Một trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh cho sinh viên nghỉ Tết gần 2 tháng

Theo thông báo mới về việc học online trong thời gian trước và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh được về quê đón Tết Nguyên đán ít nhất 36 ngày và dài nhất là 58 ngày.

z6074032709511-93b566ba57eaa1be8e51d7bccbfab332.jpg
Sinh viên được nghỉ tết Nguyên đán gần 2 tháng

Với việc thay đổi kế hoạch dạy học, sinh viên theo học ở cơ sở chính của Trường đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh trên đường Nguyễn Văn Bảo và cơ sở trên đường Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) sẽ học online 1 tuần trước tết (từ ngày 13.1.2025 đến ngày 19.1.2025) và 1 tuần sau tết (ngày 10.2.2025 đến ngày 16.2.2025).

Sinh viên được nghỉ tết chính thức từ ngày 20.1.2025 (21 tháng Chạp) đến ngày 9.2.2025 (18 tháng Giêng).

Riêng sinh viên học tại cơ sở trên đường Nguyễn Văn Dung (quận Gò Vấp), trường cho phép học online đến 5 tuần, bắt đầu từ ngày 23.12.2024 đến ngày 16.2.2025.

Như vậy, từ cuối tuần này, nhiều sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã có thể đón xe về quê ăn tết. Thời gian về tết của sinh viên ít nhất 36 ngày và dài nhất lên đến 58 ngày (tính cả thứ 7, chủ nhật), tức gần 2 tháng.

Tính đến thời điểm này, Trường đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh là trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh cho sinh viên về quê đón tết Nguyên đán 2025 dài ngày nhất.

Ngoài ra, một số trường đại học khác ở TP. Hồ Chí Minh cũng có lịch nghỉ tết kéo dài cả tháng (gồm thứ Bảy, Chủ nhật).

Đơn cử, Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh cho sinh viên nghỉ tết Nguyên đán 30 ngày, từ ngày 18.1.2025 đến ngày 16.2.2025; Trường đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh là 28 ngày từ ngày 20.1.2025 đến 16.2.2025 (tức từ 21 tháng Chạp đến 19 tháng Giêng)…

Giáo dục

Phân hoá đầu ra theo năng lực và định hướng nghề cho học sinh
Giáo dục

Phân hoá đầu ra theo năng lực và định hướng nghề cho học sinh

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ, việc phân hoá đầu ra theo năng lực và định hướng nghề nghiệp từ bậc trung học trở thành xu hướng giáo dục cần thiết, không chỉ để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế mà còn để tạo điều kiện tối ưu cho học sinh phát triển năng lực cá nhân.

Đào tạo lĩnh vực vi mạch bán dẫn không dễ, sinh viên cần giỏi các môn tự nhiên
Giáo dục

Đào tạo lĩnh vực vi mạch bán dẫn không dễ, sinh viên cần giỏi các môn tự nhiên

GS.TS Chử Đức Trình nhìn nhận, bán dẫn vi mạch là lĩnh vực yêu cầu nhân lực chất lượng cao, tài năng. Do đó, đào tạo lĩnh vực vi mạch bán dẫn không dễ, tuyển sinh các chương trình đào tạo về bán dẫn vi mạch cũng không dễ. Muốn học tốt ngành này, sinh viên cần giỏi các môn tự nhiên bao gồm Toán, Vật lý, Hóa học cũng như các kỹ năng mềm và có khả năng tiếng Anh. 

Gần 2.500 học sinh, phụ huynh, giáo viên chinh phục đường chạy "Lương Thế Vinh - Tết sẻ chia 2025"
Giáo dục

Gần 2.500 học sinh, phụ huynh, giáo viên chinh phục đường chạy "Lương Thế Vinh - Tết sẻ chia 2025"

Hòa chung không khí vui tươi, rộn ràng dịp Tết đến Xuân về, sáng 19.1.2025, trường THCS & THPT Lương Thế Vinh, cơ sở Tân Triều đã tổ chức sự kiện “Tết Sẻ Chia 2025”. Sự kiện thu hút khoảng 2500 vận động viên bao gồm: học sinh, phụ huynh và cán bộ giáo viên của nhà trường.

Ủng hộ thành lập “Trường học Nga” tại Việt Nam
Giáo dục

Ủng hộ thành lập “Trường học Nga” tại Việt Nam

Trao đổi về dự án xây dựng “Trường học Nga” tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc chia sẻ sự ủng hộ việc thành lập cơ sở giáo dục theo các chương trình của Nga tại Việt Nam do Chính phủ Nga đầu tư, là cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Quảng Trị: Cử giáo viên sang Lào giảng dạy cho học sinh người Việt
Giáo dục

Quảng Trị: Cử giáo viên sang Lào giảng dạy cho học sinh người Việt

Hiện Sở GD-ĐT Quảng Trị đang tích cực phối hợp với Sở Nội vụ và các địa phương có liên quan để hoàn tất hồ sơ đưa 4 giáo viên (gồm 2 giáo viên mầm non, 2 giáo viên tiểu học) sang giảng dạy tiếng Việt và một số môn văn hóa cho học sinh tại các cơ sở giáo dục trong đó có Trường THPT Hữu Nghị Lào - Việt.