Mùng 3 Tết Thầy: Gìn giữ tình nghĩa và tri ân

Mùng 3 Tết Thầy, theo quan niệm dân gian, thầy chính là người cha thứ hai, cũng là lễ nghi quan trọng ảnh hưởng tới tầm nhìn và tâm tính của bản thân. Cha cho con hình hài thì thầy mài giũa nhân tâm.

Tết Thầy trong tâm khảm thế hệ 8X

ThS. Vũ Thanh Ngọc, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN chia sẻ, mùng 3 Tết Thầy xưa nay vẫn được chúng ta hiểu với ý nghĩa của việc tri ân các thầy cô đã dìu dắt chúng ta trên ghế nhà trường, những người đặt những nền móng vững chãi cho lộ trình tri thức của mỗi chúng ta.

Nhưng ít ai còn nhớ tới 1 tầng ý nghĩa nữa của mùng 3 Tết Thầy đó là dịp để chúng ta tri ân tới những người là ân nhân, là người đồng hành bên ta trong mỗi bước ngoặt của cuộc đời, đó có thể là những người hàng xóm chân chất, cứu ta trong 1 cơn hoạn nạn; là những người bạn đa thế hệ, trao truyền, dạy dỗ ta trong cuộc sống; đó cũng có thể chỉ là 1 người lạ vô tình gặp mặt, nhưng hữu duyên thành quen thân vì chung lý tưởng, mục đích và học tập lẫn nhau, cùng nhau trưởng thành…

z6270431325602-8d48f42dd1fe4b3f7e1894cc8178e90b.jpg
Học sinh trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa bên cạnh cô giáo trong ngày hội xuân của trường (Ản: Quốc Việt)

Mùng 3 với tôi là ngày để nhóm bạn cấp 2 hơn 30 năm qua vẫn lũ lượt kéo về nhà cô chủ nhiệm, mè nheo, lục tủ bốc đồ ăn, ngồi túm tụm quanh cô chuyện trò và chìa tay xin tiền mừng tuổi.

Cô mỗi năm một thêm lão, thêm bạc trắng mái đầu, nhưng nụ cười rạng rỡ khi đón “lũ quỷ nhỏ” của mình năm xưa thì vẫn vậy. Những năm gần đây, trên nhóm chung của cô trò tôi, câu “các con là động lực vui sống của U mỗi ngày” được nhắn với tần suất dày đặc hơn. Chúng tôi ngầm hiểu điều gì đó, nhưng đều ăn ý ko nói ra, chỉ không ngừng nhắn tin mỗi ngày, nhí nhố mỗi ngày để cô luôn thấy chúng tôi ở đó, cần xin ý kiến cô, cần nghe lời cô khuyên nhủ như ở cái tuổi dở ương.

Mùng 3 của tôi, còn là những câu chuyện bên gia đình hàng xóm, người đã “sinh ra tôi lần thứ hai”, khi giành lại tôi từ tay tử thần năm tôi còn nhỏ xíu; là người chữa bệnh cho tôi khi bố mẹ, ông bà tôi đều chưa có kinh nghiệm với con đầu cháu sớm chỉ biết vái tứ phương; là người sếp đầu tiên của tôi, người bồi dưỡng tôi dạn dày kinh nghiệm trong công việc từ những ngày còn bỡ ngỡ bước chân vào ngành. Mỗi câu chuyện đó mỗi năm là một sự bồi đắp cho nếp nhà, nếp sống mà chúng tôi muốn để lại cho các con tôi tiếp nối sau này.

z6270423663858-9f625b8d5dd31a9e7175976611378ede.jpg
"...Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" là một lời nhắc nhở về sự tôn trọng và tri ân đối với thầy cô, đây là truyền thống tốt đẹp, thể hiện lòng biết ơn và ghi nhớ công lao của những người đã chắp cánh cho ước mơ của chúng ta (Ảnh: Quốc Việt)

Đối với gia đình tôi, việc tiếp nối truyền thống gia đình được thực hiện một cách nhẹ nhàng, bình dị và hằng ngày như một thói quen tốt. Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên trong 1 đại gia đình đa thế hệ với tứ đại đồng đường duy trì nhiều năm nay.

Do đó, các thế hệ của gia đình tôi được tiếp nối nếp nhà một cách tự nhiên, không ép buộc hay câu nệ. Từ những thói quen sinh hoạt, nếp sống, ăn mặc, thưa gửi…cho tới những văn hóa truyền thống như lễ Tết, phong tục. Từ khi chúng tôi còn nhỏ đã được theo ông bà, bố mẹ chuẩn bị cho một ngày Tết thật đầm ấm, đủ đầy và ý nghĩa. Niềm vui và sự truyền thừa văn hóa đó đến từ những tháng trước Tết cùng mẹ làm mứt Tết, cùng ông bà dọn sân, nhà, cùng bố và cô chú dọn vườn cây, trang trí, là những ngày cả nhà gói bánh, những đêm trông nồi bánh rền lửa đỏ.

Giáo dục con cái về ý nghĩa và giá trị của Tết Thầy

ThS. Vũ Thanh Ngọc chia sẻ, cho tới giờ các con của chúng tôi vẫn được trải nghiệm một phần công việc chuẩn bị cho Tết để hiểu và gìn giữ nếp sống tình nghĩa, có trước có sau của đại gia đình, các cháu sẽ thấm nhuần và hiểu được ý nghĩa, sự bình an khi có gia đình bên cạnh.

Và từ đó, phong tục chúc Tết cũng được các con kế thừa 1 cách vui vẻ, thấu hiểu giá trị của việc kết nối gia đình nhỏ với đại gia đình và họ hàng, làng xóm. Các con được cùng chúng tôi đi khắp nơi, tri ân những thầy cô, ân nhân, bạn bè của bố mẹ trong những ngày mùng 3 ý nghĩa ấy.

do-vang-cam-ruc-ro-hien-dai-don-gian-hinh-anh-nam-moi-tet-nguyen-dan-moodboard-anh-ghep-4.jpg

Chúng tôi duy trì việc làm đó kể từ có khi bé đầu tiên, cho tới nay đã hơn 10 năm, các con của chúng tôi biết rõ thầy cô của bố mẹ là ai, được ông bà, cô bác yêu quí và coi như con cháu trong nhà.

Các con còn tự hào đi khoe khắp nơi vì gặp bà ở Trường vào ngày Tri ân Nhà giáo bởi “bà là cô giáo của mẹ tớ đấy”. Chúng tôi tin, đó là những kỷ niệm, những giá trị mà không phải đứa trẻ nào ở thời đại này cũng có. Chúng tôi cũng không e ngại khi chia sẻ những vấp ngã tuổi trẻ, những hoạn nạn đầu đời của chúng tôi mà gắn bó với những ân nhân, những bài học lớn để tới giờ chúng tôi cần các con biết và hiểu được vì sao, bố mẹ và các con lại có nhiều mối quan hệ như vậy.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trao cho các con cơ hội để trở thành “người bạn lớn”, “người đồng hành” của một ai đó với cách cho các con trải nghiệm, học cách sẻ chia, học cách bảo vệ những người xung quanh. Để các con hiểu hơn về sự tương tác cân bằng trong cuộc sống, để các con biết tri ân và được trao yêu thương.

Và rất đáng thú vị ở chỗ, chúng tôi dần nhận ra, một việc làm tưởng chừng rất nhỏ đó lại mang lại cho những cậu bé của chúng tôi một vốn sống phong phú, kinh nghiệm đa dạng, sự dạn dĩ trong cuộc sống, sự hiểu biết khi chia sẻ với bạn bè… Các con hiểu thế nào là gia đình, hiểu tầm quan trọng của thứ tự ưu tiên trong cuộc sống, sự linh hoạt cũng như cách để gìn giữ những điều đáng quý, trân trọng những người đáng kính xung quanh mình.

Với chúng tôi, đó là những bước chân nền tảng đầu tiên trong hành trình dạy con, để cùng bên con trưởng thành, cùng bên con gìn giữ nếp nhà và xa hơn nữa là bản sắc văn hóa dân tộc.

Trăn trở về Tết thầy của một GenZ

Nguyễn Ngọc Thuỳ Linh một cô giáo GenZ ở Hà Nội chia sẻ, ngày còn nhỏ mẹ đã dạy tôi đầu tiên của năm mới sẽ về thắp hương và ăn cỗ bên nội, hướng về tổ tiên dòng tộc. Còn riêng ngày mùng 3 phải đi Văn Miếu, thăm hỏi hoặc chí ít phải gọi điện chúc Tết thầy cô.

z6270433759750-5afea8a68c1f2a824e62145640a96bac.jpg

Theo quan niệm dân gian, thầy chính là người cha thứ hai, cũng là lễ nghi quan trọng ảnh hưởng tới tầm nhìn và tâm tính của bản thân. Cha cho con hình hài thì thầy mài giũa nhân tâm, vậy nên khi chưa có 20.11 thì ngày Tết Thầy vô cùng quan trọng với người Việt.

Tuy nhiên, nét đẹp này đang mờ phai, dần dần nằm ngoài vòng ưu tiên quan tâm của các gia đình mỗi dịp Tết.

Nhiều bạn trẻ không còn biết đến câu cửa miệng dân gian "mùng 3 Tết thầy", cũng có nhiều phụ huynh nghĩ rằng chỉ cần chuẩn bị quà cáp giá trị, “thư tay thật dày” cho thầy cô của con trước thềm năm mới mà quên "bỏ" vào đó sự tri ân và kính trọng.

Với cá nhân tôi, có lẽ khắc phục những tư duy sai lệch kì lạ ấy là rất khó, nhưng mình vẫn muốn ít nhiều lưu truyền vẻ đẹp văn hoá ấy bằng cách đi thắp hương thầy chủ nhiệm cấp ba, đưa các bạn học sinh lớp mình chủ nhiệm đi chùa, Văn Miếu vào ngày mùng Ba Tết như một thói quen quan trọng. Đó là mong muốn của một giáo viên trẻ, cũng là cách duy trì bền bỉ lòng biết ơn qua các thế hệ học sinh mà mình có thể chuyển tải một phần nào đó văn hoá ứng xử sâu sắc của người Việt cổ.

Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.