Nâng mức cho vay tín chấp để thúc đẩy tín dụng cho “tam nông”

Để nâng cao hiệu quả của các chương trình tín dụng chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nhà nước sửa đổi chính sách tín dụng tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP theo hướng bổ sung đối tượng thụ hưởng đối với các định hướng mới trong sản xuất nông nghiệp, nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm, đẩy mạnh cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội…

Ba kết quả nổi bật

Tại hội thảo “Giải pháp tài chính, tín dụng thúc đẩy “tam nông” phát triển nhanh và bền vững”, do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng 9.10, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Hà Thu Giang cho biết, sau 9 năm thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP), với các chính sách như cho vay không tài sản bảo đảm, khuyến khích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sạch, khuyến khích mua bảo hiểm trong nông nghiệp, đến nay, tín dụng cho khu vực này có ba điểm nổi bật.

Một là, sự quan tâm ưu tiên đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng đã có sự chuyển biến rõ nét. Nếu như trước đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đóng vai trò chủ lực thì hiện đã có hơn 90 tổ chức tín dụng và gần 1.100 Quỹ tín dụng nhân dân tham gia cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân cho khu vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016 - 2023 đạt 16,3%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Quy mô tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn chiếm 25% tổng dư nợ nền kinh tế, đến cuối tháng 9.2024 đạt 3,3 triệu tỷ đồng.

hoi-thao-ngan-hang-6815.jpg
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Minh Châu

Hai là, nguồn tín dụng cơ bản đáp ứng nhu cầu cho chuỗi ngành hàng nông nghiệp, từ khâu sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu. Bên cạnh đó, vốn tín dụng cũng dành cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh với dư nợ khoảng 68,3%; dư nợ doanh nghiệp khoảng 31,5%, qua đó thúc đẩy thương mại, tiêu dùng ở khu vực nông thôn.

Ba là, vốn tín dụng góp phần thúc đẩy và duy trì thế mạnh mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực gồm lúa gạo, cà phê, thủy sản, rau quả. Cụ thể, tỷ trọng tín dụng cho các nhóm ngành hàng này đã tăng từ 31% năm 2016 lên gần 39% năm 2023. Đến cuối năm 2023, tín dụng cho lúa, gạo tăng 24,09% so với cuối năm 2022; thủy sản tăng 12,83%; cà phê tăng 21,56% và rau quả tăng 11,33%; qua đó đóng góp chung vào sự phát triển của ngành nông nghiệp.

Là ngân hàng đã gắn bó với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ngay từ những ngày đầu thành lập, Phó Tổng giám đốc Agribank Hoàng Minh Ngọc thông tin, đến 30.9.2024, tổng dư nợ cho vay của Agribank đạt trên 1,6 triệu tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là hơn 1 triệu tỷ đồng với 2,8 triệu khách hàng, tăng gấp hơn 2 lần so với thời điểm năm 2015 - khi bắt đầu triển khai Nghị định 55. Với kết quả như vậy, Agribank là ngân hàng có thị phần cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn lớn nhất hệ thống ngân hàng.

Dù vậy, đại diện ngân hàng xác nhận, việc triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư tín dụng vào lĩnh vực này. Theo đó, các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong cung ứng nguồn vốn tín dụng dài hạn, giá rẻ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn do nguồn vốn chính để thực hiện cho vay khu vực này hiện nay là vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư (chủ yếu là tiền gửi), trong khi đây là những nguồn vốn có kỳ hạn ngắn, được huy động theo cơ chế thị trường.

Bên cạnh đó, cho vay không có tài sản bảo đảm mới chiếm khoảng 20% dư nợ nông nghiệp, nông thôn do mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với cá nhân, hộ gia đình quy định tại Nghị định 55, Nghị định 116 được đánh giá là thấp, không còn phù hợp. Dư nợ tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đối với hợp tác xã còn thấp, do quy mô sản xuất nhỏ, năng lực tài chính, năng lực quản trị còn hạn chế…

Xem xét mở rộng đối tượng bảo hiểm

Phát triển tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, bởi có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Để nâng cao hiệu quả của các chương trình tín dụng chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ sửa đổi chính sách tín dụng tại Nghị định 55 và Nghị định 116 theo hướng bổ sung đối tượng thụ hưởng đối với các định hướng mới trong sản xuất nông nghiệp, nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm, đẩy mạnh phương thức cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội cũng như quy định rõ ràng hơn cho việc thực hiện các chính sách xử lý rủi ro, tăng cường vai trò hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Cùng với nỗ lực của ngành ngân hàng, cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành và các địa phương để hỗ trợ triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể, xem xét mở rộng đối tượng được bảo hiểm và hỗ trợ phí bảo hiểm đối với người nông dân canh tác trên diện tích lớn, tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, mất mùa; ban hành, cập nhật định mức kinh tế kỹ thuật đối với cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng triển khai.

Các bộ, ngành cũng cần hoàn thiện đồng bộ các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai 2024; có hướng dẫn đánh giá tài sản hình thành trên đất, nhất là các tài sản hình thành trên đất nông nghiệp (nhà kính, đường nước, trạm bơm…) trong bối cảnh giá trị tài sản hình thành trên đất lớn hơn giá trị đất nông nghiệp; nghiên cứu thiết kế các mô hình/phương án sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, quy hoạch đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, bảo đảm tính hiệu quả về tài chính và khả năng tài trợ của phương án…

Ông Hoàng Minh Ngọc đề xuất, Chính phủ cần ưu tiên cho Agribank làm ngân hàng phục vụ các dự án ủy thác đầu tư đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên nhận vốn nhàn rỗi từ các quỹ của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, quỹ hỗ trợ sắp xếp đối với doanh nghiệp với lãi suất thấp để cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đối với các địa phương, cần có chiến lược tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất, có thu nhập ổn định, thu hồi được vốn để quay vòng sản xuất kinh doanh và trả nợ ngân hàng…

Vốn cho “tam nông” không chỉ dựa vào các tổ chức tín dụng mà còn đến từ quỹ hỗ trợ nông dân. Phó Trưởng ban Điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân Việt Nam Vũ Duy Hưng đề xuất, Chính phủ cần bổ sung nguồn vốn cho Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương; chỉ đạo UBND hàng năm tiếp tục cấp bổ sung vốn cho quỹ của địa phương, đồng thời tạo cơ chế thuận lợi để Hội Nông dân các cấp tổ chức thực hiện các hình thức vận động nguồn lực xã hội cho Quỹ hỗ trợ nông dân.

Kinh tế

Toàn cảnh Hội thảo
Bất động sản

Tiếp cận nhà ở ngày càng khó khăn

Mất cân đối cung - cầu; cơ cấu sản phẩm không hợp lý khi phân khúc nhà ở cao cấp chiếm tỷ trọng lớn còn nguồn cung nhà ở giá rẻ thiếu trầm trọng; giá bất động sản tăng cao ở một số thành phố lớn… khiến việc tiếp cận nhà ở trở nên khó khăn với nhiều người.

Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình làm việc với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
Doanh nghiệp

Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình làm việc với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam nhân ngày Doanh nhân Việt Nam

Ngày 9.10 vừa qua, Ủy viên Ban Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn cùng đoàn Lãnh đạo tỉnh đã có chuyến thăm và làm việc với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam tại trụ sở chính LPBank, số 210 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Natrumax Việt Nam công bố đầu tư và phát triển
Kinh tế

Natrumax Việt Nam công bố đầu tư và phát triển

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu (XNK) sữa và dinh dưỡng Quốc Tế Natrumax (Natrumax Việt Nam) vừa công bố đầu tư và phát triển cho Natrumax Việt Nam. Đây là mốc son, đánh dấu sự chuyển mình của Natrumax Việt Nam, cùng các đối tác sẽ đưa Natrumax Việt Nam lên một tầm cao mới.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tạo động lực để doanh nghiệp phát triển và xây dựng đất nước

Trong những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, với khả năng thích ứng và đổi mới sáng tạo cao. Tới đây, các cơ chế, chính sách cần thông thoáng hơn nữa để tạo động lực cho doanh nghiệp tăng trưởng và phát huy tối đa vai trò của mình trong thời kỳ mới, góp phần xây dựng Việt Nam giàu mạnh và hùng cường.

 Phó Tổng Gián đốc Vietnam Airlines Lê Đức Cảnh phát biểu tại sự kiện. Ảnh: VNA
Doanh nghiệp

Tổ chức chương trình Xúc tiến Du lịch Việt Nam – châu Âu tại Munich, Đức

Vietnam Airlines đã phối hợp cùng Sở Du lịch Hà Nội, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn và sân bay Munich tổ chức Chương trình Xúc tiến Du lịch Việt Nam – châu Âu 2024 tại khách sạn Bayerischer Hof, Munich. Chương trình nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn, thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Việt Nam và các quốc gia châu Âu.

Ra mắt Hyundai Tucson thế hệ mới
Doanh nghiệp

Ra mắt Hyundai Tucson thế hệ mới

Ngày 9.10, Liên doanh giữa Tập đoàn Thành Công và Hyundai Motor chính thức giới thiệu đến thị trường và khách hàng Hyundai Tucson thế hệ mới. New Tucson được phân phối 4 phiên bản với giá bán từ 769 triệu đồng (đã bao gồm thuế VAT).

Kịp thời giải quyết vấn đề "nóng" - Thuế giá trị gia tăng
Kinh tế

Kịp thời giải quyết vấn đề "nóng" - Thuế giá trị gia tăng

Chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy khơi thông nguồn lực; phân cấp, phân quyền một cách thực chất, là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024 do Hội đồng Phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức 9.10. Tại đây, một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận, đó là giải "bài toán" khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng. 

BIC khai trương Chi nhánh mới tại Long An
Doanh nghiệp

BIC khai trương Chi nhánh mới tại Long An

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa tổ chức Lễ khai trương hoạt động Chi nhánh BIC Long An tại thành phố Tân An, tỉnh Long An. Đây là đơn vị thành viên thứ 35 của BIC, chính thức hoạt động từ ngày 1.10.2024.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng của FTSE Russell
Tài chính

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng của FTSE Russell

FTSE Russell vừa công bố báo cáo xếp hạng các thị trường chứng khoán tháng 10.2024, trong đó, Việt Nam tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường nổi thứ cấp. Đặc biệt, FTSE Russell đánh giá cao giải pháp mới của Việt Nam là mô hình thanh toán “Không yêu cầu có đủ tiền” (Non-Prefunding), được quy định tại Thông tư 68/2024/TT-BTC, cùng nhiều quy định cập nhật trong thông tư này.

Tàu hàng tấp nập cập cảng Tiên Sa
Kinh tế

Bài 1: Cảng Đà Nẵng gắn kết cùng thương hiệu của thành phố đáng sống!

Lời Tòa soạn: Ngày 26.6.2024, Quốc hội Khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1.1.2025. Trong đó, đặt ra yêu cầu xây dựng dự án Cảng biển Liên Chiểu và hệ thống hạ tầng kết nối logistics, khu thương mại tự do. Hiện tại, Đà Nẵng đang có Cảng Tiên Sa (trực thuộc Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng). Do đó, cần có các giải pháp để cảng Liên Chiểu cùng với Cảng Tiên Sa phát huy tối đa công năng, trở thành đầu mối giao thương hàng hoá bằng đường biển cho khu vực và cả nước, góp phần đưa Đà Nẵng thành trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước, đô thị biển quốc tế.

Airbus và Vietjet bàn giao tàu bay mới mang hình ảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp
Kinh tế

Airbus và Vietjet bàn giao tàu bay mới mang hình ảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp

Tàu bay A321 thế hệ mới mang hình ảnh biểu tượng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp vừa được Airbus bàn giao cho Vietjet tại sân bay Orly (Paris) trước sự chứng kiến và chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Pháp.

Tập đoàn SOVICO và UNESCO ký thoả thuận khung hợp tác chiến lược 2025-2035
Kinh tế

Tập đoàn SOVICO và UNESCO ký thoả thuận khung hợp tác chiến lược 2025-2035

Ngày 7.10 (giờ địa phương), tại trụ sở UNESCO, Pháp, tập đoàn SOVICO và UNESCO đã ký và trao Thoả thuận khung hợp tác chiến lược giai đoạn 2025 – 2035,  hiện thực hoá một số chương trình hợp tác trong Thoả thuận Hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO. Chương trình trao văn kiện diễn ra trang trọng trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cùng các Lãnh đạo cấp cao của hai bên.