Nâng cao ý thức người dân về việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh

Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh là biện pháp nhằm giảm tỷ lệ tử vong và chậm phát triển về thể chất và trí tuệ ngay từ giai đoạn đầu đời của con người. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều bà mẹ vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN
Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là 1,73%. Mỗi năm thế giới có khoảng 8 triệu trẻ chào đời với một dị tật bẩm sinh. Ở nước ta, mỗi năm có khoảng 1.500.000 em bé sinh ra, trong đó có 1.400 - 1.800 trẻ bị bệnh down (Trisomy 21); 200 - 250 trẻ bị hội chứng Ewards (Trisomy 18); 1.000 - 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh; 300 - 400 trẻ bị suy giáp bẩm sinh; 15.000 - 30.000 trẻ bị thiếu men G6PD; 200 - 600 trẻ bị tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh; 2.200 trẻ bị Thalassemia (tan máu bẩm sinh) thể nặng sinh ra và các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác.

Tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh khu vực phía Nam thống kê, giai đoạn từ năm 2007 - 2011, trong 23.408 thai phụ sàng lọc trước sinh, có tới 4.867 trường hợp phải chấm dứt thai kỳ vì phát hiện những bất thường lớn về cấu trúc thai nhi; trong 114.244 trẻ được sàng lọc sơ sinh, có 1.693 trẻ thiếu men G6PD, 19 trẻ suy giáp bẩm sinh. Hiện nay có rất nhiều dị dạng, dị tật bẩm sinh nhưng nhiều sản phụ chưa nhận thức rõ về mức độ, nguy cơ dị tật, vẫn muốn giữ lại thai nhi. Số lượng sản phụ chủ động đi sàng lọc trước sinh và sơ sinh ở nước ta còn thấp, thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi thai đã to (ngoài 28 tuần), hoặc đã có biểu hiện nghi ngờ khá rõ, nên hiệu quả của việc can thiệp sàng lọc trước sinh không cao và rất khó giải quyết.

Thực tế sàng lọc trước sinh là sử dụng các biện pháp thăm dò đặc hiệu trong thời gian mang thai để chẩn đoán xác định các trường hợp bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở thai nhi như hội chứng down (tam bội thể 13), hội chứng ewards (tam bội thể 18) và dị tật ống thần kinh… Còn sàng lọc sơ sinh là một biện pháp dự phòng hiện đại, dùng kỹ thuật y khoa để phát hiện ra các bệnh liên quan đến nội tiết, rối loạn di truyền hay bệnh lý bẩm sinh ngay khi đứa trẻ vừa ra đời như: Thiếu men G6PD, thiểu năng trí tuệ, suy giáp bẩm sinh và tử vong sớm do tan máu bẩm sinh… Hai biện pháp sàng lọc này đều cần thiết đối với sự phát triển của trẻ sau này.
 
Theo Phó Giám đốc BV Phụ sản Trung ương PGS.TS Trần Danh Cường, việc sàng lọc trước sinh bằng xét nghiệm máu hoặc lấy bệnh phẩm từ thai nhi (như chọc ối, lấy gai nhau…) và siêu âm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa sẽ giúp phát hiện sớm thai kỳ có nguy cơ bệnh down, rối loạn di truyền, thai vô sọ, dị tật ống thần kinh, não úng thủy, thoát vị cơ hoành, thoát vị rốn, dị dạng ở tay, chân, khuyết tật về tim và các dị tật bẩm sinh khác. Khi phát hiện những bất thường đó, các bác sỹ sẽ tư vấn cho người mẹ lựa chọn đình chỉ thai một số trường hợp (ví dụ thai vô sọ, đứa trẻ sẽ không thể sống nổi sau sinh) hoặc có thể tư vấn để điều trị cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Song lại có những trường hợp khi đứa trẻ ra đời mới có thể phát hiện được một số bệnh tật bằng cách lấy máu gót chân hay máu cuống rốn khi trẻ vừa chào đời từ 24- 48 giờ nhằm phát hiện ra các bệnh thiếu men G6PD (gây biến chứng vàng da, biến chứng thần kinh, chậm phát triển tâm thần, vận động); suy tuyến giáp trạng bẩm sinh (rối loạn hoặc thiếu hụt tổng hợp hormone tuyến giáp, chậm phát triển trí tuệ) và tăng sản thượng thận bẩm sinh (bộ phận sinh dục nửa nam, nửa nữ).
 
Tại một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã được thực hiện cách đây 50 năm với tỷ lệ bao phủ 100%. Đây được coi là biện pháp hữu hiệu để hạn chế tối đa dị tật từ trong bụng mẹ, giúp bác sĩ có can thiệp sớm để trẻ phát triển bình thường. Song tại Việt Nam, nhiều thai phụ chưa hiểu đúng, hiểu rõ về tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Mặt khác, tâm lý sợ đối mặt với tình huống xấu nhất đã khiến các bà mẹ ngại sàng lọc.
 
Chia sẻ về vấn đề này, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ TS Dương Quốc Trọng cho biết, mặc dù đã tuyên truyền dưới nhiều hình thức về tác dụng của việc chẩn đoán trước sinh, sơ sinh nhưng phần nhiều bà mẹ chỉ chăm chăm muốn biết là con trai hay con gái, họ không quan tâm đến khám thai định kỳ cũng như chọn đúng thời điểm siêu âm để phát hiện dị tật. Việc thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh không chỉ là chuyện cá nhân của gia đình nào mà chính là bước đi lâu dài của ngành dân số nói riêng và cả xã hội nói chung vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi và sự phồn vinh của xã hội hướng tới một tương lai hạn chế đến mức thấp nhất người khuyết tật do các bệnh bẩm sinh gây ra. Đặc biệt, Việt Nam đặt chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh là nội dung ưu tiên hàng đầu trong chương trình Dân số Việt Nam trong thời gian tới, trước mắt là giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Giáo dục

insights.gostudent.org
Quốc tế

Định hướng cho giáo dục tại nhà

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường đang trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về giáo dục tại Vương quốc Anh. Một trong những nội dung được quan tâm là các quy định mới liên quan đến giáo dục tại nhà (home schooling).

teachaway.com
Quốc tế

Xây dựng môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững

Dự luật Về phát triển toàn diện của trẻ em và trường học đánh dấu bước ngoặt trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Vương quốc Anh, trong đó đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giáo viên thông qua các cải cách sâu rộng về đào tạo chuyên môn, chế độ lương thưởng và điều kiện làm việc, nhằm xây dựng một môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững.

Bộ GD-ĐT cho phép các trường phổ thông xây cao đến 5 tầng
Giáo dục

Bộ GD-ĐT cho phép các trường phổ thông xây cao đến 5 tầng

Ở cấp tiểu học, Bộ GD-ĐT quy định, các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục cao không quá 5 tầng, tăng 2 tầng so với quy định cũ. Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học cao không quá 5 tầng, tăng 1 tầng so với quy định cũ.

Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính: Vinh danh GS.TS Phạm Đình Tảo và GS.TS Lê Thị Hoài An
Giáo dục

Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính: Vinh danh GS.TS Phạm Đình Tảo và GS.TS Lê Thị Hoài An

Trong hai ngày 20 - 21.12, Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện nghiên cứu LCOMS, Trường Đại học Lorraine, CH Pháp đăng cai tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính - International Conference on Applied Mathematics and Computer Science (ICAMCS 2024).

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ sinh học ứng dụng”: Diễn đàn để nhà khoa học, giảng viên chia sẻ các kết quả nghiên cứu
Giáo dục

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ sinh học ứng dụng”: Diễn đàn để nhà khoa học, giảng viên chia sẻ các kết quả nghiên cứu

Sáng ngày 20.12, Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức “Hội thảo quốc tế công nghệ sinh học và ứng dụng”. Hội nghị tập trung vào các chủ đề liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành trong công nghệ sinh học ứng dụng, đóng góp học thuật và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm.