Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính: Vinh danh GS.TS Phạm Đình Tảo và GS.TS Lê Thị Hoài An

Trong hai ngày 20 - 21.12, Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện nghiên cứu LCOMS, Trường Đại học Lorraine, CH Pháp đăng cai tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính - International Conference on Applied Mathematics and Computer Science (ICAMCS 2024).

Hội thảo được phối hợp tổ chức cùng Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hội Toán học Việt Nam, Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Viện Tối ưu CTOPTIMAL.

7r406862.jpg
7r406817.jpg
Hội thảo có sự tham dự của hơn 100 đại biểu đến từ gần 20 quốc gia

Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính - International Conference on Applied Mathematics and Computer Science (ICAMCS 2024) được tổ chức nhằm vinh danh GS.TS Phạm Đình Tảo và GS.TS Lê Thị Hoài An nhân dịp kỷ niệm 40 năm ra đời của lý thuyết Quy hoạch hiệu hai hàm lồi (DC Programming) và thuật toán DCA (DC Algorithm).

Lĩnh vực này đã được GS.TS Phạm Đình Tảo sáng lập vào năm 1985. Đến năm 1994, với những đóng góp của GS.TS Lê Thị Hoài An, các công trình nghiên cứu nền tảng và chuyên sâu ra đời, tạo ra những bước phát triển quyết định, trở thành công cụ kinh điển, ngày càng phổ biến trên thế giới.

Với bề dày lịch sử 40 năm, lý thuyết Quy hoạch hiệu hai hàm lồi (DC Programming) và Thuật toán DCA (DCA Algorithm) đã trở thành công cụ kinh điển trong giới khoa học ngày nay.

Nhiều trường đại học danh tiếng (Berkeley, MIT, Princeton, Stanford, New York) và hãng công nghệ/công nghiệp lớn (Microsoft, Google, Ndivia, Alibaba, Nasa, Fujitsu, NAVAL Group, RTE,…) đã sử dụng công cụ này để giải quyết các bài toán trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: khoa học dữ liệu, đặc biệt là học máy, hệ thống truyền tin, vận tải - hậu cần, quản lý sản xuất, năng lượng, môi trường, tài chính, sinh học, cơ khí, an toàn tin học, người máy, y học...

7r406889.jpg
GS.TS Phạm Đình Tảo và GS.TS Lê Thị Hoài An tại Hội thảo
7r407315.jpg
Lãnh đạo Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các diễn giả tại Hội thảo

Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính - International Conference on Applied Mathematics and Computer Science (ICAMCS 2024) là nơi quy tụ của nhà khoa học nổi tiếng thế giới, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Toán ứng dụng và Tin học; tạo một diễn đàn cho các nhà khoa học, những người làm ứng dụng trình bày các kết quả nghiên cứu, thảo luận thực trạng, thách thức, triển vọng trong ngành tin học, toán ứng dụng và các ứng dụng thực tiễn.

Dự Hội thảo có hơn 100 đại biểu đến từ gần 20 quốc gia, tham gia qua hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo đã lựa chọn 81 báo cáo chất lượng nhất từ 158 bài gửi đến (20 báo cáo viên người nước ngoài và 60 báo viên Việt Nam), phù hợp với chủ đề để trình bày trong các phiên thảo luận chính thức. Các bài báo cáo phiên toàn thể tới từ các diễn giả hàng đầu.

Cụ thể, GS.TS Lê Thị Hoài An, Trường Đại Học Loraine, CH Pháp và GS.TS Phạm Đình Tảo, Viện Quốc gia về khoa học ứng dụng INSA Rouen, CH Pháp - chuyên gia trong lĩnh vực tối ưu hóa và khoa học dữ liệu, học máy (lý thuyết, thuật toán, và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau) đã trình bày về chủ đề “40 years of developments of DC programming and DCA”.

GS Panos Pardalos, Trường Đại học Florida (Mỹ), chuyên gia trong lĩnh vực tối ưu hóa, mô hình toán học, hệ thống năng lượng, ứng dụng tài chính và khoa học dữ liệu trình bày về chủ đề “Introduction To Data Analytics For Networks - A Historical Perspective And Major Advances”.

GS Hồ Tú Bảo, Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, học máy và khai phá dữ liệu (data mining), khoa học dữ liệu (data science), phân tích kinh doanh (business analytics) và chuyển đổi số đã trình bày về chủ đề “On The Digital Mode Of Production In Digital Transformation”.

Các chủ đề chính tại Hội thảo gồm: Lập trình và tối ưu hóa toán học: lý thuyết, phương pháp và phần mềm; Lập trình DC và DCA; Nghiên cứu hoạt động và ra quyết định; Kiểm soát tối ưu; Khoa học dữ liệu; Trí tuệ tính toán; Thị giác máy tính và xử lý hình ảnh; Xử lý ngôn ngữ tự nhiên; Phân tích số; Học máy: lý thuyết, hệ thống và ứng dụng; Bảo mật thông tin.

Kỷ yếu của Hội thảo sẽ được xuất bản trong tuyển tập Networks and Systems của nhà xuất bản Spinger-Verlag, có chỉ mục SCOPUS, DBLP, Web of Science, EI Compendex, Norwegian Register for Scientific Journals and Series, WTI AG, INSPEC, zbMATH, SCImago.

Các ấn bản đặc biệt sau Hội thảo sẽ được đăng tải trên các tạp chí SCI , trong số đó tiêu biểu là Optimization Letter.

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã có hơn 1.000 công bố khoa học của cán bộ, giảng viên, trong đó hơn 800 công bố khoa học quốc tế thuộc danh mục WoS, Scopus. Trường đồng thời là địa chỉ uy tín về tổ chức các diễn đàn khoa học quốc tế.

Các hội nghị, hội thảo khoa học lớn về quản lí giáo dục, về các lĩnh vực chuyên môn như kinh tế, tài chính, ngân hàng… đã thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng trăm học giả, nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài từ hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.

Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên diễn ra đều đặn thường niên đã thu hút trên 500 sinh viên tham gia với nhiều sản phẩm sáng tạo, có tính thực tiễn, đạt nhiều thành tích cao ở cấp trường, cấp Đại học Quốc gia Hà Nội và toàn quốc.

Sinh viên của trường cũng tham gia báo cáo tại các hội nghị hội thảo khoa học, công bố khoa học chung với giảng viên trên các tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín trong nước và quốc tế. Đây là thành quả của những chính sách ưu đãi hấp dẫn được trường xây dựng và triển khai nhằm khuyến khích hoạt động nghiên cứu trong cán bộ, sinh viên.

Giáo dục

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ sinh học ứng dụng”: Diễn đàn để nhà khoa học, giảng viên chia sẻ các kết quả nghiên cứu
Giáo dục

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ sinh học ứng dụng”: Diễn đàn để nhà khoa học, giảng viên chia sẻ các kết quả nghiên cứu

Sáng ngày 20.12, Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức “Hội thảo quốc tế công nghệ sinh học và ứng dụng”. Hội nghị tập trung vào các chủ đề liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành trong công nghệ sinh học ứng dụng, đóng góp học thuật và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm.

Chú trọng lồng ghép giáo dục văn hóa ứng xử vào chương trình đào tạo
Giáo dục

Chú trọng lồng ghép giáo dục văn hóa ứng xử vào chương trình đào tạo

Sáng 18.12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Nhiều ý kiến khẳng định, việc lồng ghép nội dung văn hóa vào giảng dạy và ngoại khóa là yếu tố then chốt để xây dựng môi trường học đường lành mạnh, giàu bản sắc.

Tư vấn tuyển sinh năm 2025: Ngành Giáo dục Mầm non và Tiểu học vì sao hot ?
Giáo dục

Tư vấn tuyển sinh năm 2025: Ngành Giáo dục Mầm non và Tiểu học vì sao hot ?

Vai trò của giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học là nền tảng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia. Đây cũng ngành học mà Khoa Giáo dục Sớm và Tiểu học, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đang chú trọng, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực giáo dục. 

Phát huy giá trị Đề cương về văn hóa Việt Nam trong bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng nền văn hóa dân tộc
Giáo dục

Phát huy giá trị Đề cương về văn hóa Việt Nam trong bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng nền văn hóa dân tộc

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là ngọn đuốc soi sáng con đường văn hóa cách mạng, không chỉ mang tính định hướng, mà còn khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc và ý chí đấu tranh kiên cường cho độc lập, tự do. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, cần phát huy các giá trị lâu dài của Đề cương trong bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.