Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân của Thái Lan

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên kinh tế số

Sau hai năm bị trì hoãn, từ ngày 1.6.2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chính thức có hiệu lực. Nhà chức trách Thái Lan hy vọng, đạo luật này sẽ đặt ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

PDPA được chính thức công bố trên Công báo Hoàng gia từ tháng 5.2019, với thời hạn có hiệu lực được lùi lại một năm để các doanh nghiệp liên quan có thêm thời gian thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Tuy nhiên, thời hạn này sau đó tiếp tục lại được kéo dài thêm hai lần nữa do đại dịch Covid-19 bùng phát. Ngày 1.6 vừa qua, Chính phủ Thái Lan đang quyết tâm đưa PDPA vào thực thi, bất chấp những kêu gọi tiếp tục trì hoãn từ phía giới doanh nghiệp với lý do họ vẫn chưa sẵn sàng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ.

Yêu cầu của đạo luật

PDPA được trông đợi sẽ giúp cải thiện đáng kể các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Thái Lan. Các nhà lập pháp nước này yêu cầu những người quản lý và xử lý dữ liệu khi sử dụng thông tin cá nhân phải có sự đồng ý của người sở hữu dữ liệu và chỉ sử dụng nó với mục đích đã được công bố. Các chủ sở hữu dữ liệu có quyền yêu cầu truy cập cũng như xóa dữ liệu cá nhân của họ. Họ cũng có quyền phản đối việc thu thập, sử dụng hay tiết lộ dữ liệu cá nhân của mình.

Các đơn vị quản lý dữ liệu có nghĩa vụ triển khai những biện pháp an toàn phù hợp và trong trường hợp bị rò rỉ dữ liệu phải thông báo tới văn phòng Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu cá nhân (PDPC) trong vòng 72 giờ. Họ cũng có nghĩa vụ ngăn chặn, không để những người tiếp nhận dữ liệu cá nhân sử dụng hoặc tiết lộ dữ liệu bất hợp pháp hoặc không có thẩm quyền. Người xử lý dữ liệu có nhiệm vụ thu thập, sử dụng và tiết lộ dữ liệu cá nhân theo lệnh của người kiểm soát dữ liệu và bảo đảm các biện pháp an ninh phù hợp.

Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước và các hãng xử lý dữ liệu quy mô lớn phải bổ nhiệm người giữ chức vụ Quan chức bảo vệ dữ liệu (DPO). Người giữ vị trí này có trách nhiệm giúp đỡ tổ chức bảo đảm dữ liệu cá nhân của người dùng được xử lý đúng theo yêu cầu của PDPA cũng như làm đầu mối liên hệ về các vấn đề dữ liệu cá nhân với các cơ quan chức năng và chủ sở hữu dữ liệu.

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân Thái Lan cũng quy định các khoản phạt hành chính 5 triệu bạt đối với những người vi phạm luật, phạt hình sự 1 năm và/hoặc phạt tiền 1 triệu bạt và bồi thường thiệt hại với giá trị cao gấp hai lần so với mức thiệt hại thực tế.

Tăng niềm tin trong công chúng và cộng đồng quốc tế

Tờ Bangkok Post dẫn lời Bộ trưởng Xã hội và Kinh tế số Thái Lan Chaiwut Thanakamanusorn khẳng định, PDPA là nền tảng cốt lõi giúp tạo niềm tin trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trong nền kinh tế số của đất nước. Đây là một trong 12 luật liên quan tới kỹ thuật số mà Thái Lan đã đưa ra để hỗ trợ nền kinh tế số. Ông nói: “Khi PDPA có hiệu lực từ ngày 1.6, quyền của người dân với việc sở hữu và sử dụng dữ liệu sẽ được luật pháp bảo vệ. Các doanh nghiệp hoặc tổ chức lưu giữ dữ liệu cá nhân của người dân có nghĩa vụ tuân thủ các yêu cầu của luật pháp”.

Chính phủ Thái Lan cũng đang tiến hành xây dựng một nền tảng Chính phủ về việc tuân thủ PDPA, từ đó tạo ra cơ chế tập trung để hỗ trợ việc tuân thủ đạo luật này trong các cơ quan nhà nước.

Còn Chủ tịch PDPC Thienchai Na Nakorn nhấn mạnh: “PDPA sẽ nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu ở Thái Lan ngang bằng với các nước khác. Đạo luật này cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Thái Lan giành được sự công nhận của quốc tế về tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân”. Dự kiến trong năm đầu tiên triển khai PDPA, nhà chức trách sẽ chỉ đưa ra cảnh báo đối với những người vi phạm, yêu cầu họ tuân thủ các quy định. Mục tiêu của Chính phủ Thái Lan trong năm đầu tiên triển khai đạo luật là tăng cường bảo vệ quyền của người dân đối với việc bảo vệ dữ liệu, đồng thời đẩy mạnh những nỗ lực để tăng cường sự hiểu biết về đạo luật của các bên liên quan.

Những e ngại trong thi hành

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp đang tỏ ra lo ngại về khả năng tuân thủ đạo luật mới do vẫn đang phải vật lộn với tác động từ đại dịch. Giám đốc Hội đồng Kỹ thuật số Thái Lan Atip Asvanund cho rằng, việc tuân thủ PDPA không phải là vấn đề đối với các tổ chức lớn khi họ có thể thuê các chuyên gia hỗ trợ. Nhưng có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, người lao động tự do và bán hàng trực tuyến, vẫn đang phải vật lộn với tác động của đại dịch Covid-19 trong suốt hai năm qua và chưa thể chuẩn bị đầy đủ cho PDPA.

Theo một cuộc khảo sát do Ủy ban Thương mại Thái Lan và Trường Đại học Phòng Thương mại Thái Lan tổ chức, hiện chỉ có khoảng 8% trong tổng số gần 4.000 doanh nghiệp được khảo sát đã áp dụng các biện pháp để tuân thủ đầy đủ đạo luật mới. Trong khi đó, có 31% doanh nghiệp được hỏi thậm chí còn chưa bắt đầu các tiến trình cần thiết để tuân thủ đạo luật.

Ủy ban Thường vụ hỗn hợp về Thương mại, Công nghiệp và Ngân hàng đã gửi kiến nghị lên Chính phủ tạm hoãn việc thực thi PDPA thêm hai năm nữa do các doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng. Còn ông Pranontha, một quan chức của Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan cho rằng, Chính phủ nên tìm cách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu và tuân thủ PDPA.

Quốc tế

Báo Mỹ Latin: Việt Nam đã sẵn sàng cho Lễ duyệt binh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Việt Nam và các nước

Báo Mỹ Latin: Việt Nam đã sẵn sàng cho Lễ duyệt binh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Cơ quan thông tấn Mỹ Latin đã có nhiều bài viết sâu rộng, khắc họa sinh động không khí chuẩn bị cho lễ diễu binh hoành tráng tại Thành phố Hồ Chí Minh - nơi cách đây nửa thế kỷ, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã khép lại cuộc trường chinh vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm
Thế giới 24h

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hãng Thông tấn xã Mỹ Latin Prensa Latina, được Prensa Latina trích dẫn và đăng lại trong loạt bài nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới
Thế giới 24h

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra dự kiến sẽ xem xét kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế mới ở phía Bắc và Đông Bắc, trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế tại các khu vực nằm cách xa Hành lang kinh tế phía Đông (EEC), vốn đã được đầu tư mạnh mẽ trong mấy năm trở lại đây.

 Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng
Quốc tế

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng

Sự cố mất điện đã khiến phần lớn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cùng một phần Tây Nam nước Pháp bị tê liệt kể từ trưa ngày 28.4 (theo giờ địa phương). Hệ thống tàu điện ngầm, đường sắt bị gián đoạn, dịch vụ điện thoại bị "đóng băng", còn hệ thống đèn giao thông và máy rút tiền ATM đều ngừng hoạt động.

Nguồn: Shutterstock
Thế giới 24h

Bảo vệ người lao động trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và ứng dụng AI, bảo vệ người lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là thước đo của sự tiến bộ xã hội; các chính sách bảo vệ người lao động đang được mở rộng để đáp ứng những thay đổi sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, từ bảo đảm mức lương đủ sống, môi trường làm việc an toàn, đến quyền lợi về bảo hiểm… Bảo vệ quyền lợi của người lao động là yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và nhân văn.

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

Nguồn: fashionchinaagency.com
Nghị viện thế giới

Người bán và nền tảng số cùng chịu trách nhiệm

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình thành siêu cường thương mại điện tử (TMĐT) với thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bùng nổ này kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lan rộng trên các nền tảng số. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, Trung Quốc đã triển khai khung pháp lý nghiêm ngặt, yêu cầu các nền tảng tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được giao dịch trực tuyến.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Liên tục hoàn thiện

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) trên toàn cầu không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, mà còn đặt ra những thách thức lớn về quản lý chất lượng hàng hóa. Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin sản phẩm sai lệch... ngày càng phổ biến khiến nhiều quốc gia buộc phải siết chặt hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì niềm tin vào môi trường mua sắm trực tuyến. Từ châu Âu đến châu Á, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh cho đến châu Phi và Trung Đông, các quy định pháp luật liên quan đến chất lượng hàng hóa trong TMĐT đang liên tục được cập nhật và hoàn thiện.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Nhiều quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng

Tại Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, việc bảo vệ chất lượng hàng hóa trong môi trường thương mại điện tử (TMĐT) là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật. Đất nước mặt trời mọc đã ban hành nhiều đạo luật và cơ chế kiểm soát để bảo đảm rằng, hàng hóa lưu thông qua nền tảng trực tuyến vẫn tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng như trong mô hình thương mại truyền thống.

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế
Quốc tế

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế

Việc thành lập Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) Danantara, được xem như "công cụ" giúp Indonesia đạt được mục tiêu 8% tăng trưởng GDP hàng năm và chuyển đổi nền kinh tế. Song Danantara đã vấp phải nhiều tranh cãi do nguồn tài trợ của quỹ này đến từ một khoản tiền lớn trong ngân sách nhà nước và được giải phóng bởi chương trình thắt lưng buộc bụng của Chính phủ. Bất chấp tiềm năng chuyển đổi của quỹ, những vướng mắc liên tục giữa chính trị và rủi ro kinh doanh đang làm suy yếu thành công của Danantara.

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.