Tỷ lệ hộ nghèo Phan Thiết giảm còn 0,63%

Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, số hộ nghèo thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) giảm còn 390 hộ vào cuối năm 2023, chiếm tỷ lệ 0,63% so với số hộ toàn thành phố. Đời sống của một bộ phận người nghèo được nâng lên và từng bước vươn lên thoát nghèo.

Tại thành phố Phan Thiết, UBND các phường, xã chủ động lựa chọn người tham gia mô hình sinh kế, phát triển sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và lập dự án, nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, số hộ nghèo thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) giảm còn 390 hộ vào cuối năm 2023, chiếm tỷ lệ 0,63% so với số hộ toàn thành phố. Đời sống của một bộ phận người nghèo được nâng lên và từng bước vươn lên thoát nghèo.

img-3265.jpg
Các mô hình chăn nuôi phát triển mạnh ở Phan Thiết mang lại cuộc sống ổn định cho người dân. Ảnh: T. Duyên

Theo đánh giá của UBND thành phố Phan Thiết, các chính sách trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề… được lồng ghép triển khai đồng bộ, có hiệu quả, góp phần cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo.

Để phù hợp với hoàn cảnh, mong muốn của từng hộ gia đình nghèo, chương trình đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024 tại thành phố Phan Thiết đã lựa chọn các mô hình hỗ trợ đúng địa chỉ, đúng đối tượng.

Cuối tháng 10, thành phố đã bàn giao 5 xe bán cà phê - nước giải khát và 9 xe nước mía cho 14 gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo. Bên cạnh đó, mỗi hộ còn được nhận 6 cái bàn và 24 cái ghế, giá xe nước mía là 11,8 triệu đồng và xe cà phê là 8,3 triệu đồng.

Tổng trị giá cho đợt hỗ trợ này là gần 150 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Bên cạnh việc trao tặng xe, UBND các phường, xã cũng thể hiện sự quan tâm bằng cách hỗ trợ bố trí phương tiện vận chuyển xe nước mía, cà phê đến tận nhà các gia đình này.

Gia đình ông Lê Văn Kha (phường Phú Tài) thuộc hộ cận nghèo, nguồn thu nhập không ổn định từ công việc cắt tóc và bán bánh của vợ chồng ông khiến gia đình gặp khó khăn trong việc trang trải chi phí cho ba người con đang tuổi ăn học. Là một trong 14 hộ vừa được nhận sinh kế giảm nghèo vào cuối tháng 10, vợ chồng ông Kha rất phấn khởi, coi đây là cơ hội để ông bà kiếm thêm thu nhập nuôi các con. "Gia đình tôi hứa sẽ cố gắng làm việc để sớm thoát nghèo”, ông Kha nói.

Sự hỗ trợ chương trình lần này của thành phố Phan Thiết nhằm cung cấp phương tiện làm ăn, tạo việc làm và sinh kế bền vững cho người dân thuộc các hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Việc lựa chọn các hộ tham gia mô hình được các khu dân cư, phường, xã lựa chọn, nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Các hộ gia đình tham gia dự án trên sẽ được theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tới đây, chương trình dự kiến hỗ trợ xe máy, phương tiện cho người dân chạy xe ôm, giao hàng…

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận cho biết, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh đầu năm 2024 giảm còn 1,96% (6.621 hộ), giảm hơn 4.000 hộ so với đầu năm 2022. Để đạt được kết quả trên, việc sử dụng nguồn lực từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được thực hiện hiệu quả, mục tiêu nhằm giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững cho người dân khu vực duyên hải miền Trung này. Các chương trình trao sinh kế, mô hình giảm nghèo từ nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững không chỉ cung cấp phương tiện kinh doanh, phát triển sản xuất mà còn đóng góp thiết thực vào công tác giảm nghèo đa chiều tại từng gia đình, cộng đồng dân cư.

Đời sống

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"
Xã hội

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"

Báo cáo 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cho thấy Cuộc vận động đã có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng tới các doanh nghiệp trong Khối về việc ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam. 

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm

Để tìm ra các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề "Tìm giải pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam” cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển ngành.
Xã hội

Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách

Bảo hiểm Việt Nam (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn phát triển mới". Hội thảo hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt Nam (1995 - 2025) nhằm chia sẻ với các đối tác, bạn bè quốc tế về thành tựu, định hướng phát triển, hội nhập quốc tế của BHXH Việt và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đưa "hương trà" bay xa...
Xã hội

Bài cuối: Trụ cột giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.