MB Bank: Nợ xấu tiếp tục “leo thang”

Về chất lượng cho vay, số dư nợ xấu của MB tăng 49% so với đầu năm lên 7.480 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ tăng vọt so với 6 tháng trước đó.

Dữ liệu tài chính hợp nhất quý 2.2023 thể hiện, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB; Mã chứng khoán:MBB) có thu nhập lãi thuần đạt 9.481 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ.

Mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư tăng trưởng mạnh 226% và 122%, lần lượt đem về cho ngân hàng 112 tỷ đồng và 109 tỷ đồng. Nhà băng này cũng ghi nhận lãi thuần từ hoạt động khác 629 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

MB Bank: Nợ xấu tiếp tục “leo thang” -0

Trong kỳ, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của MB giảm 15%, đạt 861 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng cũng giảm 31%, đạt 325 tỷ đồng. Thu nhập góp từ góp vốn mua cổ phần giảm mạnh 72% xuống còn hơn 33 tỷ đồng.

Trừ đi các chi phí hoạt động, MB ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý tăng nhẹ 4% đạt 6.223 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, MB báo lợi nhuận trước thuế đạt 12.735 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.

Giữa năm 2023, tổng tài sản của MB đạt 806.238 tỷ đồng, tăng gần 11% so với đầu năm trong đó cho vay khách hàng tăng 12,5% lên 518.071 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tại MB trong 6 tháng đầu năm cũng tăng hơn 7% lên 475.406 tỷ đồng. Tỷ lệ CASA của MB giảm nhẹ từ 34,9% tại thời điểm cuối quý 1.2023 xuống 34,6%.

MB Bank: Nợ xấu tiếp tục “leo thang” -0

Về chất lượng cho vay, số dư nợ xấu của MB tăng 49% so với đầu năm lên 7.480 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ tăng vọt so với 6 tháng trước đó lần lượt là 86,2% và 128%. Tỷ lệ nợ xấu của MB tính đến thời điểm 30.6.2023 lên mức 1,44% (đầu năm là 1,09%).

Nhìn lại hoạt động cho vay của MB, từ năm 2017 đến năm 2022, tổng dư nợ của MB tăng từ 184.188 tỷ đồng lên 450.574 tỷ đồng, tương đương với việc tăng gần gấp 2,4 lần trong thời gian 6 năm. Tuy nhiên, một điều dễ thấy nữa đó là từ năm 2017 đến 2022, có sự gia tăng của các nhóm nợ xấu.

Theo đà tăng của tổng dư nợ, tổng nợ xấu của MB cũng có xu hướng tăng nhưng với tốc độ khá chậm trong giai đoạn từ 2017 đến 2019, từ 2.218 tỷ đồng lên 2.887 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, tỷ lệ nợ xấu được cải thiện, giảm từ 1,2% xuống còn 1,15%. 

MB Bank: Nợ xấu tiếp tục “leo thang” -0
Nợ xấu của MB qua các năm (Đơn vị: tỷ đồng).

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2022, tổng nợ xấu của MB gia tăng mạnh từ 3.248 tỷ đồng trong năm 2020, đi ngang trong năm 2021 để rồi đột biến tăng lên ngưỡng 5.031 tỷ đồng. Tương ứng với việc nợ xấu năm 2022 tăng tới 1.764 tỷ đồng chỉ trong 1 năm, tỷ lệ tăng 54%.

Trong 3 nhóm nợ xấu, có thể thấy rằng nợ xấu Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ liên tục gia tăng "bền vững" mỗi năm, tăng từ 668 tỷ đồng trong năm 2017 lên 1.221 tỷ đồng trong năm 2022. Cần phải lưu ý rằng đây là nhóm nợ có độ rủi ro chỉ sau Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn.

Ngoài ra, nợ xấu nhóm 5 là nhóm có rủi ro mất vốn cao nhất, tuy có tăng giảm qua từng năm nhưng lại tăng đột biến từ 819 tỷ đồng lên 2.293 tỷ đồng chỉ trong năm 2022 vừa qua. Điều này đồng nghĩa, về giá trị tuyệt đối, nợ xấu nhóm 5 đã tăng tới 2,8 lần chỉ trong 1 năm. 

Và cũng chính trong năm 2022 này, toàn bộ 3 nhóm nợ xấu của MB đều đã đạt đỉnh cao nhất trong 6 năm kể từ khi CEO Lưu Trung Thái nắm giữ chức vụ Tổng Giám đốc.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, dòng tiền kinh doanh của MB đang âm hơn 23.000 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 36,8% về mức 43.716 tỷ đồng.

Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.