Ngành sản xuất Thái Lan đối mặt khủng hoảng

Trong năm qua, số nhà máy đóng cửa ở Thái Lan tăng vọt và xu hướng này dự kiến chưa dừng lại. Nợ nần lớn, chi phí sản xuất cao và mất khả năng cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu giá rẻ từ các công ty đa quốc gia, buộc các chủ nhà máy ở nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á chọn giải pháp dừng hoạt động.

Số lượng nhà máy đóng cửa liên tục tăng

Theo dữ liệu mới nhất của Cục Công trình công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan, số nhà máy đóng cửa từ tháng 7.2023 đến tháng 6.2024 tăng 40% so với 12 tháng trước đó. Điều này dẫn đến hậu quả hơn 51.000 công nhân rơi vào cảnh thất nghiệp.

Theo hãng nghiên cứu kinh tế KKP Research, từ năm 2021 đến tháng 5.2024, ước tính có hơn 3.500 nhà máy đóng cửa. Phần lớn các nhà máy hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất sản phẩm nhựa, sản phẩm da, cao su và các sản phẩm từ cao su, thực phẩm, máy móc, sản phẩm cơ khí, kim loại, chế biến gỗ và sản phẩm gỗ.

Hơn nữa, tốc độ mở nhà máy mới chậm hơn so với tốc độ đóng cửa, dẫn đến số lượng nhà máy mới bị thu hẹp hoặc không tăng trưởng. Từ tháng 1.2023 đến tháng 3.2024, số lượng nhà máy đóng cửa tích lũy vượt quá số lượng nhà máy mở mới.

Ngành sản xuất Thái Lan gặp khủng hoảng -0
Ảnh: Bangkok Post

Khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ

Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) Kriengkrai Thiennukul đã đưa ra một số nguyên nhân lớn dẫn đến xu hướng các nhà máy đóng cửa hàng loạt. Theo đó, các nhà sản xuất trong nước đang đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ hàng nhập khẩu giá rẻ từ các công ty nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, khi hàng hóa của quốc gia này chảy ồ ạt vào thị trường trong nước thông qua nhiều kênh. Điều này khiến hàng sản xuất nội địa bị lép vế vì không thể cạnh tranh về giá cả.

Thêm vào đó, gần đây Mỹ và một số quốc gia châu Âu thông báo sẽ tăng thuế với hàng trăm mặt hàng Trung Quốc, khiến Trung Quốc càng dư thừa công suất công nghiệp, do đó buộc chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường châu Á và ASEAN, trong đó có Thái Lan. Người đứng đầu FTI cho biết, tình trạng này khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ của Thái Lan phải dừng hoạt động, vì họ phải vật lộn với sự gia tăng chi phí sản xuất do giá năng lượng đắt đỏ và mức lương tương đối cao. Trong khi đó, khi một số khác đóng cửa dây chuyền sản xuất nhưng giữ lại bộ phận bán hàng hoặc tiếp thị, chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu hàng hóa để bán lại.

Hàng nhập khẩu giá rẻ trên thị trường ảnh hưởng tới hơn 20 trong số 45 nhóm ngành sản xuất công nghiệp mà FTI giám sát trong năm qua. Ông Thiennukul cảnh báo, nếu không có biện pháp ứng phó hữu hiệu, dự kiến trong năm nay sẽ có ​​hơn 30 nhóm ngành sản xuất công nghiệp có thể bị ảnh hưởng vì hàng nhập khẩu giá rẻ. Hầu hết các ngành công nghiệp của Thái Lan hiện vẫn mang tính truyền thống, nên chưa đáp ứng xu hướng hiện đại toàn cầu.

Các chuyên gia nhận định, tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Thái Lan có nguy cơ chứng kiến thêm thêm nhà máy đóng cửa, do các biện pháp bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước của Thái Lan so với các nước láng giềng như Indonesia, không đủ nghiêm ngặt để kìm hãm dòng chảy hàng nhập khẩu giá rẻ và chất lượng thấp vào nước này. Indonsia đang lên kế hoạch áp thuế nhập khẩu 200% đối với hàng dệt may của Trung Quốc, để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.

Ngành sản xuất cần thay đổi về cấu trúc

Trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu phục hồi, các sản phẩm sản xuất công nghiệp của Thái Lan dự kiến ​được hưởng lợi. Song, một số sản phẩm đặc biệt như ổ đĩa cứng và thép - chiếm khoảng 35% giá trị sản xuất của cả nước, đang đối mặt thách thức ngày càng tăng do khả năng cạnh tranh thấp. Thống kê cho thấy, trong 4 tháng đầu năm, công suất hiệu dụng của ngành thép Thái Lan chỉ đạt 29,3%, giảm so với 39,4% vào cùng kỳ năm ngoái.

Chủ tịch Hội đồng Phát triển kinh tế và xã hội quốc gia Thái Lan Supavud Saicheua cho biết, Thái Lan cần thay đổi và tập trung vào sản xuất các sản phẩm mà Trung Quốc không xuất khẩu, đồng thời củng cố ngành nông nghiệp. Bắt đầu từ tháng này, Thái Lan sẽ thu thuế giá trị gia tăng 7% đối với hàng nhập khẩu giá rẻ có giá dưới 1.500 baht (41 USD), chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, những sản phẩm này hiện vẫn được miễn thuế nhập khẩu.

KKP Research cảnh báo, căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, có thể làm suy giảm thêm khả năng cạnh tranh của Thái Lan, đặc biệt là trong phân khúc ô tô, do xe điện nhập khẩu của Trung Quốc gia tăng. Do đó, FTI đã yêu cầu Chính phủ xem xét các biện pháp ngăn chặn né thuế, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang và hàng hóa của Trung Quốc đối mặt các rào cản thương mại từ nhiều nước khác.

Thế giới 24h

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Thế giới 24h

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Hôm 9.4, Ủy ban Châu Âu đã công bố Kế hoạch hành động của lục địa về trí tuệ nhân tạo để để chuyển đổi các ngành công nghiệp truyền thống mạnh mẽ của EU và nhóm nhân tài đặc biệt của châu Âu thành động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới và tăng tốc phát triển AI, triển khai các giải pháp AI có lợi cho xã hội và nền kinh tế. Điều này nhằm định vị Liên minh châu Âu như lãnh đạo toàn cầu về lĩnh vực công nghệ này.

Luật Điện mới của Jordan mở đường cho nền kinh tế hydro xanh
Thế giới 24h

Luật Điện mới của Jordan mở đường cho nền kinh tế hydro xanh

Jordan đang có những bước tiến táo bạo hướng tới tương lai năng lượng bền vững với Luật Điện mới đưa năng lượng tái tạo và hydro xanh vào trọng tâm của chiến lược năng lượng quốc gia. Luật này, thay thế luật tạm thời có hiệu lực từ năm 2002, được thiết kế để hiện đại hóa ngành điện của đất nước, thu hút đầu tư tư nhân và củng cố vị thế của Jordan như một trung tâm khu vực về đổi mới năng lượng sạch.

Luật mới về vay nợ của Kuwait: Bước ngoặt tài khóa?
Thế giới 24h

Luật mới về vay nợ của Kuwait: Bước ngoặt tài khóa?

Trong một động thái được đánh giá là có ý nghĩa chiến lược đối với tương lai tài chính quốc gia, Kuwait đã thông qua luật nợ mới vào tháng trước, nâng trần vay nợ từ 10 tỷ lên 30 tỷ dinar Kuwait - tương đương khoảng 99 tỷ USD. Luật mới này đánh dấu lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, Kuwait mở rộng quy mô vay nợ với mục tiêu giải quyết thâm hụt ngân sách, đồng thời thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng trong bối cảnh ngân sách quốc gia chịu áp lực nặng nề từ chi tiêu công và trợ cấp xã hội.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam

Những ngày qua, các hãng thông tấn, báo chí đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Trong đó, các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt nhấn mạnh phát biểu của Tổng thống Uzbekistan trong cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội, rằng Tashkent ủng hộ thúc đẩy mối quan hệ thực chất với Việt Nam.

Cảnh giác với ô nhiễm môi trường từ các ứng dụng AI
Thế giới 24h

Cảnh giác với ô nhiễm môi trường từ các ứng dụng AI

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, từ việc tiêu thụ năng lượng lớn, phát thải khí nhà kính cho đến rác thải điện tử và ảnh hưởng tới đa dạng sinh học. Để giảm thiểu tác động tiêu cực này, cần có sự kết hợp giữa thiết kế sản phẩm AI bền vững, chính sách quản lý hiệu quả và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng hôn nhân
Quốc tế

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng hôn nhân

Trước tình trạng dân số suy giảm nghiêm trọng, Chính phủ Trung Quốc đã “mạnh tay” triển khai hàng loạt biện pháp khuyến khích sinh con, trong đó nổi bật là chính sách trợ cấp tiền mặt, hỗ trợ chăm sóc trẻ em và ưu đãi cho các bà mẹ mới sinh. Tuy nhiên, số lượng các cuộc hôn nhân mới ở Trung Quốc đã giảm một phần năm, xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận vào năm ngoái, đánh dấu một sự thụt lùi đối với những nỗ lực của chính phủ nhằm đảo ngược cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang đe dọa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ
Thế giới 24h

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ

Ngày 4.4, Trung Quốc đã công bố mức thuế bổ sung 34% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ để đáp trả thuế đối ứng mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố. Đây là động thái leo thang nghiêm trọng nhất trong cuộc chiến thương mại mới nhất của nước này với Mỹ, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và nguy cơ sụp đổ của thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong khi đó, một số nước tỏ ra thận trọng và muốn tiếp tục đàm phán.

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.