Nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng những thị trường “khó tính”

Lao động Việt Nam đã tạo được uy tín, thương hiệu trên thị trường quốc tế, được đánh giá cao và nhiều nước mong muốn hợp tác.

Phát triển các thị trường mới

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan khẳng định, người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn so với công việc trong nước, góp phần tích lũy, cải thiện đời sống của bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, họ còn được nâng cao tay nghề, tích lũy kinh nghiệm làm việc, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công việc, trình độ ngoại ngữ…

Trong năm 2024, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục mở rộng và phát triển một số thị trường lao động có mức thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt tại khu vực châu Âu. Theo Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan, khu vực châu Âu (EU) luôn được đánh giá là những thị trường trọng điểm, có nhu cầu tiếp nhận số lượng lớn lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam.

Thời gian qua, nhiều nước như: Đức, Hy Lạp, Hungary, Romania, Ba Lan, Nga, CH Czech, Phần Lan... đẩy mạnh hợp tác về lao động với Việt Nam bằng những buổi tiếp xúc, làm việc và đàm phán giữa các cơ quan chính phủ. Ngoài các thị trường trên, nhiều DN dịch vụ cũng đang tiếp cận thị trường như Tây Ban Nha, Litva... để đưa lao động sang làm việc.

lao-dong-di-han-quoc.jpg
Kỹ năng và tác phong chuyên nghiệp luôn được các nhà tuyển dụng quốc tế đánh giá cao. Ảnh: Trần Oanh

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan đánh giá, Việt Nam và các nước EU có quan hệ hữu nghị và hợp tác phát triển tích cực, ngày càng sâu rộng, hiệu quả và toàn diện, trong đó có lĩnh vực hợp tác lao động. Bởi, các nước EU có nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực, bù đắp thiếu hụt lực lượng lao động do già hóa dân số. Việt Nam là nước có dân số trẻ, cần giải quyết việc làm, đào tạo kỹ năng nghề, tác phong lao động công nghiệp.

Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab) Phạm Viết Hương, chất lượng người lao động (NLĐ) liên quan đến trình độ, kỹ năng, ngoại ngữ. Do vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc, đầu tiên họ phải có năng lực. Đồng thời, DN phải làm tốt việc đào tạo, hướng dẫn NLĐ trước và sau khi đưa ra nước ngoài làm việc. Mặt khác, DN phải khai thác được thị trường, bảo vệ được NLĐ và Nhà nước cần bảo đảm môi trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) lành mạnh.

Bên cạnh các thị trường truyền thống như: Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam đang phát triển các thị trường mới. Đầu năm 2024, chúng ta đã ký với CHLB Đức và đang đàm phán với Hy Lạp, Phần Lan, Đan Mạch, Tây Ban Nha và các nước châu Âu…

"Tôi đánh giá DN rất cao khi tích cực tìm kiếm thị trường mới. Riêng thị trường Úc, đầu năm 2024, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ký với Úc để đưa NLĐ sang làm nông nghiệp và hiện có 1.000 lao động Việt Nam làm việc. Cuối tuần sau, sẽ công bố 6 DN tốt nhất trong 15 DN của Việt Nam được Úc chọn", Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab) Phạm Viết Hương cho biết.

Kỹ năng lao động được đánh giá cao

Mới đây, bà Genevieve Michaud - Bí thư Thứ nhất, Tổng Lãnh sự quán Canada tại Việt Nam đã có buổi làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhằm trao đổi, thúc đẩy hợp tác đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Canada thời gian tới. Bà Genevieve Michaud cho biết, Chính phủ Canada đang đẩy mạnh các chương trình thu hút lao động từ nước ngoài, nhất là lao động tay nghề cao và lao động có kỹ năng được ưu tiên…

Bên cạnh đó, lao động phổ thông cũng được đón nhận, chủ yếu trong các ngành sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ. Canada mong muốn đẩy mạnh hợp tác lao động với Việt Nam, nhằm gia tăng số lượng người sang làm việc tại Canada hợp pháp, ngăn chặn tình trạng đưa người di cư trái phép, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ.

Bộ trưởng Bộ Nhập cư New Zealand, bà Erica Stanford cho biết nước này vừa công bố một loại thị thực mới dành cho lao động thời vụ với tên gọi "Thị thực làm việc với mục đích cụ thể". Người đi theo diện thị thực này sẽ làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp như trồng cây, hái quả, xây dựng khu trượt tuyết, tham gia các công trình xây dựng tại vùng nông thôn hay phục vụ các đoàn khách du lịch. Thị thực mới sẽ được bắt đầu mở cửa tiếp nhận vào đầu tháng 4.2025 và NLĐ làm việc tại New Zealand trong vòng 9 tháng.

Ở góc độ trường đào tạo, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế Lilama2 (tỉnh Đồng Nai) Nguyễn Khánh Cường cho biết, hiện nay nhiều quốc gia phát triển như Đức, Úc, Hàn Quốc... mong muốn được đào tạo nhân lực tại Việt Nam để đưa đến nước họ làm việc.

Lilama2 được Chính phủ CHLB Đức và Việt Nam lựa chọn đầu tư để trở thành trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao đầu tiên ở Việt Nam, đào tạo nghề theo chuẩn của Đức cho các ngành như: Hàn công nghệ cao, cơ khí xây dựng, cắt gọt kim loại CNC, cơ điện tử, điện tử công nghiệp.

"Cùng với sự phối hợp chặt chẽ từ các DN đến từ Đức, đến nay Lilama2 đã khẳng định được chất lượng đào tạo, đáp ứng nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước và quốc tế. Nhiều sinh viên đã được các DN Đức tuyển dụng sang làm việc, mở ra cơ hội việc làm quốc tế cho sinh viên trường nghề" - ông Cường chia sẻ.

Đời sống

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 27.12, Báo Lao động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Tọa đàm "Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát". Từ thực tế hiệu quả công tác hỗ trợ trong thời gian qua, tọa đàm tập trung phân tích và đưa ra các giải pháp đa dạng hóa, tạo thêm các nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm.

An Giang tuyên truyền lưu động nhân kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Truyền thông dân số - "Đòn bẩy" trong thực hiện chính sách

Theo Phó Trưởng phòng Truyền thông - Giáo dục, Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Song Lê, truyền thông, giáo dục dân số đóng một vai trò hết sức quan trọng, tạo ra sự chuyển đổi nhận thức và hành vi về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số
Xã hội

Can thiệp sớm, hạn chế tối đa dị tật bẩm sinh

Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Vì những đứa con khỏe mạnh vùng cao" do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức, các chuyên gia khẳng định, sàng lọc trước sinh và sơ sinh đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh, giúp giảm thiểu các rủi ro và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Việc thực hiện sàng lọc giúp các gia đình và cộng đồng có thể chủ động chăm sóc sức khỏe và phát triển bền vững.

Tỉnh Cà mau luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em
Đời sống

Cà Mau quan tâm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Với phương châm “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau cùng cộng đồng xã hội đã chung tay thực hiện nhiều chương trình, hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo… Qua đó, đã phần nào bù đắp, san sẻ yêu thương, giúp các em có điều kiện được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ bình đẳng như những trẻ em khác.

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống
Xã hội

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống

Công tác dân số Việt Nam thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu, khống chế tốc độ gia tăng dân số nhanh, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và duy trì đến năm 2021. Song, Việt Nam hiện đang đối mặt với thách thức mới là mức sinh chưa bền vững và có xu hướng giảm. Từ năm 2021 đến năm 2023, mức sinh giảm từ 2,11 xuống 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất lịch sử và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Đó là nhận định của Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng về thực trạng công tác dân số ở Việt Nam.

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản
Đời sống

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản

Tại Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai đang trở thành một vấn đề đáng báo động, đặc biệt ở nhóm trẻ vị thành niên. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện đứng đầu khu vực và thứ 5 thế giới về tỷ lệ nạo phá thai, với con số dao động từ 250.000 đến 300.000 ca mỗi năm. Điều này cho thấy, nhiều thanh thiếu niên tại Việt Nam vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản. 

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Đời sống

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Hiện nay, trẻ em phải đối mặt với hàng loạt những mối đe dọa trên không gian mạng như bắt nạt trực tuyến, tiếp cận thông tin không phù hợp, nghiện trò chơi điện tử, nghiện mạng xã hội… Do đó, cần có sự chung tay của xã hội để giúp các em tránh những rủi ro không đáng có trên không gian mạng.