lượng phong trào hoạt động hiệu quả hơn; năng lực của cán bộ hội, đoàn thể được nâng cao, góp phần củng cố hệ thống chính trị tại cơ sở.

Tại các thôn xóm, trưởng xóm với vai trò là người tham gia trực tiếp, chứng kiến và giám sát việc bình xét cho vay, thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và vay vốn, phối hợp kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc xử lý thu hồi nợ... Từ đó, đồng vốn của NHCSXH đã đến đúng đối tượng thụ hưởng, hầu hết các hộ vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Huy động nguồn lực lớn

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, hàng năm, các cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, tham mưu bố trí dành một phần ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung huy động các nguồn lực, nguồn vốn tín dụng chính sách với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Mục tiêu giảm nghèo và việc tạo chuyển biến mới cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã trở thành nhiệm vụ, chỉ tiêu quan trọng của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Bởi vậy, nguồn lực đầu tư thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo bền vững được tăng cường, chủ yếu từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương; trong đó, nguồn vốn tín dụng ưu đãi được huy động, sử dụng cơ bản đúng mục đích, tiết kiệm và đạt hiệu quả.

Tính đến hết tháng 10.2024, nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh ủy thác sang NHCSXH đạt 255,73 tỷ đồng, tăng 45,773 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2023; góp lực nâng tổng nguồn vốn chính sách của tỉnh Thái Nguyên lên 4.920,656 tỷ đồng. Ngoài ra, nguồn vốn do chi nhánh NHCSXH tỉnh huy động là 515,312 tỷ đồng; nguồn vốn của các công ty, doanh nghiệp ủy thác sang NHCSXH đạt 6,633 tỷ đồng tăng 5,098 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 332%) so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW; nguồn vốn từ cuộc vận động vì người nghèo do Mặt trận Tổ quốc phát động, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn khác: 1,535 tỷ đồng, tăng 100% so với với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Quang Thịnh khẳng định, điểm thuận lợi nhất trong triển khai các hoạt động tín dụng chính sách là nhiều năm qua lãnh đạo địa phương luôn dành sự quan tâm cho công tác giảm nghèo cũng như thống nhất quan điểm về vai trò, ví trí và tầm quan trọng của tín dụng chính sách trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Hàng năm, UBND tỉnh và 9 huyện, thành phố trực thuộc đều bổ sung kịp thời, ủy thác sang NHCSXH vốn ngân sách để cho hộ nghèo và gia đình đồng bào dân tộc khó khăn vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…