Quảng Ngãi: Vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030 đáp ứng 48,20 triệu tấn hàng hóa

Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo phê duyệt, Cảng biển Quảng Ngãi gồm khu bến Dung Quất, bến cảng Sa Kỳ, bến cảng Mỹ Á, bến cảng Bến Đình (đảo Lý Sơn) và các bến cảng tiềm năng khác theo quy hoạch khu kinh tế Dung Quất phục vụ giao lưu giữa đất liền với đảo Lý Sơn và phát triển kinh tế - xã hội địa phương; các khu neo đậu, khu chuyển tải, tránh bão.

8.jpg
Cảng Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh minh họa

Mục tiêu đến năm 2030 sẽ đáp ứng thông quan hàng hóa 47,20 đến 48,20 triệu tấn (chưa bao gồm hàng của các dự án mở rộng/xây mới Khu liên hợp sản xuất gang thép); đón tiếp từ 1,13 đến 1,26 triệu hành khách. Sẽ có 11 bến cảng gồm 41 cầu cảng với tổng chiều dài 8.251,5 m (chưa bao gồm các bến cảng khác). Đến năm 2050 đáp ứng thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,5%/năm đến 5,5%/năm…

Cụ thể, tại Khu bến Dung Quất sẽ đáp ứng thông qua tại cầu cảng, hàng hóa từ 38-38,8 triệu tấn. Hàng hóa thông qua bến phao (bến SPM) khoảng 8,6 triệu tấn. Quy mô các bến cảng tại Dung Quất là 9 bến cảng (gồm 38 cầu cảng) với tổng chiều dài 7.861 m (chưa bao gồm các bến cảng khác), Bến cảng của Nhà máy lọc dầu Dung Quất (bến cảng chuyên dụng khai thác hàng xăng dầu) xây dựng 6 cầu cảng có tổng chiều dài 1.070 m, tiếp nhận cỡ tàu trọng tải đến 50.000 tấn, đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua khoảng 7,6 triệu tấn; 2 bến phao SPM tiếp nhận cỡ tàu trọng tải đến 400.000 tấn, đáp ứng nhu cầu xây dựng 1 cầu cảng hàng tổng hợp, rời với chiều dài 210m, tiếp nhận cỡ tàu trọng tải đến 70.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua 2,1 triệu tấn...

Mục tiêu đến năm 2050, vùng nước cảng biển Quảng Ngãi đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,5%/năm đến 5,5%/năm. Kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng duy trì chuẩn tắc luồng hiện hữu cho tàu đến 200.000 tấn hàng hải. Bến cảng khác gồm bến cảng Nhà máy đóng tàu Dung Quất (gồm: cầu cảng trang trí số 1 dài 420 m tiếp nhận tàu trọng tải đến 300.000 tấn không tải hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện; 2 cầu cảng nhập nguyên vật liệu tổng chiều dài 292 m cho tàu trọng tải đến 10.000 tấn); bến du thuyền phục vụ du lịch; bến cảng phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước, bến nghiên cứu, huấn luyện, đào tạo, cung cấp dịch vụ hàng hải; các bến cảng, cầu cảng gắn liền với các khu bến chính đảm nhận vai trò hỗ trợ thu gom, giải tỏa hàng hóa bằng đường thủy…

Tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 217ha. Tổng nhu cầu sử dụng mặt nước theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 28.650ha (đã bao gồm diện tích vùng nước khác trong phạm vi quản lý không bố trí công trình hàng hải). Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 10.830 tỷ đồng gồm vốn đầu tư cho hạ tầng hàng hải công cộng khoảng 2.870 tỷ đồng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 7.960 tỷ đồng.

Bộ Xây dựng giao Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam là đơn vị chủ trì và có trách nhiệm phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Ngãi: công bố, thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành hàng hải tại cảng biển Quảng Ngãi theo thẩm quyền; tham mưu cho Bộ Xây dựng hoặc xử lý theo thẩm quyền nội dung có liên quan về dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cầu cảng, bến cảng, giao thông kết nối; nghiên cứu, đề xuất Bộ Xây dựng xem xét, quyết định việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng, tiến độ thực hiện các cầu, bến cảng; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý, khai thác và các giải pháp quản lý, khai thác các bến cảng thuộc cảng biển Quảng Ngãi…

UBND tỉnh Quảng Ngãi có nhiệm vụ cập nhật các quy hoạch của địa phương phù hợp quy hoạch chi tiết cảng biển được duyệt; quản lý, bố trí quỹ đất để phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải bảo đảm điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cầu, bến cảng; Chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam trong quá trình xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy hoạch cảng biển và các định hướng phát triển giao thông kết nối cảng biển trong quy hoạch; Chủ trì quy định, công bố danh mục khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét từ hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển Quảng Ngãi theo quy định.

Trên đường phát triển

10 năm liên tiếp (2015–2024), thành phố Hải Phòng duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP ở mức hai con số. Ảnh: TTXVN
Địa phương

Từ “phên dậu” Tổ quốc đến cực tăng trưởng quốc gia

70 năm kể từ ngày giải phóng, từ vùng đất “phên dậu”, "đầu sóng ngọn gió" Hải Phòng đã chuyển mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế năng động của miền Bắc và một trong những đầu tàu tăng trưởng của cả nước. Với tầm nhìn chiến lược, quyết sách đột phá và tinh thần kiên cường, thành phố Cảng đang sải những bước dài trên hành trình xây dựng đô thị hiện đại, hội nhập và phát triển bền vững, khẳng định vị thế mới trong bản đồ phát triển Việt Nam hiện đại.

Bắc Giang tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát
Trên đường phát triển

Bắc Giang tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bắc Giang đang dồn toàn lực đẩy nhanh tiến độ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025 với mục tiêu hoàn thành cơ bản vào cuối tháng 6 năm nay. Đến nay, tỉnh đã khởi công xây dựng được 84% số nhà được phê duyệt, thể hiện sự nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền và người dân.

Khánh Hòa hướng tới trung tâm năng lượng sạch quốc gia
Trên đường phát triển

Khánh Hòa hướng tới trung tâm năng lượng sạch quốc gia

Dự kiến sáp nhập hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận thành một đơn vị hành chính mới mang tên Khánh Hòa mở ra cơ hội phát triển đột phá. Với định hướng chiến lược dựa trên ba trụ cột kinh tế là công nghiệp công nghệ cao, du lịch biển chất lượng và năng lượng tái tạo, tỉnh Khánh Hoà mới kỳ vọng trở thành cực tăng trưởng mới của cả nước và trung tâm năng lượng sạch tầm quốc gia

Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi gia đình anh Y Luyên Dinh yên tâm phát triển kinh tế
Xã hội

Ngân hàng CSXH Krông Bông "điểm tựa" giúp nông dân giảm nghèo bền vững

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh Đắk Lắk, Krông Bông có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách thụ hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi cao hơn mặt bằng chung. Thời gian qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Krông Bông đã phát huy vai trò là “điểm tựa” quan trọng, kịp thời đưa dòng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng, góp phần hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

TP. Hồ Chí Minh công bố 50 sự kiện
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh công bố 50 sự kiện

Ngày 26.4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật của thành phố trong giai đoạn 1975-2025, đồng thời giao lưu với các nhân vật gắn với các sự kiện, hoạt động này.

Các học viên lớp tập huấn được trao giấy chứng nhận
Địa phương

Huyện nghèo ở Kon Tum ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ người dân tốt hơn

Trong nỗ lực hiện đại hóa tổ chức hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) - một trong những địa phương còn nhiều khó khăn, đang từng bước tiếp cận và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động công vụ. Đây là bước đi chủ động, thể hiện quyết tâm của cấp ủy, chính quyền huyện trong việc thực hiện chuyển đổi số toàn diện, hướng tới xây dựng chính quyền số hiệu quả, gần dân và vì dân.

Tổ hợp Khu công nghiệp Deep C tại Hải Phòng - Điểm đến của nhiều doanh nghiệp FDI
Địa phương

Hình mẫu trong thu hút đầu tư chất lượng cao

Bằng tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược và những bước đi đột phá, từ vùng đất anh hùng trong chiến tranh, thành phố Hải Phòng đã vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu Việt Nam. Sau 70 năm kể từ ngày giải phóng (13.5.1955), thành phố Cảng không chỉ là trung tâm công nghiệp, cảng biển, logistics, mà còn là hình mẫu tiêu biểu trong thu hút đầu tư, đặc biệt là dòng vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài) chất lượng cao.

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững
Trên đường phát triển

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững

Trong thời gian qua, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong thi công xây dựng, cũng như tăng cường công tác duy trì vệ sinh trên toàn địa bàn. Dù còn không ít khó khăn, bất cập, nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện cùng sự phối hợp của các đơn vị liên quan đã góp phần nâng cao chất lượng sống và cảnh quan đô thị, nông thôn.

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín
Địa phương

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín

Khẳng định bản lĩnh vững vàng với năng lực tài chính ổn định, vượt qua khó khăn, chủ động vươn lên đón nhận cơ hội mới – cơ hội bứt phá trong Kỷ nguyên vươn mình của đất nước, vừa qua Tổng Công ty Becamex IDC tiếp tục được vinh danh trong Top 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín năm 2025 do Vietnam Repor công bố. Đây là lần thứ 5 liên tiếp Becamex IDC đứng đầu danh sách Top 10 (2021, 2022, 2023, 2024 và 2025).

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp
Trên đường phát triển

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chủ trương giữ nguyên tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã sau khi sáp nhập, đồng thời áp dụng phương án đánh số thứ tự để phân biệt, đảm bảo thuận tiện trong công tác quản lý và ổn định đời sống nhân dân.

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
Trên đường phát triển

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa các công trình, dự án trọng điểm, có quy mô lớn đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đi vào hoạt động, từ ngày 21 - 23.4, lãnh đạo tỉnh đã đi kiểm tra Dự án sân golf Glory tại xã Thành Công (TP. Phổ Yên); Dự án khu nghỉ dưỡng Flamingo Majestic Islands Resort (tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc); Dự án sân golf Tân Thái (Đại Từ); Dự án đường Bắc Sơn kéo dài (TP. Thái Nguyên).

Bến Tre: Từ "Đồng khởi" trong kháng chiến đến "Đồng khởi mới" trong phát triển kinh tế xã hội
Địa phương

Bến Tre: Từ "Đồng khởi" trong kháng chiến đến "Đồng khởi mới" trong phát triển kinh tế xã hội

Sau 50 năm giải phóng, từ một vùng đất chịu nhiều đau thương của chiến tranh, Bến Tre đã vận dụng sáng tạo và phát huy truyền thống Đồng khởi năm xưa, bằng nhiều chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động cách mạng. Nổi bật là phong trào thi đua “Đồng khởi mới” đã từng bước đưa tỉnh vươn lên mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.