Phát triển làng nghề gắn với môi trường: Giấc mơ vẫn còn xa?

Bài 2: Thách thức “xanh - sạch” hóa làng nghề

Không thể phủ nhận, các làng nghề đã và đang góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, một số làng nghề đã bộc lộ những tồn tại, đặc biệt là hệ lụy về ô nhiễm môi trường.

Sống chung với ô nhiễm

Hà Nội có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, khoảng 56% tổng số làng ở khu vực nông thôn; trong đó có 318 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống - chiếm tỷ lệ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước.

Nhắc đến Hà Nội thì làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng chắc hẳn sẽ là những điểm du lịch làng nghề thu hút đông đảo khách tham quan, mua sắm hiện nay. Tổng doanh thu hàng năm từ các làng nghề trên địa bàn Hà Nội ước đạt trên 20.000 tỷ đồng. Kinh tế làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm. Trong đó, có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10-20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20-50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương. Sự phát triển của các làng nghề cũng giúp cải thiện thu nhập cho người lao động, hiện đạt bình quân 5-6 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập này nhìn chung còn thấp và không đồng đều nhưng vẫn cao hơn so với lao động thuần nông. Song, bên cạnh đó, làng nghề tại Hà Nội đang còn tồn tại rất nhiều vấn đề, trong đó môi trường là vấn đề nổi cộm nhất. Có lẽ, cũng vì thế mà “Sống chung với ô nhiễm” hay “Ra đường là ô nhiễm”… là những cụm từ quen thuộc khi đến những làng nghề hiện nay.

Bài 2: Thách thức “xanh - sạch” hóa làng nghề -0
Cùng với sự phát triển của làng nghề là ô nhiễm môi trường gia tăng. Nguồn: ITN

Theo đánh giá từ giới chuyên gia, nguyên nhân là do đặc thù sản xuất, khu vực làng nghề chỉ quan tâm, chú trọng đầu tư vào phát triển sản xuất, nhiều nơi chưa quan tâm thỏa đáng tới vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Nguồn vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh hạn chế, thiết bị công nghệ chế biến thô sơ, số cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng dây chuyền công nghệ hiện đại còn ít. Mặt khác, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát triển tự phát và không có công nghệ xử lý chất thải.

Theo Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Mỹ thuật Sản phẩm làng nghề Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Tòng, tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề ở Hà Nội nhiều năm qua đã trở thành một trong những vấn đề nổi cộm. Trong đó, không khí tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm thường bị ô nhiễm do đốt nhiên liệu, do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải rắn như CO2, NH3, CH4. Không khí tại các làng nghề mây tre đan, làm nón, tăm hương… bị ô nhiễm do khâu sấy chống mốc dùng diêm sinh gây phát sinh một lượng lớn khí SO2. Không khí tại các làng nghề dệt nhuộm bị ô nhiễm do bụi bông, bụi than, hơi hóa chất… Không những gây ảnh hưởng đến môi trường, còn khiến cho tỷ lệ mắc bệnh tại các làng nghề có xu hướng tăng cao, đặc biệt là các nhóm người trong độ tuổi lao động.

Thống kê của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, hiện 70% số thiết bị được sử dụng tại các làng nghề là máy móc, trang thiết bị đơn giản. Số máy móc hiện đại chỉ tập trung tại một số làng với những ngành nghề như dệt, may, gốm sứ. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải tại các khu vực làng nghề nhìn chung vẫn chưa được quan tâm đầu tư xây dựng. Do vậy, ô nhiễm môi trường đang trở thành tình trạng chung, là vấn đề nổi cộm của hầu hết các làng nghề ngoại thành Hà Nội và ngày càng có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống cũng như phát triển sản xuất.

Áp lực lớn

Nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề, từ nhiều năm nay, TP. Hà Nội đã đầu tư nhiều dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Hiện, thành phố cũng đang tiến hành kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực xử lý nước thải và rác thải từ làng nghề. Đặc biệt, tại Quyết định số 2546/QĐ-UBND ban hành Danh mục, lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND TP. Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 100% làng nghề được công nhận của Hà Nội đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.

Bài 2: Thách thức “xanh - sạch” hóa làng nghề -0
Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề tại Hà Nội vẫn là vấn đề nhức nhối. Nguồn: ITN

Kế hoạch đặt mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu (đến hết năm 2025) gồm: 100% làng nghề đã được công nhận trên địa bàn thành phố được đánh giá, phân loại theo quy định hiện hành; phấn đấu 100% làng nghề được công nhận của Hà Nội đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường. Định hướng đến năm 2030, bảo đảm 100% làng nghề của Hà Nội được công nhận đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường, khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội. Điều này thể hiện quyết tâm của Hà Nội trong việc phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, để thực hiện được mục tiêu đề ra sẽ là một thách thức, không chỉ đến ở kinh phí mà còn là cả ý thức của người dân cũng như cơ sở sản xuất.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, để xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, thành phố cần 1.350 tỷ đồng. Cụ thể, giai đoạn đến năm 2020, cần 750 tỷ đồng để triển khai xây dựng hệ thống tại 50 làng nghề trọng điểm thuộc các huyện: Hoài Đức, Chương Mỹ... Giai đoạn 2021 - 2030, cần 600 tỷ đồng triển khai xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 30 làng nghề khác. Một số trạm xử lý nước thải đã và đang được đầu tư xây dựng, bước đầu cải thiện tình trạng ô nhiễm. Có thể kể đến: Trạm xử lý nước thải cho làng nghề chế biến tinh bột sắn xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai với công suất 200 - 300 m3/ngày đêm; Cụm làng nghề tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức với công suất 20.000 m3/ngày, đêm; Cụm công nghiệp làng nghề Duyên Thái, huyện Thường Tín với công suất 500 m3/ngày, đêm; làng nghề cơ kim khí Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, với công suất 1.000 m3/ngày, đêm; hai nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt và làng nghề tại các xã: Sơn Đồng, Vân Canh, thuộc huyện Hoài Đức, công suất 4.000 và 8.000 m3/ngày, đêm…

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng cho rằng, hiện nay dù các làng nghề đã và đang tạo việc làm cho hàng triệu lao động và tổng doanh thu của các làng nghề lên tới 22-25 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển làng nghề hiện nay là ô nhiễm môi trường. “Số lượng làng nghề của Hà Nội khá lớn, với nhiều nhóm nghề khác nhau. Hơn nữa, còn tình trạng sản xuất tại hộ gia đình, khu dân cư, nên không thể đầu tư để đổi mới công nghệ và đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Trong khi đó, số lượng điểm, cụm, khu công nghiệp tại các địa phương chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất của các làng nghề”, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thông tin.

Môi trường

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn
Môi trường

Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn

Dự án Cống hóa và xây dựng tuyến đường từ nút rẽ ra phố Núi Trúc đến phố Sơn Tây, quận Ba Đình đoạn qua phố Giang Văn Minh, Phố Đội Cấn, thuộc phường Kim Mã và phường Đội Cấn (quận Ba Đình, Hà Nội) được khởi công từ hàng chục năm trước nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Khu vực dự án bị biến thành điểm tập kết vật liệu xây dựng, rác thải, phế liệu..., hệ thống thoát nước không bảo đảm nên cứ mưa lớn là ngập khiến người dân tại đây nhiều năm phải sống chung với ô nhiễm.

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới
Xã hội

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới

Sáng 27.3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích
Kinh tế

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích

Kết hợp động cơ xăng và động cơ điện, xe ô tô hybrid không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu mà còn giảm phát thải khí CO2. Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid là cần thiết để hướng người tiêu dùng lựa chọn dòng xe này, từ đó giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân và góp phần hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam.

Hà Nội: Thúc đẩy, ứng dụng khoa học công nghệ để giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường
Môi trường

Hà Nội: Thúc đẩy, ứng dụng khoa học công nghệ để giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường

Tại hội thảo khoa học "Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội" do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức mới đây, TS Hoàng Dương Tùng - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nhấn mạnh giải pháp về chuyển đổi số để chuyển đổi xanh trong giai đoạn 2025 – 2030; tiếp cận đa ngành; quản lý chất thải sinh hoạt; liên kết vùng...

Ngày 20.3, khả năng kết thúc đợt không khí lạnh
Môi trường

Ngày 20.3, khả năng kết thúc đợt không khí lạnh

Thông tin về diễn biến không khí lạnh, sáng 18.3, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, đợt không khí lạnh này khả năng kết thúc vào ngày 20.3. Tuy nhiên, những ngày cuối tháng 3, khả năng sẽ xuất hiện thêm đợt không khí lạnh.

Quốc hội Trung Quốc khai mạc, đặt trọng tâm vào phát triển xanh, đổi mới sáng tạo
Thế giới 24h

Quốc hội Trung Quốc khai mạc, đặt trọng tâm vào phát triển xanh, đổi mới sáng tạo

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Khóa 14, cơ quan lập pháp quốc gia của Trung Quốc, đã khai mạc kỳ họp thứ ba vào sáng 5.4 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Đưa ra các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, phát triển xanh, bao gồm cải tạo và đổi mới tòa nhà xanh trong ngành công nghiệp quang điện (PV), sẽ là một trong những trọng tâm của kỳ “lưỡng hội” lần này.

 “Thứ 4 Ngày Xanh” - Từng hành động nhỏ, dựng tương lai xanh
Xã hội

“Thứ 4 Ngày Xanh” - Từng hành động nhỏ, dựng tương lai xanh

Các chuyên gia nhận định, với cách làm sáng tạo, quy mô rộng khắp và đi sâu vào từng lĩnh vực thiết yếu trong đời sống, chiến dịch “Thứ 4 Ngày Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup phát động sẽ thúc đẩy từng cá nhân, gia đình và cộng đồng tích cực đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường, giúp Việt Nam tiến nhanh hơn tới mục tiêu Net Zero.